CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.2 Giải pháp về cấu trúc sở hữu nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân
5.2.2. Nhóm giải pháp đối với các NHTMCP niêm yết Việt Nam
5.2.2.1 Tự giám sát cấu trúc sở hữu tại các NHTMCP niêm yết
Kết quả nghiên cứu định lượng đã cho thấy, cấu trúc sở hữu ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Vì thế, bản thân mỗi ngân hàng dù đã hoặc chưa niêm yết, phải có ý thức giám sát chặt chẽ tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đơng lớn, phải tn thủ các quy định về tỷ lệ sở hữu của từng thành phần cổ đông nhằm tránh những tác động không mong muốn từ cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Một số giải pháp có thể kể đến là:
+ Đa dạng hóa thành phần sở hữu nhằm hạn chế sự tập trung sở hữu: Các NHTMCP niêm yết cần minh bạch trong hoạt động, các thông tin về quản lý, nhân sự, đường lối phát triển nên được công bố kịp thời, nhanh chóng, rõ ràng, chính xác để thu hút nhà đầu tư. Bên cạnh các nhà đầu tư nhỏ lẻ, các ngân hàng nên lựa chọn thêm các nhà đầu tư có tiềm lực mạnh về kinh tế, kinh nghiệm, trình độ cơng nghệ kỹ thuật đáp ứng với nhu cầu phát triển của ngân hàng. Đối với các NHTMCP chưa niêm yết, việc nhanh chóng thực hiện niêm yết cổ phần theo chủ trương của Chính phủ là cách thu hút nhiều nhà đầu tư, tránh tình trạng tập trung sở hữu vào các cổ đông lớn. Các NHTMCP có khả năng tự chủ trong việc lựa chọn nhà đầu tư nên có ý thức tự bảo vệ mình bằng cách kiểm tra, rà sốt thật chặt danh sách cổ đơng hiện hữu cũng như cổ đông mới nhằm kịp thời phát hiện những sai phạm về sở hữu theo quy định của cơ quan quản lý. Đối với các sai phạm, nghiên cứu giải pháp tự xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền để đảm bảo tỷ lệ sở hữu của cổ đông là những con số thực.
luật hiện hành góp phần kiểm sốt được cơ cấu sở hữu của ngân hàng. Trong đó, các ngân hàng nên chú ý nâng cao năng lực quản trị, trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp… của cán bộ chủ chốt (chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban giám đốc,…) nhằm tránh hành vi cơ hội gây thiệt hại cho ngân hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ, đảm bảo các bộ phận này hoạt động thật sự tách biệt và không chịu sự chi phối từ ban lãnh đạo ngân hàng.
+ Chấm dứt việc sở hữu cổ phần tại các NHTMCP khác: Khi các NHTMCP đặc biệt là các ngân hàng niêm yết sở hữu cổ phần lẫn nhau sẽ làm cho vốn điều lệ tăng nhưng sự tăng này là không đúng thực chất trong trường hợp các ngân hàng cố tình chuyển vốn qua lại cho nhau. Mối quan hệ sở hữu chéo này sẽ gây khó khăn cho việc quản lý điều hành của cơ quan nhà nước khi thực thi các chính sách về quy mơ vốn điều lệ của NHTM.
5.2.2.2 Gia tăng tổng tài sản ngân hàng
Tổng tài sản có tác động cùng chiều đến các chỉ tiêu ROAA, ROAE tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Vì thế gia tăng tổng tài sản là một trong những cách thức cải thiện tỷ suất sinh lợi cho nhóm các ngân hàng này. Tăng vốn chủ sở hữu là một trong những cách tăng tổng tài sản (việc tăng vốn chủ sở hữu được thực hiện theo các giải pháp được đề cập ở phần kế tiếp). Một giải pháp khác có thể giúp ngân hàng gia tăng tổng tài sản là gia tăng nguồn vốn thông qua huy động vốn. Ngồi vốn tự có, vốn huy động là nguồn quan trọng thứ 2 đảm bảo cho sự hoạt động của ngân hàng vì thế các ngân hàng hiện nay luôn đề cao nguồn vốn này và cạnh tranh nhau để có những sản phẩm huy động mới nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, hoạt động cấp tín dụng cũng góp phần làm tăng tổng tài sản ngân hàng. Tuy nhiên mở rộng hoạt động tín dụng cần chú ý đến chất lượng tín dụng. Nếu chất lượng tín dụng quá kém, có thể khiến ngân hàng gia tăng chi phí cho các khoản dự phịng nợ xấu, làm sụt giảm lợi nhuận ngân hàng. Khi đó, hoạt động cấp tín dụng lại làm sụt giảm tỷ suất sinh lợi. Vì thế, việc gia tăng hoạt động tín dụng cần chú ý kiểm sốt tốt dư nợ đảm bảo tăng trưởng dư nợ thực chất. Mặc
dù tỷ trọng nguồn thu của ngân hàng phần lớn vẫn xuất phát từ thu lãi cho vay nhưng khơng phải vì thế mà phải ra sức giải ngân để đạt mục tiêu lợi nhuận hay để làm đẹp báo cáo tài chính. Điều cần làm là phải gạn lọc lại danh mục khách hàng, có kế hoạch tiếp tục tăng trưởng dư nợ cho nhóm khách hàng tốt và giảm dần dư nợ của nhóm khách hàng khơng đáp ứng tiêu chuẩn vay vốn. Đến nay, các NHTM đã xây dựng và vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng với nhiều tiêu chí gồm tài chính lẫn phi tài chính, chỉ cần bám sát các tiêu chí này ngân hàng có thể giảm thiểu được nhiều rủi ro khi cấp tín dụng cho khách hàng, từ đó sẽ giảm được nợ xấu, giảm chi phí dự phịng và gia tăng lợi nhuận.
5.2.2.3 Gia tăng tỷ lệ tăng trưởng vốn chủ sở hữu
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy khi tỷ lệ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu tăng, tỷ suất sinh lợi ROAA và ROAE sẽ tăng. Mặt khác, vốn chủ sở hữu là nguồn vốn mà ngân hàng khơng phải trả phí khi sử dụng. Vì thế, mỗi ngân hàng niêm yết cần có lộ trình cụ thể cho việc tăng vốn chủ sở hữu sao cho đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng. Điều đó khơng những cải thiện được các chỉ tiêu ROAA, ROAE mà còn giúp ngân hàng nâng cao hệ số an toàn vốn CAR, trực tiếp gia tăng tổng tài sản – cũng là một nhân tố có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi ROAA, ROAE theo kết quả nghiên cứu. Ngân hàng có thể tăng vốn chủ sở hữu thông qua cổ đông hiện hữu hoặc phát hành thêm cổ phiếu cho các nhà đầu tư mới trên cơ sở có chọn lọc. Ngồi ra, ngân hàng có thể giảm bớt việc chia cổ tức bằng tiền mặt và thay vào đó là hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu để gia tăng vốn. Thêm nữa, ngân hàng có thể phát hàng trái phiếu tăng vốn, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài hoặc tiết kiệm chi phí quản lý, kiểm sốt tốt chất lượng tín dụng để giảm chi phí dự phịng rủi ro nhằm gia tăng lợi nhuận từ đó tăng nguồn vốn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, cần có thêm các nghiên cứu nhằm xác định mức ngưỡng vốn chủ sở hữu mang lại hiệu quả tối ưu cho ngân hàng.
5.2.2.4 Hạn chế sử dụng địn bẩy tài chính
Tỷ lệ nợ/tổng tài sản tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi ROAA tại các NHTMCP niêm yết. Vì thế, các ngân hàng niêm yết cần cân nhắc sử dụng nợ, đặc
biệt là việc vay nợ trên thị trường liên ngân hàng với kỳ hạn ngắn. Thay vào đó, có thể sử dụng nợ bằng cách huy động tiền gởi từ dân cư, các doanh nghiệp… Lãnh đạo các ngân hàng cần tính tốn để có chiến lược điều hành lãi suất trong phạm vi quy định của NHNN và đảm bảo lãi suất huy động thực thấp hơn so với lãi suất vay nợ trên thị trường liên ngân hàng. Bên cạnh đó, mặc dù hạn chế sử dụng nợ trong hoạt động ngân hàng có thể kích thích tỷ suất sinh lợi ROAA tăng theo kết quả nghiên cứu, nhưng nếu ngân hàng không thể xoay sở nguồn vốn làm đầu vào cho hoạt động cấp tín dụng thì lợi nhuận ngân hàng có thể sụt giảm, từ đó làm suy giảm ROAA, ROAE. Như vậy, điều tiết tỷ lệ nợ/tổng tài sản giảm để hạn chế tỷ suất sinh lợi biến động giảm nhưng cần nghiên cứu một ngưỡng dưới của tỷ lệ này nhằm đảm bảo mối quan hệ ngược chiều giữa FLE với ROAA, ROAE. Ở một khía cạnh khác, để lợi nhuận ngân hàng tăng mà không phụ thuộc quá nhiều vào việc cấp tín dụng từ nguồn tiền huy động, các ngân hàng niêm yết cần bổ sung thêm các sản phẩm, dịch vụ hiện đại bên cạnh các hoạt động truyền thống là huy động và cho vay. Nguồn thu từ các dịch vụ như mua bán ngoại tệ, thanh toán, ủy thác, bảo quản tài sản có giá, tư vấn tài chính, quản lý tiền cho doanh nghiệp, ngân hàng điện tử, bán dịch vụ bảo hiểm, cung cấp các kế hoạch hưu trí… bền vững, ít chi phí và ít rủi ro hơn so với nguồn thu từ hoạt động tín dụng.
5.2.2.5 Kiểm sốt tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi theo hướng giảm dần
Theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, tỷ lệ cho vay/tổng tiền gửi đối với ngân hàng là 80% và theo quy định tại điều 21 của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ban hành ngày 20/11/2014 thay thế thông tư 13, các NHTMCP, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngồi được phép có tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng số tiền gửi tối đa là 80%, riêng tỷ lệ này đối với NHTM nhà nước (nhà nước nắm giữ trên 50% vốn cổ phần) được nâng lên đến 90%. Tuy nhiên, dù NHNN đã tạo điều kiện để các NHTMCP lớn hoạt động tốt nhưng kết quả thực nghiệm từ mơ hình nghiên cứu cho thấy tỷ suất sinh lợi ROAA, ROAE của nhóm các ngân hàng niêm yết biến động ngược chiều với tỷ lệ cho vay/tổng tiền gửi. Nguyên nhân xuất phát từ chất lượng nợ của khách hàng chưa có
nhiều dấu hiệu tích cực, chi phí dự phòng rủi ro tăng cao kéo theo lợi nhuận ngân hàng khơng khả quan. Vì thế, các ngân hàng nên chủ động giảm dần LDR về mức phù hợp hơn với năng lực của mỗi ngân hàng để đảm bảo quản lý được dư nợ chặt chẽ hơn.
5.3 Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo
Với mẫu dữ liệu thu thập từ năm 2009 đến năm 2016 tại 9 NHTMCP niêm yết Việt Nam, cỡ mẫu 72 quan sát cịn khá khiêm tốn cho các phân tích trên dữ liệu bảng. Trong tương lai, cần có nghiên cứu tương tự trên mẫu dữ liệu lớn hơn.
Hệ số xác định R2 của các mơ hình hồi quy khơng cao, khoảng 66 – 67% đối với biến phụ thuộc ROAA có thể vì những lý do chính sau: (1) Một số biến chỉ cấu trúc sở hữu mà mơ hình định lượng đã bỏ sót do nguồn thơng tin bị hạn chế. Ví dụ: Tỷ lệ sở hữu của 5, 10 cổ đông lớn nhất; tỷ lệ sở hữu của các tổ chức lớn, đặc biệt là tỷ lệ sở hữu chéo của các cổ đông lớn từ các ngân hàng khác; tỷ lệ sở hữu của ban giám đốc. (2) Việc thiếu nhất quán trong thông tin của hệ thống ngân hàng, như tỷ lệ nợ xấu, thước đo về nợ xấu…; (3) Không thể thu thập đầy đủ dữ liệu cấu trúc sở hữu của tất cả các NHTMCP Việt Nam, chỉ có thể tiếp cận được một số thơng tin từ các ngân hàng niêm yết một cách chính xác. (4) Giai đoạn nghiên cứu là giai đoạn cách mạng của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng, tỷ suất sinh lợi của ngân hàng có xu hướng giảm vì ảnh hưởng của một số nhân tố vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng thu nhập quốc dân, các quy định trích lập dự phịng…
Tuy luận văn đã phần nào kiểm định được xu hướng và mức độ tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam bên cạnh một số nhân tố kiểm soát. Tuy nhiên, thời gian tới rất cần những nghiên cứu sâu và rộng hơn với đối tượng khảo sát bao gồm cả các NHTMCP Việt Nam chưa niêm yết; mơ hình nghiên cứu cần đưa thêm các biến thuộc nhân tố cấu trúc sở hữu và các nhân tố vĩ mô như đã chỉ ra, với điều kiện thông tin minh bạch, đầy đủ và thống nhất. Mặt khác, để phát huy thế mạnh của phân tích trên dữ liệu bảng, có thể nghiên cứu về vấn đề tương tự với đối tượng là các ngân hàng trong khu vực ASEAN nhằm
so sánh hệ thống ngân hàng Việt Nam với hệ thống ngân hàng các quốc gia trong khu vực. Có thể tiếp cận vấn đề nghiên cứu bằng các mơ hình ngưỡng để xác định các ngưỡng tỷ lệ sở hữu mà cấu trúc sở hữu thay đổi xu hướng tác động đến tỷ suất sinh lợi. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các cơng cụ toán học khác (copulas, thống kê Bayes) nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và tỷ suất sinh lợi trong trường hợp mối quan hệ là phi tuyến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt
- Bùi Kim Yến và Thân Thị Thu Thủy, 2012. Giáo trình thị trường tài chính. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kinh tế.
- Báo cáo thường niên NHTMCP Á Châu từ năm 2009 đến năm 2015.
- Báo cáo thường niên NHTMCP Công thương Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2015.
- Báo cáo thường niên NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2015.
- Báo cáo thường niên NHTMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2015.
- Báo cáo thường niên NHTMCP Quân đội từ năm 2009 đến năm 2015. - Báo cáo thường niên NHTMCP Quốc dân từ năm 2009 đến năm 2015. - Báo cáo thường niên NHTMCP Sài Gòn Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2015.
- Báo cáo thường niên NHTMCP Sài Gịn Thương Tín từ năm 2009 đến năm 2015.
- Báo cáo thường niên NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2015.
- Báo cáo tài chính các năm 2009 – 2015 của các NHTM cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam: ACB, Navibank, SHB, Vietinbank, BIDV, Vietcombank, MB, Sacombank, Eximbank.
- Damodar Gujarati, 2004. Các mơ hình hồi quy dữ liệu bảng. Dịch từ tiếng
Anh. Người dịch: Kim Chi. Hiệu đính: Đinh Cơng Khải. Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright, Kinh tế lượng cơ sở. Tp. Hồ Chí Minh.
- Đào Văn Hùng, 2016. Nhà nước nên giảm tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng.
<http://baodauthau.vn/tai-chinh/nha-nuoc-nen-giam-ty-le-so-huu-tai-ngan-hang- 21053.html> [truy cập ngày 12/10/2016].
<http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2016-08-22/ [truy cập ngày 12/10/2016].
- Luật các tổ chức Tín dụng, 2010.
-Nhóm Tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô, 2012. Từ bất ổn vĩ mô đến con
đường tái cơ cấu., Báo cáo kinh tế vĩ mô.
- Ngân hàng TMCP Á Châu, < http://www.acb.com.vn/> [truy cập ngày 12/10/2016].
- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, <www.vietinbank.vn/> [truy cập ngày 12/10/2016].
- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam <www.vietcombank.com.vn>, [truy cập ngày 12/10/2016].
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, <http://bidv.com.vn/> [truy cập ngày 12/10/2016].
- Ngân hàng TMCP Quân Đội, <https://www.mbbank.com.vn/Pages> [truy cập ngày 12/10/2016].
- Ngân hàng TMCP Quốc Dân, <www.nvb-bank.vn/> [truy cập ngày 12/10/2016].
-Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, <www.shb.com.vn> [truy cập ngày 12/10/2016].
- Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín, <http://www.sacombank.com.vn> [truy cập ngày 12/10/2016].
- Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, <www.eximbank.com.vn> [truy cập ngày 12/10/2016].
-Nguyễn Mạnh Hùng, 2013. Bàn về việc nâng tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam. <http://www.sbv.gov.vn/> [truy cập ngày 12/10/2016].
- P. Rose, 2004. Quản trị ngân hàng thương mại. Dịch từ tiếng Anh, Giảng
viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. NXB Tài chính.