CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.2 Giải pháp về cấu trúc sở hữu nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân
5.2.1.2 Giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam
Cần nghiên cứu thêm cả về lý thuyết, thực nghiệm, bên cạnh việc so sánh, phân tích thực trạng trong nước và các nước trong khu vực để hoàn thiện khung pháp lý về các quy định tỷ lệ sở hữu của mỗi cổ đông, của nhóm cổ đơng có liên quan đối với ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, các quy định chế tài xử phạt nghiêm túc nếu có trường hợp vi phạm tỷ lệ sở hữu tại các NHTM. Công tác quản lý, giám sát cấu trúc sở hữu của các ngân hàng niêm yết cần được tăng cường, chặt chẽ hơn bởi vì việc kiểm tra chủ sở hữu ngân hàng nếu chỉ dựa trên việc rà soát tên cổ đơng thì rất dễ bỏ sót các trường hợp nhờ người thân, người quen đứng tên hộ. Hạn chế được sự chi phối, thao túng của nhóm các cổ đơng lớn sẽ góp phần lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng, nâng cao được hiệu quả hoạt động cũng như tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng niêm yết nói riêng và ngành ngân hàng nói chung.
Ngồi ra, kiểm sốt sở hữu tập trung có vẻ khó thực hiện được khi tỷ lệ sở hữu nhà nước ở một số ngân hàng niêm yết cịn rất cao và Chính phủ lại khơng có chủ trương giảm tỷ lệ sở hữu của thành phần này xuống. Giải pháp dung hòa cho vấn đề để vừa đảm bảo ngành kinh tế huyết mạch nằm trong tầm kiểm soát của nhà nước vừa giảm tỷ lệ sở hữu tập trung mang lại hiệu quả hoạt động cho các NHTM là bên cạnh sở hữu Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, NHNN chỉ cần duy trì phần sở hữu của mình ở một hoặc hai ngân hàng lớn trong nhóm 4 ngân hàng lớn hiện nay nhằm định hướng hoạt động của thị trường tiền tệ và thực hiện các chính sách kinh tế, quốc phịng an ninh, an sinh xã hội … Ngồi ra, NHNN cần ra chỉ thị yêu cầu và hỗ trợ các NHTM tìm đối tác thích hợp để chuyển nhượng lại cổ phần mà các NHTM đang nắm giữ tại các ngân hàng khác. NHNN cần quyết liệt thực hiện thì mới đảm bảo được tính độc lập, minh bạch cao, lấy lại niềm tin của công chúng đối với hệ thống NHTM Việt Nam.
5.2.1.2 Giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam Nam
sở hữu nhà nước tăng thêm 1% thì ROAA trung bình tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giảm 0,0054%. Ghi nhận tại Việt Nam, giá trị bình quân của tỷ lệ sở hữu thành phần nhà nước tại các NHTMCP niêm yết ở mức hơn 35%. Một số ngân hàng có tỷ lệ này ln duy trì ở mức 80 – 100% trong suốt giai đoạn 2009 – 2016. Việc nhà nước sở hữu ngân hàng với tỷ lệ sở hữu lớn như vậy đã có tác động âm đến tỷ suất sinh lợi ROAA. Mặt khác, theo số liệu báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu của BIDV, tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các NHTM thuộc các nước đang phát triển chỉ khoảng 45%, trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này giảm còn 25%. Đối với các quốc gia phát triển, thông thường nhà nước chỉ sở hữu ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, các NHTM đa phần là thuộc sở hữu tư nhân qua hình thức NHTMCP. Vì thế, giảm dần tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại các NHTM là việc làm bắt buộc nếu muốn nâng cao tỷ suất sinh lợi của ngành ngân hàng nhất là trong bối cảnh mở cửa thị trường tài chính, thực hiện tái cơ cấu, đặc biệt là tái cấu trúc sở hữu ngành ngân hàng.
Việc giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước cần thực hiện đồng thời với việc khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vào ngành ngân hàng. Mặc dù ngành ngân hàng được xác định là một trong những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, theo chủ trương của Chính phủ thơng qua Nghị quyết ngày 07/3/2014, các NHTMCP nhà nước đã cổ phần hóa phải duy trì tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà nước ở mức không thấp hơn 65% vốn điều lệ (trừ NHTMCP Công thương Việt Nam) nhưng nhìn chung, đối với đa phần các NHTMCP, Chính phủ có thể giảm tỷ lệ này về mức 51% mà vẫn đảm bảo được mục tiêu kiểm sốt của Chính phủ đối với ngành ngân hàng với mục đích hỗ trợ tốt cho các chương trình phát triển đất nước. Việc giảm dần tỷ lệ này nên được thực hiện theo lộ trình cụ thể đối với từng NHTM.
NHNN và Chính phủ cần tạo điều kiện cho các ngân hàng tự tái cơ cấu thông qua việc sáp nhập và mua lại. Việc sáp nhập và mua lại giữa các NHTMCP nhà nước và các NHTMCP tư nhân vừa có tác dụng tăng quy mô, tăng năng lực tài chính cho ngân hàng, đặc biệt có tác dụng kéo giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước qua đó
cải thiện tỷ suất sinh lợi. Song song đó, Chính phủ cần chỉ đạo các tập đồn, cơng ty nhà nước đang góp vốn tại các NHTMCP phải nhanh chóng thối vốn và chấm dứt sở hữu theo quy định thoái vốn.