CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN
3.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả cho thấy các biến SHARE, LOAN, SEFCROE có tác động cùng chiều lên biến EFCROE (p-value lớn hơn 0.05 và hệ số beta dương) cho thấy nếu một trong ba yếu tố này tăng lên và các yếu tố khác không đổi sẽ làm cho EFCROE tăng lên và ngược lại sẽ làm cho EFCROE giảm xuống.
Các biến DEPOSIT, SIZE và CAP có tác động ngược chiều lên biến EFCROR (p-value nhỏ hơn 0.05 và hệ số beta âm) chỉ ra rằng nếu DEPOSIT hoặc SIZE hoặc CAP tăng lên và các yếu tố khác không đổi sẽ kéo EFCROE giảm xuống vả ngược lại sẽ làm cho EFCROE tăng lên.
Sau đây tác giả xin diễn giải cụ thể tác động của các biến đến EFCROE từ kết quả của FEM:
⎯ Với biến CAP, biến mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với giá trị là -0.363 có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ CAP tăng 1% thì EFCROE giảm 0.363%. Nói cách khác, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng khi ngân hàng sử dụng nhiều nợ vay hơn là vốn chủ sở hữu của chính mình. Điều này đã phản ánh đúng tình kinh doanh của các NTHM Việt Nam hiện nay và cũng đạt được kỳ vọng từ tác giả. Kết quả này giống với các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Berger và Patti (2002); Saona (2010); Pastory và các cộng sự (2013); Taani (2014).
⎯ Với biến SIZE, biến mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với giá trị là -0.0199 có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ SIZE tăng 1% thì
EFCROE giảm 0.0199%. Có thể nói trước sức ép gia tăng vốn pháp định từ Chính phủ làm gia tăng tổng tài sản của ngân hàng nhưng mặt khác không làm tăng được lợi nhuận mà ngược lại làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, điều này trái với kỳ vọng của tác giả. Kết quả này giống với các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Fadzlan Sufian F. & Royfaizal Razali Chong (2008), Pasiouras & Kosmidous (2007), Staikouras, Mamatzakis & Koutsomanoli Filippaki (2008).
⎯ Với biến SHARE, biến mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với giá trị là 0.891 có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ SHARE tăng 1% thì EFCROE tăng 0.891%. Có nghĩa là ngân hàng nào nắm giữ được phần lớn thị
phần tiền gửi thì sẽ có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao, với các yếu tố khác không đổi. Kết quả này đạt được kỳ vọng từ tác giả và giống với các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Samy Ben Naceur và Mohamed Goaied (2001), Linda Allen & Anoop Rai (1996) và Ken Holden & Magdi El-Banany (2004).
⎯ Với biến LOAN, biến mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% với giá trị là 0.093 có nghĩa là khi các yếu tố khác khơng đổi, tỷ lệ LOAN tăng 1% thì EFCROE tăng 0.093%. Có nghĩa là ngân hàng nào nắm giữ được phần lớn dư nợ
cho vay trong tồn hệ thống thì sẽ có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao, với các yếu tố khác không đổi. Kết quả này đạt được kỳ vọng từ tác giả và giống với các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Gul và Irshad và Zaman (2011), Fadzlan Sufian (2011) và Sasrosuwito danSuzuki (2011), Saona (2010).
⎯ Với biến DEPOSIT, biến mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với giá trị là -0.257 có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ DEPOSIT tăng 1% thì EFCROE giảm 0.257%. Điều này một lần nữa cho thấy, nguồn vốn đang bị ứ
đọng trong hệ thống các ngân hàng cần được khơi thông để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Kết quả này trái ngược với kỳ vọng mà tác giả đề ra và giống với các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Saona (2010)
⎯ Với biến rủi ro SEFCROE, biến mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với giá trị là 0.456 có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ SHARE
tăng 1% thì EFCROE tăng 0.456%. Điều nay cho thấy việc gia tăng quá mức lợi
nhuận mà khơng có sự kiểm sốt có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng.
Về kết quả chạy GMM, ta thấy biến CAP mang dấu âm và có giá trị là -0.444
và có ý nghĩa thống kê tại 1%. Điều này một lần nữa khẳng định mối quan hệ ngược
chiều giữa CAP và EFCROE như kết quả của FEM. Một điểm đáng lưu ý là kết quả của GMM đã có sự khác biệt với FEM. Cụ thể, biến SHARE ở GMM có ý nghĩa thống kê là 5%, mang dấu dương và có giá trị là 0.96; biến LOAN ở GMM có ý
nghĩa thống kê là 1%, mang dấu dương và có giá trị là 0.224.
Kết luận chương 3:
Trong chương 3, tác giả đã trình bày những kiến thức về cấu trúc vốn cũng như lợi nhuận của ngân hàng nhằm cung cấp kiến thức nền tảng giúp cho người đọc nắm được các phân tích ở phía sau. Ngồi ra, tác giả dùng biểu đồ phân tán để thể hiện mối tương quan giữa cấu trúc vốn và lợi nhuận của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 để tạo ra cái nhìn tổng thể cho vấn đề đang nghiên cứu. Và cũng ở chương này, tác giả đã sử dụng mơ hình thực nghiệm cùng với các số liệu mà mình thu thập được để tiến hành phân tích nhằm cung cấp những dẫn chứng cụ thể cho tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. Kết quả, tác giả đã tìm ra được tác động ngược chiều của cấu trúc vốn đến lợi nhuận của các NTHM Việt Nam.
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN XUẤT PHÁT TỪ VẤN ĐỀ CẤU TRÚC CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu và những nguyên nhân mà tác giả phân tích ở trên, tác giả xin được đề xuất một số giải pháp như sau:
4.1 Có chiến lược, phương pháp quản trị ngân hàng một các hiệu quả nhằm tăng hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn quan trọng để đầu tư cho việc mua sắm máy móc thiết bị, mở rộng mạng lưới, hiện đại hóa cơng nghệ, gia tăng năng lực cạnh tranh,… Việc gia tăng nguồn vốn nhanh trong khi năng lực quản trị chưa đáp ứng kịp sẽ dẫn đến tài sản chưa được sử dụng hết cơng suất của nó, hay có thể bị thất thốt làm giảm lợi nhuận.
Các NHTM Việt Nam cần giao lưu, học tập, áp dụng có chọn lọc những kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngồi trong cơng tác quản lý và điều hành ngân hàng. Các NHTM cần xây dựng được các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn, kiểm tra kiểm tốn nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng, xây dựng và hồn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chỉ số an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng
Các NHTM Việt Nam cần cải cách bộ máy quản lý điều hành theo tư duy kinh doanh mới nhằm mục tiêu giảm thiểu chi phí hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Các NHTM Việt Nam cần áp dụng phân cấp quản lý theo mơ hình khối có thể nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng đồng thời có thể đáp ứng được các yêu cầu phát triển ngân hàng trong tương lai. Đây cũng là mơ hình tổ chức đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng lớn hàng đầu thế giới. Bằng việc phát triển mơ hình khối, hoạt động ngân hàng sẽ được tổ chức thành các khối cơ bản như khối ngân hàng bán lẻ; khối ngân hàng phục vụ doanh nghiệp, khối các định chế tài
chính và khối quản lý vốn. Hỗ trợ cho các khối hoạt động ngân hàng là các phịng ban có nhiệm vụ đảm bảo cho các hoạt động ngân hàng được vận hành thông suốt.
Hơn thế nữa, việc cho phép các NHTM nước ngồi góp vốn vào các NHTM trong nước được xem là cách tốt nhất để tiết kiệm được chi phí trong việc học tập kinh nghiệm nhưng vẫn đạt được mục tiêu hiệu quả trong công tác quản trị ngân hàng.
4.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để làm được điều đó, chất lượng nguồn nhân lực cũng chiếm vai trị quan trọng. Vì vậy, các NHTM cần phải:
- Rà soát và đánh giá lại thực lực nguồn nhân lực một cách đúng đắn chi tiết từ cán bộ quản lý đến nhân viên nghiệp vụ, cơ cấu tuổi và trình độ trên cơ sở đó phân loại cán bộ để có cách thức đào tạo phù hợp, có vậy mới có thể giải quyết được "bài toán" đang đặt ra đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, đó là nguồn nhân lực "thiếu" những vẫn "thừa", đặc biệt là ở các ngân hàng thương mại nhà nước. Cụ thể, đòi hỏi các NHTM phải sắp xếp, tinh giảm lao động dôi dư, bổ sung lao động chuyên môn nghiệp vụ mới, lao động kỹ thuật, các chuyên viên giỏi; chuyển đổi cơ cấu lao động nghiệp vụ theo hướng giảm lao động gián tiếp, trẻ hóa đội ngũ nhân viên.
- Coi đào tạo là một bộ phận trong chiến lược phát triển ngân hàng, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ngay từ khi mới được tuyển dụng, chú trọng đào tạo cả chuyên môn lẫn đạo đức để xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất tốt, tinh thông nghề nghiệp. Việc đào tạo nguồn nhân lực của ngân hàng phải kết hợp nhiều hình thức đặc biệt là đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao nguồn lực hiện có để đáp ứng yêu cầu mới.
- Trước mắt để chủ động nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động của mình các ngân hàng cũng nên xây dựng cho mình một trung tâm đào tạo riêng và có kế
hoạch hợp tác đào tạo, trao đổi, nghiên cứu với các ngân hàng, tổ chức tài chính có uy tín trên thế giới để tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ được tiếp cận với những công nghệ hàng mới, học hỏi những kinh nghiệm quản trị, điều hành của các tổ chức này. Về dài hạn có thể tiến tới thành lập trường đại học, trước hết là đáp ứng nhân lực trình độ cao cho ngân hàng mình, sau đó là đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh thực hiện theo mơ hình tập đồn kinh doanh đa năng.
- Chương trình đào tạo ở các NHTM phải nhằm trau dồi, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại. Hơn nữa, cần tiêu chuẩn hố đội ngũ cán bộ làm cơng tác hội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ chuyên trách làm công tác luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới. Thường xuyên tổ chức thi sát hạch chuyên môn nhằm nâng bậc, nâng lương cho đội ngũ cán bộ có như vậy mới bắt buộc người lao động không ngừng học hỏi nâng cao năng lực chun mơn của mình. Đồng thời cũng phải xây dựng một chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút, khuyến khích người lao động theo hướng tạo ra động lực thúc đẩy.
4.3 Tăng cường huy động vốn trong các tầng lớp dân cư
Cấu trúc vốn của ngân hàng hay nói một cách khác đó là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn có tác động ngược chiều với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu hay lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng nên sử dụng nguồn tiền từ khoản mục nợ phải trả để kinh doanh hơn là nguồn vốn chủ sở hữu của chính mình. Khoản mục nợ phải trả bao gồm: huy động tiền gửi từ các tầng lớp dân cư, vay từ ngân hàng khác, phát hành giấy tờ có giá. Trong đó, khoản vay từ ngân hàng khác thường ngắn và có lãi suất cao nên không phù hợp, bên cạnh đó, việc phát hành giấy tờ có giá vẫn cịn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các ngân hàng cần phải đẩy mạnh việc huy động vốn từ các tầng lớp dân cư. Sau đây là một số giải pháp nhằm tăng trưởng huy động:
⎯ Các ngân hàng phải chủ động trong việc tiếp cận khách hàng bằng cách xây dựng một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
⎯ Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng nhằm kịp thời tư vấn cho khách hàng các sản phẩm của ngân hàng, đồng thời, kịp thời tham mưu cho cấp lãnh đạo nắm được nhu cầu của khách hàng nhằm xây dựng sản phẩm thiết thực, phù hợp với từng nhóm khách hàng
⎯ Đa dạng các sản phẩm huy động nhằm đáp ứng triệt để nhu cầu gửi tiền của các tầng lớp dân cư. Các ngân hàng có thể đưa ra các sản phẩm khác nhau tùy theo từng nhóm khách hàng: theo nhóm tuổi, thu nhập,… ; theo loại tiền gửi. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần tạo ra các sản phẩm đặc trưng khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
⎯ Áp dụng mức lãi suất linh hoạt hợp lý tùy theo sự biến đổi của thị trường tài chính nhằm thu hút khách hàng đầu tư vào kênh tiền gửi tiết kiệm
⎯ Áp dụng biểu phí cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng
⎯ Khơng ngừng nâng cao uy tín, chất lượng của ngân hàng nhằm tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền
⎯ Tăng cường thực hiện các chương trình khuyến mãi, các chính sách ưu đãi cho khách hàng gửi tiền
⎯ Rút ngắn thủ tục giao dịch khi khách hàng đến gửi tiền và tất toán khoản tiền gửi
⎯ Tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị, khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng
⎯ Phát triển mạng lưới hoạt động của ngân hàng sao cho phù hợp với điều kiện sẵn có của từng ngân hàng, tạo điều kiện cho khách hàng thuận lợi trong giao địch. Ngân hàng cần tiến hành nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng về nhu cầu của khách hàng và sự hiện diện của các ngân hàng khác trước khi quyết định mở rộng mạng lưới của mình.
⎯ Mở rộng kênh phân phối điện tử thông qua việc tăng cường lắp đặt các máy ATM, POS; liên kết thẻ với các ngân hàng khác như: Visa Card, Mastercard, …
nhằm tạo nên sự thuận lợi cho khách hàng trong việc gửi và rút tiền nhằm thu hút thêm khách hàng cho ngân hàng.
⎯ Ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại bằng cách triển khai các dịch vụ như: internet banking, SMS banking, … nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc tra cứu thông tin tài khoản, thực hiện giao dịch àm không cần đến ngân hàng, …
⎯ Nâng cao kỹ năng bán hàng, thường xuyên đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên nhằm truyền đạt hết các sản phẩm của ngân hàng tới khách hàng trong đó có nghiệp vụ huy động vốn
⎯ Xây dựng chế độ khen thưởng cho nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao
4.4 Đẩy mạnh khơi thơng dịng vốn
Như đã phân tích, việc huy động vốn q nhiều mà khơng sử dụng hết gây ra tình trạng ứ đọng vốn, ngân hàng phải trả khoản lãi tiền gửi lớn cho khách hàng của mình dẫn tới giảm lợi nhuận. Vì vậy, các ngân hàng cần xây dựng chiếm lược đẩy mạnh lưu thơng dịng vốn của mình bằng việc đa dạng hóa sảm pẩm cho vay và thiết kế các sản phẩm phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng và đáp ứng hơn nhu cầu của khách hàng từ đó sẽ thu hút được các khách hàng có tài chính tốt.
4.5 Đẩy mạnh chiếm lĩnh thị phần tiền gửi
Tại Việt Nam, thị phần tiền gửi dường như đã được định sẵn. Với sự chiếm lĩnh đa số của các ngân hàng lớn như VCB, CTG, BIDV, các ngân hàng nhỏ cần tạo cho mình lợi thế về lãi suất, chất lượng phục vụ, … để cạnh tranh với các ngân hàng lớn về thị phần nếu muốn gia tăng lợi nhuận.
Hạn chế của đề tài:
⎯ Vì vấn đề minh bạch thơng tin của một số ngân hàng nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ thực hiện với 24 NHTM được niêm yết trên sàn chứng khoán