Một trong những hiện tượng thường thấy ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam đó là năng suất lao động thấp, thu nhập, tích lũy thấp, đầu tư mới thấp, sản xuất kém phát triển, do đó để phát triển nhanh và bền vững phải phá vỡ vịng luẩn quẩn đó. Nhằm thực hiện được điều này một mặt cần giải phóng sức sản xuất, khai thác tốt tiềm lực nội sinh của nền kinh tế, mặt khác tận dụng có hiệu quả những nguồn lực từ bên ngoài để phát triển lực lượng sản xuất. Kết hợp năng lực nội sinh với ngoại sinh nhằm tạo ra động lực cộng hưởng cho phát triển. Thực tế chứng minh rằng hai nguồn lực trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề, là điều kiện của nhau trong quá trình phát triển. Nghĩa là nếu khai thác nội lực có hiệu quả thì sẽ tạo điều kiện thu hút và sử dụng nguồn lực từ bên ngoài tốt hơn, ngược lại thu hút và sử dụng nguồn lực bên ngoài có hiệu quả sẽ tạo điều kiện phát huy và khai thác tốt tiềm năng nội lực của nền kinh tế.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa như ngày nay, bất kỳ một quốc gia nào muốn đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước đều xây dựng nền kinh tế theo hướng mở, Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Thật vậy bài tốn khó khăn hiện nay cho tất cả các địa phương là thiếu vốn đầu tư cho công cuộc xây dựng và đổi mới kinh tế. Khu công nghiệp đã và đang được Việt Nam cũng như tỉnh Bình Dương xem như là một hướng quan trọng trong thu hút đầu tư. Các ưu thế của KCN là đảm bảo hạ tầng cơ sở cho hoạt động đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong đó.
Sau khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng, phần lớn tập trung vào lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, văn phòng làm việc ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, đầu tư vào công nghiệp, nhất là công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu gặp hai khó khăn chính, đó là: (1) cơ sở hạ tầng yếu kém; (2) thủ tục xin giấy phép đầu tư và triển khai dự án đầu tư phức tạp, mất nhiều thời gian. Trước yêu cầu phát triển kinh tế, qua kinh nghiệm của nước ngoài và thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Chính phủ (lúc đó là Hội đồng Bộ trưởng) chủ trương thành lập KCX để làm thí điểm một mơ hình kinh tế nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khởi đầu từ việc xây dựng những cụm công nghiệp từ năm 1993 như cụm cơng nghiệp Sóng Thần, Bình Đường, Việt Hương, đã tạo tiền đề cho việc hình thành các KCN sau này của tỉnh Bình Dương.
Từ KCN Sóng Thần đầu tiên được thành lập vào tháng 9/1995, đến năm 2005 Bình Dương có 16 KCN đã được Chính phủ cho phép thành lập và đi vào hoạt động với tổng diện tích 3.275ha. Trong tổng số 16 KCN tập trung của tỉnh đã thành lập, được phân bố như sau:
Ở phía Nam:
- Huyện Thuận An: 02 KCN (Việt Hương, Đồng An)
- Huyện Dĩ An: 07 KCN (Sóng Thần I, Sóng Thần II, Sóng Thần III, Bình Đường, Tân Đơng Hiệp A, Tân Đơng Hiệp B, Bình An).
Ở phía Bắc:
- Huyện Bến Cát: 06 KCN (Mỹ Phước, Mỹ Phước 2, Việt Hương 2, Mai Trung, Rạch Bắp, Thới Hòa)
- Huyện Tân Uyên: 01 KCN (Nam Tân Uyên) - Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore
Ngồi ra, có 6 KCN đang trình duyệt dự án đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng với tổng diện tích 1.347ha. Bình Dương cũng đã điều chỉnh phát triển đến năm 2020 là 35 KCN tập trung với tổng diện tích quy hoạch trên 10.000ha.
Như vậy, có thể thấy việc hình thành các KCN ở Bình Dương bắt đầu từ các huyện ở phía Nam, giáp thành phố Hồ Chí Minh, nơi có lợi thế về vị trí địa lý, về khả năng huy động nguồn lực, về thị trường, về lao động. Việc xây dựng thành cơng các KCN phía Nam đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc quy hoạch phát triển các KCN về phía Bắc của Bình Dương.
Các KCN bước đầu đã thực hiện vai trò trung tâm trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đơ thị, nhất là cơng nghiệp hóa các vùng đất nơng nghiệp hiệu quả thấp.
Đến năm 2005, tồn tình có 14 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích 2.544 ha có tổng vốn đầu tư 2.980 tỷ đồng. Hình thức chủ đầu tư KCN cũng đa dạng hơn; đã khơi dậy, khai thác tiềm lực các nguồn vốn trong nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư đã thực hiện trên 1.716 tỷ đồng, đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp KCN (nguồn vốn này chưa tính đến vốn đầu tư của các doanh nghiệp khác như : cấp nước, bưu chính viễn thơng).
So với tổng vốn đầu tư được phê duyệt đạt trên 57%. Các KCN đã thực hiện cho thuê lại đất với tổng diện tích 968 ha, đạt 55% diện tích đất cơng nghiệp. Nhiều KCN đã cho thuê đất đạt tỷ lệ cao. Có 8/14 KCN đã lấp kín diện tích đất trên 87%. Đặc biệt một số KCN đã gần như lấp kín diện tích: KCN Sóng Thần I (tỷ lệ 98,5%), Đồng An (96%), Việt Hương (100%), Bình An (98%), Bình Đường (90%).
Các KCN được thành lập mới đã đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện hơn về hệ thống giao thông, cây xanh, xử lý nước thải .... Rút kinh nghiệm các KCN trước đây, các KCN mới được thành lập sau này, đã tiến hành xây dựng ngay nhà máy xử lý nước thải tập trung đồng thời với việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
Các KCN đã đưa vào vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung với tổng công suất 15.700m3/ngày đêm với 149 doanh nghiệp thực hiện đấu nối nước thải có tổng lưu lượng bình quân 6.200m3/ngày đêm, đạt 40% tổng công suất thiết kế của các nhà máy xử lý. Các nhà máy xử lý nước thải tập trung đã góp phần hạn chế nguồn nước thải ô nhiễm thải ra bên ngồi, giúp cho cơng tác bảo vệ môi trường được tốt hơn.
Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp KCN tiếp tục phát triển đồng bộ hơn, như hệ thống bưu chính viễn thơng, các hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng, hoạt động xuất nhập khẩu và hàng loạt các dịch vụ khác phục vụ nhu cầu của người lao động như nhà ở cho công nhân, hệ thống nhà trọ do dân tự đầu tư... trước mắt đã đáp ứng ban đầu nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp và người lao động.
Tính đến nay, tồn tỉnh hiện có 28 khu cơng nghiệp được thành lập (tổng diện tích 8.979ha), trong đó có 22 KCN đi vào hoạt động với 823 doanh nghiệp giải quyết việc làm cho 213.210 lao động [17]. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN đạt trên 1.600 tỉ đồng; vốn đầu tư thu hút đạt thêm 570 triệu USD và 400 tỉ đồng; tổng doanh thu các doanh nghiệp trong các KCN đạt 5,9 tỉ USD, tăng 5% so với cùng kỳ [20]
Các năm qua dưới sự chỉ đạo tập trung của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban quản lý và các chủ đầu tư KCN đã khơng ngừng phấn đấu, đẩy nhanh q trình phát triển các KCN cả về số lượng và chất lượng, thu hút đầu tư đạt kết quả cao, các doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và đã đóng góp vào trên 300% giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh, tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Thực tế cho thấy, việc phát triển các KCN đã tạo động lực lớn cho q trình tiếp thu cơng nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm lực lượng lao động nông nghiệp và phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
2.2. Thực trạng về phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
2.2.1. Phát triển số lượng nguồn nhân lực
Trong những năm qua, cùng với việc gia tăng thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực tham gia làm việc trong các KCN trong tỉnh ngày càng tăng. Năm 2002, có 62.696 lao động, đến 31/12/2013 số lượng lao động làm việc trong các KCN là 219.606 lao động, tốc độ tăng lao động bình quân mỗi năm là 8,98%/năm. Tỷ lệ lao động trong các KCN trong tổng số lao động ngành công nghiệp của tỉnh tăng từ 66,17% năm 2006 lên 75,17% năm 2011, giảm nhẹ ở năm 2012 còn 65,42% và tăng lên 67,83% năm 2013 do khủng hoảng kinh tế thế giới. Tỷ lệ phần trăm lao động trong các KCN luôn cao, chứng tỏ nguồn nhân lực trong các KCN ngày càng trở thành nguồn lực chủ yếu đóng góp cho phát triển ngành cơng nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.
Bảng 2.1: Số lượng LĐ tại các KCN giai đoạn 2002 – 2013 Năm Tổng số LĐ (người) LĐ nữ (người) Tỷ lệ LĐ nữ/ Tổng số LĐ (%) LĐ người Bình Dương (người) Tỷ lệ LĐ Bình Dương/ Tổng số LĐ (%) 2002 62.696 42.178 67,2 5.123 8,2 2003 78.658 52.926 67,3 4.869 6,2 2004 98.855 64.255 65,0 9.326 9,4 2005 114.846 71.893 62,6 10.326 9,0 2006 137.236 86.410 63,0 9.808 7,1 2007 151.635 92.805 61,2 11.983 7,9 2008 163.217 101.684 62,3 13.594 8,3 2009 188.718 116.154 61,55 15.141 8,0 2010 192.021 125.623 65,42 16.023 8,34 2011 198.326 123.781 62,41 17.989 9,07 2012 213.210 132.959 62,36 18.269 8,57 2013 219.606 136.924 62,35 18.930 8,62
Biểu đồ 2.1: Số lượng lao động người Bình Dương tại các KCN giai đoạn 2002 – 2013 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Series 1 5123 4869 9236 10326 9808 11983 13594 15141 16023 17989 18269 18930 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000
Biểu đồ 2.2: Số lao động nữ tại các KCN giai đoạn 2002 - 2013
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Series 1 42178 52926 64255 71893 86410 92805 10168 11615 12562 12378 13295 13692 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000
Lực lượng lao động nữ trong các KCN trong tỉnh (62,36%) chiếm tỷ lệ cao hơn nam (37,64%). Nguyên nhân tỷ trọng lao động nữ cao là vì các dự án trong KCN tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến như dệt may, giầy dép, lắp ráp điện tử, cơ khí chính xác, tức là những ngành đòi hỏi sự tỷ mỉ, nhẫn nại, do đó phù hợp nhiều hơn với lao động nữ. Cịn ngun nhân tỷ lệ lao động có độ tuổi tương đối trẻ trong các KCN là do phần nhiều các dự án có vốn FDI với thời gian hoạt động khoảng 40 – 50 năm, vì thế các nhà đầu tư nước ngồi muốn sử dụng các lao động trẻ vừa có sức khỏe, vừa có khả năng nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật mới đồng thời sau khi được đào tạo tại doanh nghiệp, lao động trẻ có thời gian lao động lâu hơn cho doanh nghiệp mình. Tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ đang là một báo động; song trong điều kiện của q trình cơng nghiệp hóa, sử dụng lực lượng lao động đòi hỏi phải phát triển một số ngành nghề có tính chất nặng nhọc, độc hại, những cơng trình có tính lưu động cao... Ngành cơng nghiệp, khai thác khống sản, khai thác thủy sản, sản xuất vật liệu và các cơng trình xây dựng... Đây là những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế của tỉnh, nhưng tỷ lệ giới tính (nam) ít cũng là những hạn chế trong tiến trình phát triển.
Mặc dù Việt Nam có ưu thế về lao động dồi dào, giá rẻ nhưng trên thực tế nhu cầu đáp ứng lao động cho các KCN nói chung và các KCN tỉnh Bình Dương nói riêng hiện đang là vấn đề nghiêm trọng. Trước hết là thiếu trầm trọng về số lượng lao động công nhân một khi yêu cầu mở rộng, phát triển các KCN thì sự thiếu hụt này ngày càng lớn. Ngồi lao động cơng nhân (giản đơn và cả phức tạp) chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong các KCN hiện nay.
Hiện với 22 KCN với 823 doanh nghiệp đã sử dụng 219.606 lao động. Trong đó 62,35% là lao động nữ và lao động người Bình Dương chỉ chiếm 8,62 %. Tỷ lệ tăng giảm lao động so với năm trước trong các KCN không đều nhau. Những KCN mới đưa vào hoạt động thu hút và sử dụng ít lao động nhưng có tỷ lệ lao động tăng cao như KCN Bàu Bàng (3.920%), KCN Đất Cuốc (821,95%), KCN Đông An 2 (553,85%), KCN Đại Đăng (200%). Ngược lại, những KCN đã hoạt động lâu và ổn định, sử dụng nhiều lao động lại có tỷ lệ tăng lao động thấp hoặc thậm chí là giảm như KCN Sóng
Bảng 2.2: Số lượng lao động được sử dụng tại các KCN tính đến 2012
STT Khu Công nghiệp
S Số DN Tổng số LĐ (người) Tỷ lệ tăng so với năm trước (%) Lao động nữ (người) Tỷ lệ LĐ nữ/ Tổng số LĐ (%) Lao động người Bình Dương (người) Tỷ lệ LĐ người Bình Dương/ Tổng số LĐ (%) 1 KCN Việt Hương 55 7.231 1,30 4.379 60,55 799 11,50 2 KCN Việt Hương 2 19 3.134 8,55 1.585 50,57 529 16,88 3 KCN Sóng Thần 1 151 45.678 -4,98 27.421 60,03 2.887 6,32 4 KCN Sóng Thần 2 104 49.253 2,19 32.169 65,31 1.987 4,03 5 KCN Sóng Thần 3 19 876 59,85 270 30,82 65 7,42 6 KCN Đông An 119 25.583 6,52 14.748 57,65 1.873 7,32 7 KCN Đông An 2 4 85 553,85 50 58,82 27 31,76 8 KCN Bình Đường 15 7.328 -5,75 6.041 82,43 155 2,12 9 KCN Mỹ Phước 50 21.597 2,71 13.694 63,41 3.260 15,09 10 KCN Mỹ Phước 2 79 13.580 14,23 7.213 53,11 1.195 8,80 11 KCN Mỹ Phước 3 62 6.179 45,83 2.532 40,98 1.279 20,70 12 KCN Tân Đông Hiệp A 14 5.352 2,69 2.204 41,18 884 16,52 13 KCN Tân Đông Hiệp B 25 2.836 19,86 617 21,76 354 12,48 14 KCN Bình An 8 2.085 24,03 1.107 53,09 235 11,27 15 KCN Nam Tân Uyên 45 15.083 126,19 8.199 54,34 3.173 21,04
16 KCN Mai Trung 3 445 0,00 182 40,90 109 24,49 17 KCN Đại Đăng 22 1.011 200,00 420 41,54 143 14,14 18 KCN Kim Huy 2 421 -10,23 225 53,44 28 6,65 19 KCN Đất Quốc 9 378 821,95 207 54,76 107 28,31 20 KCN Bàu Bàng 4 201 3.920 89 44,28 43 21,39 21 KCN Phú Gia 12 4.536 16,05 3.119 68,761 1.024 22,58 22 KCN Rạch Bắp 1 338 - - - - - Tổng cộng 823 213.120 4,77 132.959 62,36 18.269 8,57 Nguồn: BQL các KCN Bình Dương
Tóm lại, số lượng lao động cung cấp cho các KCN ở Bình Dương chủ yếu là lao động ngoại tỉnh chiếm khoảng 91.43%, tỷ lệ lao động người Bình Dương trong các KCN ở Bình Dương từ năm 2002 đến năm 2013 chỉ chiếm từ 6.2% đến 9.4%. Nhu cầu về lao động trong các KCN ở Bình Dương cũng khơng ngừng tăng cao, từ năm 2002 đến 2013 có tỷ lệ tăng lao động hàng năm là từ khoảng 10% đến khoảng 13% mỗi năm.
Hiện nay, nhu cầu lao động tại các KCN ở Bình Dương vẫn tương đối cao, dự báo nhu cầu lao động tăng thêm cho đến năm 2015 khoảng 60.000 người, nâng tổng số lao động trong các KCN Bình Dương lên khoảng 274.000 người.
2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực
Số lượng lao động mặc dù tăng nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng cho các doanh nghiệp trong các KCN, nguyên nhân sâu xa là do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của các nhà tuyển dụng. Tình hình chung hiện nay, tuy với mức độ khác nhau, các ngành sản xuất đều “đói lao động đúng chuẩn”. Thực chất là tay nghề tạo ra chưa bao quát hết nhu cầu, đồng thời kỹ năng được đào tạo có nhược điểm nổi bật là chưa theo kịp tiến độ kỹ thuật
công nghệ của thế giới và rất yếu về thực hành. Hay nói cách khác, một số lao động lớn vừa dôi ra (thừa) nhưng lại thiếu do chất lượng của lực lượng này đang bộc lộ nhiều hạn