3.2.2 .Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
3.2.3.1 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
Để có thể chủ động được nguồn nhân lực có trình độ và trình độ cao cho Bình Dương nói chung và các KCN ở Bình Dương nói riêng thì Bình Dương cần phải bố trí ngân sách đầu tư hoặc hỗ trợ kinh phí để đầu tư cho nguồn lao động cao cấp này, một số ngành nghề có tính chiến lược thì tạo điều kiện cho họ được đi học và làm việc ở nước ngồi để có điều kiện tiếp cận với cơng nghệ mới và phương thức lao động tiên tiến để sau khi về nước thì tỉnh đã có một đội ngũ lao động có tay nghề cao làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh của tỉnh nhất là cung cấp nguồn nhân lực cho các KCN của tỉnh.
Trước mắt, Tỉnh Bình Dương cần có chính sách đặc biệt để khuyến khích cho chất xám của các tỉnh trong nước và thế giới vào tỉnh càng nhiều càng tốt. Trải "thảm đỏ" để đón chất xám của bên ngoài qua các kênh như: tư vấn, giảng dạy, làm việc... Cần có nhiều ưu đãi đặc biệt cho lao động có tay nghề cao đến làm việc tại tỉnh như ưu đãi về thuế, về nhà ở, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc v.v.
Hơn nữa, số Việt kiều trước đây là người của tỉnh hiện đang làm việc và sinh sống ở nước ngồi có lượng chất xám rất cao; cho nên, tỉnh cần "trải thảm đỏ" với những chính sách phù hợp để đón tri thức Việt kiều chân chính về tỉnh để làm việc.
Bên cạnh đó, ngồi việc tìm được nguồn nhân lực hoặc những người có tay nghề giỏi thì điều khơng kém phần quan trọng là các doanh nghiệp cần có phương án chống lại “nạn săn lao động giỏi, nhân viên giỏi hoặc người quản lý giỏi”, có chính sách phù hợp về tiền lương, tiền thưởng, chính sách đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và tay nghề tại các trường đào tạo hoặc có thể cử đi nước ngoài để tu nghiệp để giữ được đội ngũ lao động giỏi làm việc trong doanh nghiệp mình.
Với những phân tích trên cho ta thấy, việc xây dựng mối quan hệ và thực hiện phân định rõ chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp để không chồng chéo, không cản trở đến sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là vô cùng quan
trình, hình thức, thời gian đào tạo, cịn doanh nghiệp tham gia với các cơ sở đào tạo để đào tạo nguồn nhân lực cho chính mình là sự kết hợp khơn khéo và thành công nhất cho cả hai bên; người có kỹ thuật, kỹ năng làm việc tốt hơn, thu nhập sẽ cao hơn và điều kiện thăng tiến sẽ thuận lợi hơn; điều không kém phần quan trọng đó là tạo cơng ăn việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp, ổn định đời sống, ổn định xã hội, an ninh, quốc phịng, đó là điều Nhà nước Việt Nam luôn hướng tới.
Cần xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia phát triển nguồn nhân lực, trong chương trình này cần xác định rõ mục tiêu phát triển toàn diện cả về số lượng và chất lượng nguồn lao động, nhất là vấn đề sức khỏe, đào tạo chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cho người lao động, ý thức hợp tác trong công việc, thái độ và tác phong của người lao động.
Bổ sung một số điều trong Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình cơng bất hợp pháp, lành mạnh hóa trong quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động.
Cần có chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực với trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế xã hội của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hóa chương trình đào tạo trên cơ sở xây dựng một hệ thống liên thông đào tạo phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng của nhân lực và năng lực của các cơ sở đào tạo.
Trong công tác dạy nghề cho các KCN, Tỉnh và Nhà nước nên quan tâm hơn nữa chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tác phong lao động. Gắn với việc đào tạo theo nhu cầu của người sử dụng lao động, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu của các KCN. Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn về đào tạo công nhân kỹ thuật.
Tỉnh cần rà sốt lại và tăng cường phối hợp thơng tin, tun truyền để thu hút sinh viên tốt nghiệp, người lao động có hộ khẩu thường trú tại tỉnh nhà và các địa phương lân cận cũng như các địa phương khác trên cả nước về làm việc tại các khu cơng nghiệp ở Bình Dương và khuyến khích học sinh theo học các ngành nghề phù hợp với nhu cầu nhân lực của các khu cơng nghiệp ở Bình Dương. Bên cạnh đó, tỉnh cần tuyên truyền và vận động người dân cho con em họ về quê hương làm việc.
Tóm lại, thực hiện tốt giải pháp này chúng ta sẽ giải quyết được những mâu thuẫn sau:
Thứ nhất: Mâu thuẫn giữa việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với việc thu hút
sử dụng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, các cơ sở kinh tế.
Thứ hai: Mâu thuẫn giữa khả năng có hạn của nguồn ngân sách với yêu cầu phát triển ngày càng cao của hệ thống giáo dục – đào tạo.
Thứ 3: Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nguồn nhân lực với những hạn chế về
nguồn lực tài chính, cơ sở hạ tầng vật chất, khả năng quản lý nhà nước.