Thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm bảo hiểm tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 41)

2.3 Đánh giá thực trạng triển khai sản phẩm Bảo hiểm tín dụng cá nhân tại các Ngân

2.3.1 Thuận lợi và khó khăn

Các Ngân hàng thương mại, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại nhà nước có hệ thống Chi nhánh, Phòng giao dịch rộng khắp. Rất thuận tiện cho việc cung cấp sản phẩm tới khách hàng, cũng như hỗ trợ khách hàng trong việc thu phí, thực hiện bồi thường khi sự cố xảy ra.

Nhu cầu hưởng các dịch vụ tài chính trọn gói của khách hàng. Khách hàng ln muốn được mua đủ thứ mình cần mua tại một địa điểm, một cách nhanh chóng nhất.

Sức ép giảm lợi nhuận do sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các ngân hàng trong việc cung cấp các sản phẩm ngân hàng truyền thống (tín dụng, thanh tốn, kinh doanh tiền tệ, thẻ…) buộc các ngân hàng phải đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ cung ứng để duy trì/ gia tăng lợi nhuận.

Tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam liên tục tăng trong các năm gần đây. Mức sống được nâng cao, người dân có nhu cầu mua sắm trước trả tiền sau hoặc trả tiền dần nên nhu cầu tín dụng gia tăng, từ đó cũng gia tăng nhu cầu mua bảo hiểm tín dụng.

Việt Nam đứng thứ 14 trên thế giới với dân số xấp xỉ 90 triệu người, trong đó có đến 69% dân số đang trong tuổi lao động (15 đến 64 tuổi). Cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng cao tiềm năng cho việc phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng đi kèm là tiềm năng bán bảo hiểm cho các khoản vay này.

Người Việt Nam có truyền thống lo xa, ln hướng về gia đinh, hy sinh vì con cháu nên nhu cầu Bảo hiểm Tín dụng để bảo vệ người thân là rất lớn.

Bảo hiểm Tín dụng tuy khơng phải là sản phẩm mới mẻ trên thế giới nhưng mới chỉ có mặt ở nước ta năm 2009. Việt Nam với dân số trên 90 triệu người, tăng trưởng

GDP trong những năm gần đây đều cao so với khu vực và thế giới, GDP năm 2013 đạt 1.960 USD/người. Cơ cấu dân số trẻ, dân số trẻ chiếm hơn 60% dân số, tỷ lệ tham gia bảo hiểm còn thấp nên Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho phát triển Bảo hiểm Tín dụng cá nhân.

2.3.1.2 Khó khăn:

Bảo hiểm Tín dụng cá nhân địi hỏi phải được thiết lập dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, nhưng có thể nói đây là điểm yếu của các ngân hàng và công ty bảo hiểm tại VN. Khó khăn này khơng thể khắc phục trong một sớm một chiều mà cần phải mất một thời gian khá dài và tốn kém nhiều chi phí.

Nhiều sản phẩm của các cơng ty bảo hiểm có hình thức tương tự với sản phẩm của ngân hàng (tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm định kỳ…). Vì vậy, nếu khơng xây dựng được phương án hợp tác hiệu quả giữa ngân hàng và cơng ty bảo hiểm có thể ngân hàng sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh, giành khách hàng với các công ty bảo hiểm là đối tác của ngân hàng.

Bảo hiểm Tín dụng cá nhân bán thơng quan ngân hàng nên sẽ gắn liền thương hiệu của ngân hàng với thương hiệu của các cơng ty bảo hiểm. Do đó, nếu xảy ra những trường hợp như: Công ty bảo hiểm làm ăn kém hiệu quả, gian dối, khách hàng khơng hài lịng, cơng ty bảo hiểm bị mất thanh khoản do phải bồi thường các hợp đồng bảo hiểm lớn; cơng ty bảo hiểm khơng có một kế hoạch hợp lý để tiếp xúc với khách hàng của ngân hàng hoặc đội ngũ nhân viên của các công ty bảo hiểm không chuyên nghiệp, giao tiếp với khách hàng vụng về... sẽ ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của khách hàng và sự tín nhiệm của khách hàng đối với thương hiệu của ngân hàng. Điều này có thể gây tâm lý e dè của một số ngân hàng trước khi hợp tác với các công ty bảo hiểm.

Tập quán tham gia bảo hiểm mới bắt đầu hình thành ở VN, phần đơng dân chúng chưa hiểu rõ về bảo hiểm, còn e ngại tham gia các hợp đồng bảo hiểm dài hạn,

… trong khi đó, nhân viên ngân hàng khơng có đủ thời gian và nghiệp vụ để giải thích những tiện ích của sản phẩm cho người mua bảo hiểm.

Nhân viên Ngân hàng chưa được đào tạo đầy đủ về nghiệp vụ bảo hiểm nên dễ gây hiểu nhầm cho khách hàng về lợi ích của sản phẩm cũng như ngộ nhận về quyền lợi bảo hiểm từ đó kéo theo hậu quả là kiện tụng, tranh chấp gây mất uy tín cho cả ngân hàng và cơng ty bảo hiểm.

Việt Nam là một thị trường Bảo hiểm Tín dụng đầy tiềm năng, nhưng cũng có một số thách thức nhất định:

Luật pháp đối với lĩnh vực bảo hiểm nói chung và lĩnh vực Bảo hiểm Tín dụng nói riêng cịn chưa hồn thiện gây khó khăn cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình hoạt động kinh doanh .

Lạm phát cao ở Việt Nam trong những năm qua là một trong những nguyên nhân chính gây tâm lý e ngại khi mua Bảo hiểm Tín dụng. Lo ngại đồng tiền mất giá khiến người dân cân nhắc nhiều hơn khi quyết định mua bảo hiểm.

Các nhân viên ngân hàng đã quá tải với nghiệp vụ chính giờ lại phải kiêm thêm nhiệm vụ cung cấp bảo hiểm, một công việc khá mới mẻ xa lạ, chưa được đào tạo bài bản nên cũng gây khơng ít khó khăn cho việc phát triển sản phẩm này tại Việt Nam.

Cùng với những yếu tố về sự phát triển kinh tế thì quan niệm bao đời nay của người Á Đơng nói chung và người dân Việt Nam nói riêng là kỵ nói những điều khơng hay trong cuộc sống, một số người chưa hiểu đầy đủ lợi ích thiết thực của bảo hiểm hoặc có tâm lý kiêng cữ, sợ xui rủi nên tỷ lệ người Việt Nam tham gia bảo hiểm rất thấp.

Tâm lý khách hàng Việt Nam là một trở ngại lớn cho việc phát triển sản phẩm bảo hiểm tín dụng. Theo khảo sát của VCLI tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ kết quả cho thấy:

Bảng 2.7:Tâm lý người tiêu dùng Việt Nam đối với Bảo hiểm Tín dụng 67% Khơng tin vào bảo hiểm

73% Tơi chưa có gia đình, nên khơng cần sự bảo vệ này 68% Chết là hết nên quyết định không mua bảo hiểm

80% Tơi đã có những bảo hiểm tơi cần và tơi khơng có nhu cầu mua thêm 95% Cho rằng có khả năng trả được khoản nợ vay

Nguồn: www.bnpparibas.com

Tâm lý khách hàng là một khó khăn lớn cho việc phát triển sản phẩm, người dân Việt Nam chưa có thói quen mua bảo hiểm và xem bảo hiểm như là một công cụ bảo vệ và cũng là cơng cụ đầu tư. Bảo hiểm Tín dụng là một sản phẩm mới lại chưa được sự hưởng ứng tích cực từ phía khách hàng nên trong tương lai để phát triển sản phẩm này cần từng bước thay đổi nhận thức của khách hàng, đưa khách hàng thoát khỏi tâm lý kiêng cữ và hướng họ xem bảo hiểm là một kênh đầu tư hiệu quả.

2.3.2 Kết quả đạt được:

Sau hơn 4 năm triển khai sản phẩm Bảo hiểm Tín dụng cá nhân, các Ngân hàng Việt Nam đã bước đầu tạo được nhận thức cho khách hàng về sản phẩm mới, và nhiều khách hàng đã hiểu và sử dụng Bảo hiểm Tín dụng như là cơng cụ bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các rủi ro mất tài sản cầm cố/thế chấp khoản vay khi bản thân gặp rủi ro, giúp khách hàng luôn an tâm về cuộc sống của gia đình, người thân khi khơng may bản thân gặp rủi ro.

Bảo hiểm Tín dụng đã có chỗ đứng vững chắc trong thị trường Ngân hàng, Bảo hiểm. Bảo hiểm Tín dụng đã chứng tỏ được vai trị người bảo vệ của mình khi đứng ra chi trả các khoản dư nợ của các khách hàng không may gặp rủi ro.

Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm tham gia cung cấp Bảo hiểm tín dụng thơng qua kênh ngân hàng ngày càng tăng, đã làm cho thị trường ln có sự cạnh tranh sơi động. Điều này đã buộc các doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng phải tìm ra các giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Những giải pháp mà các

doanh nghiệp bảo hiểm thường áp dụng là nâng cao năng lực tài chính, đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến cơng nghệ quản lý, chú trọng phát triển thương hiệu… Quá trình này diễn ra liên tục, vì vậy đã làm cho thị trường càng sôi động hơn.

Bảng 2.8: Sản phẩm BHTD Cá nhân triển khai tại các NHTM Việt Nam

STT Tên Ngân hàng Tên sản phẩm Đối tác liên kết

1 Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát

triển Nơng thơn Việt Nam

Bảo hiểm Bảo an Tín dụng

Công ty cổ phẩn bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp

2 Ngân hàng TMCP Công Thương

Việt Nam Phát An Tín Dụng

Cơng ty Bảo hiểm nhân thọ VietinBank Aviva

3 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

Việt Nam

Bảo hiểm Bảo an Tín

dụng Cơng ty TNHH Bảo hiểm nhân

thọ Vietcombank Cardif

4 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

triển Việt Nam BIC- Bình An

Tổng công ty Bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

5 Ngân hàng TMCP Á Châu Bảo hiểm người vay

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt Nam (Prévoir Việt Nam).

6 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt

Nam

Bảo an tiêu dùng Công ty bảo hiểm Prudential

7 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương

Tín

An tâm tín dụng Cơng ty bảo hiểm nhân thọ Dai-

ichi Việt Nam

8 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu

Việt Nam

Bảo hiểm tử kỳ dư nợ

tín dụng cá nhân Cơng ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prévoir Việt Nam

9 Ngân hàng TMCP Quân Đội Bnhân ảo hiểm Tín dụng cá TQuân đội ổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm

10 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Bảo hiểm Bảo an Tín

dụng Công ty TNHH Bảo hiểm nhân

thọ Vietcombank Cardif

Bảo hiểm hiểm tín dụng phát triển đã nâng cao được nhận thức của người dân về việc tham gia bảo hiểm, bên cạnh đó cịn tích cực góp phần vào cơng tác đề phịng và hạn chế tổn thất. Ngồi ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cịn là những người trực tiếp tư vấn cho khách hàng về cơng tác đề phịng và hạn chế tổn thất, cùng với khách hàng tham gia giám sát và quản lý rủi ro. Hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm còn bỏ ra từ 5% đến 10% chi phí để tài trợ cho các chương tình an tồn giao thơng, phịng chống cháy nổ, chăm sóc sức khỏe học đường… Những khoản chi phí này có tác dụng rất lớn, một mặt là giúp khách hàng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình khi tham gia bảo hiểm, mặt khác là góp phần đề phịng, hạn chế và làm giảm thiểu tổn thất cho xã hội.

2.3.3 Tồn tại và nguyên nhân

Bảo hiểm tín dụng dù sao cũng là sản phẩm mới trên thị trường Bảo hiểm – Ngân hàng nên khi đưa vào áp dụng cũng gặp phải những tồn tại nhất định.

Những tồn tại của Doanh nghiệp Bảo hiểm:

Trong lĩnh vực tài chính, khối ngân hàng đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong việc cung cấp dịch vụ toàn diện tới khách hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ gia tăng mạnh mẽ nhờ vào việc đầu tư lớn vào hệ thống công nghệ thơng tin trong nhiều năm qua. Tuy vậy, nhìn vào lĩnh vực bảo hiểm, có thể thấy, vẫn có khoảng cách rất lớn so với khối ngân hàng. Đa số doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hiện vẫn chưa ứng dụng cơng nghệ trong quy trình kinh doanh (tạo lập đơn bảo hiểm, lập hóa đơn, tạo lệnh chuyển tiền, thanh toán, tạo lập và phát hành đơn bảo hiểm, v.v…) việc hệ thống cơng nghệ cịn yếu làm cho quá trình cung ứng sản phẩm cho khách hàng bị chậm lại. Doanh nghiệp bảo hiểm không kết nối được với ngân hàng trong quá trình cung ứng sản phẩm làm cho quy trình sản phẩm bị chậm trễ.

Bên cạnh việc đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin lõi, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa triển được thương mại điện tử đa kênh, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, giảm chi phí giao dịch. Việc xây dựng hệ

thống thương mại điện tử đa kênh là rất cần thiết vì nó tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng, nó cho phép các hoạt động kinh doanh giữa các kênh phân phối khác nhau được tích hợp với nhau, có nghĩa là một khách hàng có thể nhảy qua giữa các kênh bán hàng khác nhau và nhận được cùng một dịch vụ liền mạch, cho dù họ đang mua bảo hiểm thông quan Ngân hàng, mua trực tuyến, thông qua một đại lý... là việc làm hết sức cần thiết.

Năng lực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm còn nhiều hạn chế. Phần lớn là do năng lực tài chính yếu kém. Kinh nghiệm và trình độ chun mơn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ cịn yếu đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình hoạt động kinh doanh. Hạn chế này thể hiện rất rõ trong các khâu, như: đánh giá và quản lý rủi ro, tính phí bảo hiểm, thiết kế sản phẩm, tổ chức kênh phân phối, giám định và bồi thường tổn thất….

Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh đã và đang diễn ra khá phổ biến, hiện tượng trục lợi bảo hiểm có xu hướng ngày càng tăng. Hình thức trục lợi phổ biến trên thị trường bảo hiểm Việt Nam là khai báo sai sự thật, giả mạo hồ sơ, giấy tờ, thậm chí tự gây thương tích để địi tiền bảo hiểm. Vấn đề này, một mặt gây tổn thất cho chính các cơng ty bảo hiểm, một mặt làm cho việc tham gia Bảo hiểm bị sai mục đích bảo vệ vốn có.

Nguyên nhân của những hạn chế trên có rất nhiều, song những nguyên nhân chính phải kể đến là:

 Hệ thống luật pháp còn thiếu và chưa đồng bộ. Công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm chưa theo kịp sự phát triển của thị trường. Phương thức kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp bảo hiểm còn nặng về thủ tục hành chính.

 Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm, do chỉ chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng và chiếm lĩnh thị phần cho nên chính sách của họ chỉ tập trung vào khâu khai thác những sản phẩm truyền thống. Những sản phẩm mới, những thị trường mới như

Bảo hiểm tín dụng cho người đi vay chưa được quan tâm đúng mức. Doanh nghiệp Bảo hiểm chưa đầu tư đúng mức cho việc ứng dụng khoa học cơng nghệ.

 Trình độ quản lý, trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ làm bảo hiểm còn nhiều bất cập. Đặc biệt là nhận thức của khách hàng đã tham gia bảo hiểm và của dân chúng còn hạn chế. Phần lớn họ chưa ý thức được vai trò của bảo hiểm.

Những tồn tại của hệ thống Ngân hàng:

Nguồn lực nhân sự của ngân hàng chưa được đào tạo bài bản về kiến thức bảo hiểm nên dễ phát sinh các trường hợp tư vấn khơng chính xác, khơng đầy đủ dẫn đến các khiếu nại sau này của khách hàng.

Nhân viên ngân hàng cịn gặp nhiều khó khăn khi tiếp thị sản phẩm đến khách hàng, nhiều khách hàng không được tư vấn kỹ nên mua Bảo hiểm Tín dụng khơng phải với mục đích bảo vệ mà với mục đích được vay vốn vì họ có cảm giác đang bị nhân viên ngân hàng “ép”.

Các ngân hàng vẫn ưa chuộng các biện pháp hạn chế rủi ro nợ xấu truyền thống hơn là việc sử dụng bảo hiểm. Bên cạnh đó ngân hàng cũng chưa quan tâm đến lợi nhuận từ hoa hồng phí bảo hiểm tín dụng mang lại nên chưa có sự quan tâm đúng mức cho sản phẩm này, thể hiện ở chỗ: không giao chỉ tiêu sản phẩm này cho nhân viên, khơng có chương trình thi đua, chương trình hỗ trợ chi phí cho việc bán sản phẩm.

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Cardif - công ty bảo hiểm thuộc Tập đồn tài chính hàng đầu thế giới BNP Paribas, trong năm 2010 gần 70% người tiêu dùng lướt Web để tìm thơng tin trước khi họ mua một sản phẩm bảo hiểm. Các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm bảo hiểm tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 41)