Thực trạng triển khai sản phẩm Bảo hiểm tín dụng cá nhân tại các Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm bảo hiểm tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 41)

thương mại Việt Nam:

Thực trạng triển khai Bảo hiểm tín dụng tại các Ngân hàng:

Trước tình hình khó khăn của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, các năm gần đây mức sinh lời của các NHTM đều có xu hướng giảm so với các năm trước. Chất lượng các khoản tín dụng đi xuống, cụ thể là việc nợ quá hạn và nợ xấu tăng lên, sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong tương lai.

Nếu như phân loại nợ theo đúng như chuẩn quốc tế thì các NHTM Việt Nam sẽ phải trích lập dự phịng một lượng rất lớn. Trong khi tài sản bảo đảm cho các khoản vay chủ yếu là bất động sản, nhưng thị trường bất động sản hiện đang rơi vào tình trạng suy giảm mạnh, nên nguy cơ khoản trích lập dự phịng tăng nhanh sẽ chiếm hết vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng là hồn tồn có thể xảy ra.

Nâng cao khả năng tự đề kháng rủi ro là một cách phòng ngừa và hạn chế rủi ro một cách tốt nhất cho ngân hàng. Nhìn cách khác, khả năng tự đề kháng rủi ro thể hiện năng lực “chịu đựng được rủi ro” ở mức độ nhất định của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Vì kinh doanh hàm chứa rủi ro nên chủ thể kinh doanh luôn phải chấp nhận bắt buộc một số rủi ro nào đó. Rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao, nên khi “khống chế” được các rủi ro ngân hàng càng có nhiều cơ hội để nâng cao lợi nhuận.

Giữ vững và nâng cao khả năng tự đề kháng rủi ro của mình là cách thức để có thể tiếp nhận và vơ hiệu hố các rủi ro lớn, từ đó tối đa hố lợi nhuận trong kinh doanh. Khi khả năng tự đề kháng rủi ro của ngân hàng không đủ sức “ngăn cản” những rủi ro lớn, thì tác hại rủi ro sẽ diễn ra. Trong trường hợp này các ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thường dùng sau:

 Đa dạng hố rủi ro: Có nghĩa là đa dạng các hoạt động cho vay, cho vay vào nhiều lĩnh vực không liên quan chặt chẽ đến nhau.

 Chuyển rủi ro: Khi gặp các hoạt động nhiều rủi ro nhưng cũng nhiều lợi nhuận ngân hàng có thể hạn chế rủi ro bằng cách chuyển rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro (như công ty bảo hiểm) bằng việc mua bảo hiểm, hoặc chung lưng gánh chịu rủi ro hoặc bán rủi ro.

 Tìm kiếm thêm thơng tin về các khoản cho vay. Các quyết định cho vay đưa ra trên cơ sở thiếu thông tin thường dẫn đến hậu quả rủi ro nợ xấu. Nếu có nhiều thơng tin về khoản vay hơn, ngân hàng sẽ dự đốn tốt hơn, và có thể giảm thiểu rủi ro.

 Nâng cao trình độ tín dụng: Trình độ cán bộ tín dụng quyết định đến việc khoản vay đó có được an tồn và có hiệu quả hay khơng vì thế mà việc nâng cao trình độ cán bộ tín dụng đồng nghĩa việc giảm thiểu rủi ro cho vay.

Tại Việt Nam, các nguyên nhân dẫn đến việc nợ xấu của khách hàng, ngồi lý do khách hàng khơng có thiện chí trả nợ, thì lý do khách hàng bị rơi vào tình trạng khơng có khả năng trả nợ cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Trong đó một phần lớn lý do là khách hàng gặp các sự cố bất khả kháng như tai nạn lao động, tai nạn giao thơng, bệnh hiểm nghèo…vì vậy việc bảo hiểm cho khoản vay là một cách làm hiệu quả để giảm thiểu rủi ro cho người vay và cho Ngân hàng. Tuy nhiên nhiều Ngân hàng chưa quan tâm đúng mức đến biện pháp này.

Thống kê cho thấy, mỗi năm Việt Nam có trên 10.000 người chết/thương tật do tại nạn lao động và tai nạn giao thơng, tương đương mỗi ngày có 27 người chết/thương tật vĩnh viễn vì lý do này. Bên cạnh đó cịn hàng ngàn người chết do các bệnh hiểm

nghèo. Bảo hiểm tín dụng là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp người vay vốn ngăn ngừa các rủi ro tài sản cầm cố, thế chấp sẽ bị Ngân hàng thanh lý để thu hồi nợ do người vay gặp các rủi ro bất khả kháng.

Tuy nhiên hiện tại sản phẩm vẫn chưa thực sự phát triển như tiềm năng vốn có. Thực hiện khảo sát từ tháng 4-6/2014 tại 40 chi nhánh các Ngân hàng thương mại ở TP Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy biện pháp mà các ngân hàng này thường sử dụng để hạn chế rủi ro tín dụng vẫn chủ yếu là các biện pháp nghiệp vụ như: tăng cường quản lý, giám sát trước và sau khi cấp tín dụng; lập quỹ dự phịng tín dụng. Đây cũng là những biện pháp truyền thống mà các ngân hàng áp dụng, chiếm trên 70% ngân hàng được khảo sát. Biện pháp mua bảo hiểm tín dụng hầu như chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.

Bảng 2.1: Các biện pháp hạn chế nợ xấu áp dụng tại các Ngân hàng

STT Loại biện pháp Tỷ lệ

1 Tăng cường quản lý giám sát trước và sau khi cấp tín dụng 53% 2 Lập quỹ dự phịng tín dụng 22% 3 Sử dụng bảo hiểm tín dụng 11%

4 Biện pháp khác 12%

Nguồn: số liệu thống kê từ khảo sát của tác giả

Ở các nước phát triển, nguồn thu từ hoạt động bảo hiểm ngân hàng dự tính sẽ cho tỷ suất lợi nhuận tương đương với nghiệp vụ cho vay truyền thống, tạo nguồn thu lớn cho ngân hàng với rủi ro thấp hơn nhiều so với hoạt động tín dụng. Ở Việt Nam, ngành bảo hiểm đang trên đà phát triển và thị trường còn nhiều tiềm năng chưa được khai phá. Để khai thác thị trường cịn tiềm năng đó, các doanh nghiệp cần phải phát triển các kênh phân phối sản phẩm mới và tập trung vào các mảng thị trường cịn bỏ ngỏ, mà trong đó bảo hiểm tín dụng là mảnh đất màu mỡ.

Từ góc độ ngân hàng, bên cạnh việc phối hợp với các công ty bảo hiểm thiết kế các sản phẩm ngân hàng-bảo hiểm, nhiều ngân hàng theo định hướng phát triển thành

các tập đồn tài chính cũng muốn phát triển thêm hoạt động bảo hiểm bên cạnh hoạt động truyền thống, vừa giúp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng cường khả năng quản lý rủi ro và mang lại hiệu quả kinh doanh. Chẳng hạn: trên cơ sở thành lập tập đồn tài chính mang tên BIDV, Ngân hàng BIDV đã mua lại cổ phần của tập đoàn bảo hiểm quốc tế QBE (Australia) để thành lập Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) vào năm 2006; …

Trong những năm vừa qua, thị trường bảo hiểm tín dụng Việt Nam chứng kiến sự gia tăng về quy mô như: tăng số lượng các ngân hàng tham gia, tăng dư nợ tham gia bảo hiểm và tăng tỷ lệ dư nợ tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên so với tiềm năng thị trường và số lượng các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam thì con số này khá hạn chế.

Tính đến hết năm 2013, mới chỉ có 10 Ngân hàng triển khai phân phối Bảo hiểm Tín dụng cá nhân

Bảng 2.2: Thống kê số lượng NH thương mại Việt Nam đang triển khai Bảo hiểm Tín dụng cá nhân

Năm Số lượng ngân hàng triển khai BHTD cá nhân

2009 3

2010 7

2011 8

2012 8

2013 10

Nguồn: số liệu thống kê từ khảo sát của tác giả

Số liệu thống kê năm 2011-2013 của 10 ngân hàng đang triển khai Bảo hiểm tín dụng cá nhân cho thấy, Dư nợ cho vay được Bảo hiểm tại các Ngân hàng tăng qua các

năm, tăng ở cả dư nợ vay và tỷ lệ so với tổng dư nợ, một điều đáng mừng là tỷ lệ tăng dư nợ vay có bảo hiểm đạt cao hơn mức tăng của tổng dư nợ.

Bảng 2.3: Thống kê kết quả triển khai Bảo hiểm Tín dụng cá nhân Tổng dư

nợ Dư nợ có BHTD Tỷ lệ dư nợTổng Dư nợ có BHTD Tỷ lệ Tổng dư nợ Dư nợ BHTD Tỷ lệ

1 Ngân hàng Nông Nghiệp và

Phát triển Nông thôn Việt Nam 2009 530,600 6,367 1.20% 480,453 4,324 0.90% 443,987 666 0.15% 2 Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam 2013 376,289 3,499 0.93% 333,356 293,434 3 Ngân hàng TMCP Ngoại

Thương Việt Nam 2009 274,314 5,431 1.98% 241,167 2,918 1.21% 208,086 562 0.27% 4 Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam 2009 599,595 15,589 2.60% 563,276 8,449 1.50% 293,937 970 0.33% 5 Ngân hàng TMCP Á Châu 2010 107,190 1,286 1.20% 102,815 802 0.78% 102,809 267 0.26% 6 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 2011 70,275 703 1.00% 68,261 130 0.19% 63,451 82 0.13% 7 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín 2010 110,566 1,437 1.30% 96,334 655 0.68% 80,539 185 0.23% 8 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập

Khẩu Việt Nam 2010 83,354 817 0.98% 74,922 435 0.58% 74,663 134 0.18% 9 Ngân hàng TMCP Quân Đội 2010 86,703 832 0.96% 74,479 335 0.45% 59,045 99 0.17% 10 Ngân hàng TMCP Sài Gòn 2013 89,004 694 0.78% 89,440 66,070

Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Ngân hàng STT

Năm triển khai

Nguồn: Báo cáo tài chính các Ngân hàng và Website http://thuvienbaohiem.com

Đánh giá từ phía khách hàng đối với việc sử dụng sản phẩm:

Cảm nhận của khách hàng về Bảo hiểm tín dụng:

Thực hiện khảo sát với 400 khách hàng có sử dụng Bảo hiểm tín dụng tại TP HCM, thời gian khảo sát tháng 4-6/2014, thì khách hàng quan tâm đến 2 vấn đề chính khi quyết định chọn mua sản phẩm: Chất lượng phục vụ của nhân viên và sự tin tưởng về việc chi trả của công ty bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Chất lượng phục vụ của nhân viên:

Theo kết quả khảo sát: Có đến 63% các khách hàng đã/đang sử dụng sản phẩm ề chất lượng phục vụ của nhân viên và đối với các khách hàng đã xảy

ra sự kiện bảo hiểm tỷ lệ này lên đến 85% các. Các nguyên nhân không hài lịng chính là: Nhân viên khơng quan tâm chăm sóc/thăm hỏi khách hàng sau khi đã bán thành công bảo hiểm; Nhân viên chậm thực hiện thủ tục thanh toán bảo hiểm…

Bảng 2.4: Đánh giá của khách hàng về chất lượng phục vụ của nhân viên Ngân hàng

Nội dung Khách hàng đã sử dụng KH đã nhận chi trả Bảo hiểm Hài lòng về chất lượng phục

vụ của nhân viên 37% 15%

Khơng hài lịng về chất

lượng phục vụ của nhân viên 63% 85%

Nguồn: số liệu thống kê từ khảo sát của tác giả

Sự thỏa mãn của khách hàng về việc chi trả bảo hiểm:

Kết quả khảo sát đối với các khách hàng đã xảy ra sự kiện bảo hiểm và được Bảo hiểm chi trả có đến 85 % khách hàng hài lòng về việc chi trả. Kết quả này một phần ở việc thực hiện đúng cam kết của các cơng ty bảo hiểm, một phần nhờ lợi ích của bảo hiểm mang lại là toàn bộ dư nợ vay cịn lại sẽ được cơng ty Bảo hiểm chi trả.

Quy mơ/vị thế/tỷ trọng của sản phẩm Bảo hiểm tín dụng cá nhân so với các sản phẩm khác của Ngân hàng:

Báo cáo tài chính của các Ngân hàng thực hiện khảo sát không chỉ rõ nội dung doanh thu/lợi nhuận của Ngân hàng từ việc làm đại lý bán Bảo hiểm tín dụng cá nhân, tuy nhiên theo kết quả phỏng vấn thì hầu như tất cả các ngân hàng đều chưa xem trọng sản phẩm này. Các ngân hàng vẫn tập trung vào các sản phẩm kinh doanh truyền thống. Bảo hiểm tín dụng chỉ được xem như một sản phẩm phụ. Trong bộ chỉ tiêu các ngân hàng giao cho nhân viên cũng không đề cập đến số lượng khoản vay được mua bảo hiểm tín dụng hay doanh thu từ hoa hồng môi giới bảo hiểm. Tuy nhiên, các Ngân hàng cần nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của sản phẩm này. Bên cạnh việc đem lại thu nhập cho Ngân hàng từ hoa hồng từ phí bảo hiểm do cơng ty bảo hiểm chi trả, ngân

hàng còn giảm thiểu được rủi ro từ việc mất khả năng thanh toán của khách hàng dẫn đến tình trạng nợ xấu.

Đánh giá về khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của sản phẩm:

Đối với các khách hàng đã sử dụng Bảo hiểm tín dụng thì có đến 58% khách hàng khơng hài lịng với sản phẩm hiện tại mình đang sử dụng. Lý do chủ yếu ở việc: Các ngân hàng thường chỉ liên kết với 1 đơn vị bảo hiểm nên khách hàng vay vốn khơng có nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng sản phẩm, khách hàng có cảm giác là đang bị ép mua bảo hiểm chứ khơng phải tự nguyện mua do có nhu cầu.

Thêm vào đó, các ngân hàng khác nhau nhưng triển khai các sản phẩm bảo hiểm tín dụng với nội dung tương tự nhau. Khách hàng lựa chọn sử dụng bảo hiểm tín dụng chủ yếu dựa vào việc lựa chọn ngân hàng vay vốn và từ đó sử dụng ln bảo hiểm do Ngân hàng cung cấp.

Một yếu tố khác là: các khoản vay thế chấp hay cầm cố tài sản thì mặc dù Ngân hàng Nhà nước khơng bắt buộc nhưng có khuyến khích các ngân hàng tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm đối tài sản thế chấp/cầm cố, đặc biệt là đối với tài sản hình thành trong tương lai. Điều này cũng phần nào hạn chế việc các Ngân hàng bán tiếp bảo hiểm tín dụng cho cùng 1 khách hàng và vì vậy bảo hiểm tín dụng cá nhân chủ yếu thích hợp và dễ bán cho các khách hàng vay dạng tín chấp.

Các sản phẩm Bảo hiểm tín dụng cá nhân hiện đang cung cấp trên thị trường thường tương tự nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ sản phẩm, có một vấn đề bất cập là các ngân hàng/doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng một mức phí chung duy nhất không phân biệt nghề nghiệp, độ tuổi cho các đối tượng khách hàng. Điều này là chưa thực sự hợp lý. Dưới đây là bảng phí bảo hiểm tín dụng được cung cấp qua Ngân hàng Vietcombank:

Bảng 2.5: Tỷ lệ phí Bảo hiểm tín dụng cá nhân tại Vietcombank

Định kỳ thu phí

Cơ sở tính phí

(% Dư nợ gốc đầu kỳ)

Vay khơng có tài sản đảm bảo ( Tín dụng, vay nhân viên công nhân viên)

Hàng tháng 0,0752 Hàng quý 0,2386 Nửa năm 0,3756 Hàng năm 0,6519 Vay hộ kinh doanh, vay mua nhà.

( Vay mua nhà các loại, vay mua đất)

Hàng tháng 0,1051 Hàng quý 0,3258 Nửa năm 0,5644 Hàng năm 10,310

Vay mua ô tô

Hàng tháng 0,0842 Hàng quý 0,2714 Nửa năm 0,4032 Hàng năm 0,6807 Vay cá nhân khác

( Vay sửa chữa nhà, vay xây nhà, vay mua sắm tiêu dùng, vay du học, khoản vay khác) Hàng tháng 0,1129 Hàng quý 0,3585 Nửa năm 0,5642 Hàng năm 0,9789 Nguồn: http://www.vietcombank.com.vn/

Các Ngân hàng chỉ phân loại phí bảo hiểm dựa trên kỳ thu phí và mục đích vay/loại hình vay. Thực tế cho thấy, người lao động làm việc tại các mơi trường khác nhau thì rủi ro khác nhau. Có những ngành có rủi ro xảy ra tai nạn lao động rất cao, có những ngành rủi ro thấp. Bên cạnh đó, ở các độ tuổi khác nhau, rủi ro về sức khỏe khác

nhau. Việc Bảo hiểm tín dụng áp dung một mức phí chung sẽ làm việc triển khai sản phẩm chưa thực sự hiệu quả.

 Công tác truyền thông sản phẩm

Thực trạng hiện nay, các Ngân hàng đều chưa đầu tư cho công tác truyền thông. Thực hiện phỏng vấn tại các ngân hàng thì có đến 70% các ngân hàng khơng quan tâm đến việc truyền thông sản phẩn. 30% cịn lại có quan tâm nhưng việc truyền thông chưa thực sự được đầu tư.

Về cách nhìn nhận từ phía khách hàng. Kết quả khảo sát cho thấy: 58% khách hàng mua Bảo hiểm tín dụng là vì nhận thấy lợi ích của sản phẩm, tuy nhiên cũng có đến 42% khách hàng mua bảo hiềm vì cảm giác bị ép mua bảo hiểm. Tỷ lệ này khá cao. Để gia tăng số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm, các ngân hàng cần khắc phục nhược điểm này.

Truyền thông qua đội ngũ nhân viên chưa thực sự hiệu quả. Khảo sát cho thấy có đến 62% các ngân hàng triển khai sản phẩm này thơng qua chính nhân viên Tín dụng, 38% Ngân hàng có lực lượng riêng chuyên bán Bảo hiểm Tín dụng cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm bảo hiểm tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)