Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm bảo hiểm tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 51)

2.3 Đánh giá thực trạng triển khai sản phẩm Bảo hiểm tín dụng cá nhân tại các Ngân

2.3.2 Kết quả đạt được

Sau hơn 4 năm triển khai sản phẩm Bảo hiểm Tín dụng cá nhân, các Ngân hàng Việt Nam đã bước đầu tạo được nhận thức cho khách hàng về sản phẩm mới, và nhiều khách hàng đã hiểu và sử dụng Bảo hiểm Tín dụng như là cơng cụ bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các rủi ro mất tài sản cầm cố/thế chấp khoản vay khi bản thân gặp rủi ro, giúp khách hàng luôn an tâm về cuộc sống của gia đình, người thân khi không may bản thân gặp rủi ro.

Bảo hiểm Tín dụng đã có chỗ đứng vững chắc trong thị trường Ngân hàng, Bảo hiểm. Bảo hiểm Tín dụng đã chứng tỏ được vai trị người bảo vệ của mình khi đứng ra chi trả các khoản dư nợ của các khách hàng không may gặp rủi ro.

Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm tham gia cung cấp Bảo hiểm tín dụng thơng qua kênh ngân hàng ngày càng tăng, đã làm cho thị trường ln có sự cạnh tranh sơi động. Điều này đã buộc các doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng phải tìm ra các giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Những giải pháp mà các

doanh nghiệp bảo hiểm thường áp dụng là nâng cao năng lực tài chính, đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến công nghệ quản lý, chú trọng phát triển thương hiệu… Quá trình này diễn ra liên tục, vì vậy đã làm cho thị trường càng sơi động hơn.

Bảng 2.8: Sản phẩm BHTD Cá nhân triển khai tại các NHTM Việt Nam

STT Tên Ngân hàng Tên sản phẩm Đối tác liên kết

1 Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát

triển Nông thôn Việt Nam

Bảo hiểm Bảo an Tín dụng

Cơng ty cổ phẩn bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp

2 Ngân hàng TMCP Cơng Thương

Việt Nam Phát An Tín Dụng

Cơng ty Bảo hiểm nhân thọ VietinBank Aviva

3 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

Việt Nam

Bảo hiểm Bảo an Tín

dụng Cơng ty TNHH Bảo hiểm nhân

thọ Vietcombank Cardif

4 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

triển Việt Nam BIC- Bình An

Tổng cơng ty Bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

5 Ngân hàng TMCP Á Châu Bảo hiểm người vay

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt Nam (Prévoir Việt Nam).

6 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt

Nam

Bảo an tiêu dùng Công ty bảo hiểm Prudential

7 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương

Tín

An tâm tín dụng Cơng ty bảo hiểm nhân thọ Dai-

ichi Việt Nam

8 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu

Việt Nam

Bảo hiểm tử kỳ dư nợ

tín dụng cá nhân Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prévoir Việt Nam

9 Ngân hàng TMCP Quân Đội Bnhân ảo hiểm Tín dụng cá TQn đội ổng Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm

10 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Bảo hiểm Bảo an Tín

dụng Cơng ty TNHH Bảo hiểm nhân

thọ Vietcombank Cardif

Bảo hiểm hiểm tín dụng phát triển đã nâng cao được nhận thức của người dân về việc tham gia bảo hiểm, bên cạnh đó cịn tích cực góp phần vào cơng tác đề phịng và hạn chế tổn thất. Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm còn là những người trực tiếp tư vấn cho khách hàng về cơng tác đề phịng và hạn chế tổn thất, cùng với khách hàng tham gia giám sát và quản lý rủi ro. Hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm còn bỏ ra từ 5% đến 10% chi phí để tài trợ cho các chương tình an tồn giao thơng, phịng chống cháy nổ, chăm sóc sức khỏe học đường… Những khoản chi phí này có tác dụng rất lớn, một mặt là giúp khách hàng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình khi tham gia bảo hiểm, mặt khác là góp phần đề phịng, hạn chế và làm giảm thiểu tổn thất cho xã hội.

2.3.3 Tồn tại và nguyên nhân

Bảo hiểm tín dụng dù sao cũng là sản phẩm mới trên thị trường Bảo hiểm – Ngân hàng nên khi đưa vào áp dụng cũng gặp phải những tồn tại nhất định.

Những tồn tại của Doanh nghiệp Bảo hiểm:

Trong lĩnh vực tài chính, khối ngân hàng đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong việc cung cấp dịch vụ toàn diện tới khách hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ gia tăng mạnh mẽ nhờ vào việc đầu tư lớn vào hệ thống công nghệ thông tin trong nhiều năm qua. Tuy vậy, nhìn vào lĩnh vực bảo hiểm, có thể thấy, vẫn có khoảng cách rất lớn so với khối ngân hàng. Đa số doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hiện vẫn chưa ứng dụng cơng nghệ trong quy trình kinh doanh (tạo lập đơn bảo hiểm, lập hóa đơn, tạo lệnh chuyển tiền, thanh tốn, tạo lập và phát hành đơn bảo hiểm, v.v…) việc hệ thống cơng nghệ cịn yếu làm cho q trình cung ứng sản phẩm cho khách hàng bị chậm lại. Doanh nghiệp bảo hiểm không kết nối được với ngân hàng trong quá trình cung ứng sản phẩm làm cho quy trình sản phẩm bị chậm trễ.

Bên cạnh việc đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin lõi, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa triển được thương mại điện tử đa kênh, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, giảm chi phí giao dịch. Việc xây dựng hệ

thống thương mại điện tử đa kênh là rất cần thiết vì nó tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng, nó cho phép các hoạt động kinh doanh giữa các kênh phân phối khác nhau được tích hợp với nhau, có nghĩa là một khách hàng có thể nhảy qua giữa các kênh bán hàng khác nhau và nhận được cùng một dịch vụ liền mạch, cho dù họ đang mua bảo hiểm thông quan Ngân hàng, mua trực tuyến, thông qua một đại lý... là việc làm hết sức cần thiết.

Năng lực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm còn nhiều hạn chế. Phần lớn là do năng lực tài chính yếu kém. Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ cịn yếu đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình hoạt động kinh doanh. Hạn chế này thể hiện rất rõ trong các khâu, như: đánh giá và quản lý rủi ro, tính phí bảo hiểm, thiết kế sản phẩm, tổ chức kênh phân phối, giám định và bồi thường tổn thất….

Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh đã và đang diễn ra khá phổ biến, hiện tượng trục lợi bảo hiểm có xu hướng ngày càng tăng. Hình thức trục lợi phổ biến trên thị trường bảo hiểm Việt Nam là khai báo sai sự thật, giả mạo hồ sơ, giấy tờ, thậm chí tự gây thương tích để địi tiền bảo hiểm. Vấn đề này, một mặt gây tổn thất cho chính các cơng ty bảo hiểm, một mặt làm cho việc tham gia Bảo hiểm bị sai mục đích bảo vệ vốn có.

Ngun nhân của những hạn chế trên có rất nhiều, song những nguyên nhân chính phải kể đến là:

 Hệ thống luật pháp còn thiếu và chưa đồng bộ. Công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm chưa theo kịp sự phát triển của thị trường. Phương thức kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp bảo hiểm cịn nặng về thủ tục hành chính.

 Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm, do chỉ chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng và chiếm lĩnh thị phần cho nên chính sách của họ chỉ tập trung vào khâu khai thác những sản phẩm truyền thống. Những sản phẩm mới, những thị trường mới như

Bảo hiểm tín dụng cho người đi vay chưa được quan tâm đúng mức. Doanh nghiệp Bảo hiểm chưa đầu tư đúng mức cho việc ứng dụng khoa học công nghệ.

 Trình độ quản lý, trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ làm bảo hiểm còn nhiều bất cập. Đặc biệt là nhận thức của khách hàng đã tham gia bảo hiểm và của dân chúng còn hạn chế. Phần lớn họ chưa ý thức được vai trò của bảo hiểm.

Những tồn tại của hệ thống Ngân hàng:

Nguồn lực nhân sự của ngân hàng chưa được đào tạo bài bản về kiến thức bảo hiểm nên dễ phát sinh các trường hợp tư vấn khơng chính xác, khơng đầy đủ dẫn đến các khiếu nại sau này của khách hàng.

Nhân viên ngân hàng cịn gặp nhiều khó khăn khi tiếp thị sản phẩm đến khách hàng, nhiều khách hàng không được tư vấn kỹ nên mua Bảo hiểm Tín dụng khơng phải với mục đích bảo vệ mà với mục đích được vay vốn vì họ có cảm giác đang bị nhân viên ngân hàng “ép”.

Các ngân hàng vẫn ưa chuộng các biện pháp hạn chế rủi ro nợ xấu truyền thống hơn là việc sử dụng bảo hiểm. Bên cạnh đó ngân hàng cũng chưa quan tâm đến lợi nhuận từ hoa hồng phí bảo hiểm tín dụng mang lại nên chưa có sự quan tâm đúng mức cho sản phẩm này, thể hiện ở chỗ: không giao chỉ tiêu sản phẩm này cho nhân viên, khơng có chương trình thi đua, chương trình hỗ trợ chi phí cho việc bán sản phẩm.

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Cardif - cơng ty bảo hiểm thuộc Tập đồn tài chính hàng đầu thế giới BNP Paribas, trong năm 2010 gần 70% người tiêu dùng lướt Web để tìm thơng tin trước khi họ mua một sản phẩm bảo hiểm. Các Website do đó trở thành một trong những nguồn thông tin đáng tin cậy để đưa đến quyết định mua hàng của họ. Trong khi đó, các ngân hàng/cơng ty bảo hiểm Việt Nam lại chưa có chiến lược truyền thơng đúng mức cho sản phẩm Bảo hiểm tín dụng, điều này làm cho mức độ nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm rất thấp.

Hiện nay, các Ngân hàng chưa có cơng cụ hỗ trợ khách hàng nhận thức rõ ràng về sản phẩm, chưa tạo sự sự thuận tiện cho khách hàng như chưa giúp khách hàng hiểu rõ quy trình sản phẩm, chưa có phần mềm tính phí cho khách hàng nên chưa thể đưa sản phẩm đến với những khách hàng bận rộn, thường xuyên phải làm việc bằng máy tính và internet.

Hành lang pháp lý cho việc hợp tác Ngân hàng, Bảo hiểm mới ban hành tháng 7/2014 nên từ trước tới nay sự hợp tác này chủ yếu ở mức độ “thăm dò, giữ chỗ”.

Một trong những hạn chế khác là hầu như những khách hàng đã mua sản phẩm lần đầu đều không mua sản phẩm lần thứ hai và khơng khuyến khích bạn bè người thân tham gia sản phẩm. Lý giải cho điều này: Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng hiện nay chủ yếu là ngắn hạn. Trong khoảng thời gian ngắn, khách hàng ít có biến động về sức khỏe. Nên hầu hết khách hàng mua bảo hiểm trong ngắn hạn đều không nhận thấy được ưu điểm của sản phẩm. Và lần sau khi nhân viên tư vấn về sản phẩm khách hàng đã từ chối mua tiếp.

Nguyên nhân của chính của những hạn chế trên phải kể đến là:

 Hệ thống pháp lý chưa hồn thiện, kéo theo đó là chưa có sự đồng bộ trong pháp lý đối với các ngành liên quan (ngân hàng, bảo hiểm). Mặc dù Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư hướng dẫn triển khai kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng, tuy nhiên sẽ không thấy được sự phát triển ngay lập tức của việc kinh doanh sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng.

 Hiện tại, ngành ngân hàng trong nước đang phải đối mặt với áp lực về khả năng thanh khoản, cải thiện danh mục cho vay... Vì vậy, mặc dù hợp tác với công ty bảo hiểm để bán bảo hiểm tín dụng cho khách hàng là một cách tốt để ngân hàng tạo ra thu nhập ngoài lãi suất, hạn chế rủi ro nợ xấu nhưng cũng chưa thể khẳng định: kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng sẽ là ưu tiên đặc biệt đối với nhiều ngân hàng tại thời điểm này.

Bảo hiển Tín dụng đã triển khai tại Việt Nam trên 5 năm, nhưng kết quả khảo sát lại chỉ ra rằng chỉ có 34% khách hàng được hỏi có biết đến sản phẩm, con số này là quá thấp. Thêm vào đó có đến 88% khách hàng được hỏi tự tin về khả năng trả nợ của mình trong tương lai, nên nhu cầu mua bảo hiểm tín dụng của họ hầu như khơng có.

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát khách hàng về sản phẩm Bảo hiểm Tín dụng 34% Khách hàng được hỏi biết về sản phẩm “Bảo hiểm tín dụng”

88% Khách hàng được hỏi tự tin về khả năng ổn định tài chính của mình trong 10 năm tới.

Nguồn: www.bnpparibas.com

Quy trình sản phẩm cịn phức tạp, chưa thật sự thuận tiện cho khách hàng. Thủ tục còn rườm rà. Là thủ tục một cửa nhưng nhiều khi khách hàng phải đi khám sức khỏe theo yêu cầu của công ty bảo hiểm. Trong khi khách hàng chưa thực sự mặn mà và chưa thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ mình khi mua Bảo hiểm tín dụng thì việc u cầu khám sức khỏe đã vơ tình làm khách hàng ngại và từ bỏ ý định mua bảo hiểm.

Phí bảo hiểm chưa có sự phân biệt giữa các độ tuổi của người đi vay, chưa có sự phân biệt theo rủi ro xảy ra tai nạn, ảnh hưởng sức khỏe của các ngành nghề nên chưa thực sự phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo việc định phí bảo hiểm phù hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày nh ững vấn đề liên quan đến thực trạng triển khai Bảo hiểm tín dụng tại các NHTM trên đ ịa bàn Tp.HCM. Mặc dù đã có rất nhiều thành tựu và tiến bộ đáng kể trong quá trình phát triển khai sản phẩm, tuy nhiên những khó khăn và tồn tại trong thời gian qua đã phần nào hạn chế quá trình phát triển của sản phẩm.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

BẢO HIỂM TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm bảo hiểm tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 51)