Quy định pháp luật về hoạt động của trường đại học tư thục tại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thành lập và hoạt động của trường đại học tư thục theo mô hình doanh nghiệp (Trang 30)

1.3. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG

1.3.3.2. Quy định pháp luật về hoạt động của trường đại học tư thục tại Việt

Nam

Về hoạt động của các trường đại học hiện nay được quy định tại chương III Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chương IV của Luật Giáo dục đại học 2012. Hiện nay về hoạt động và đào tạo ở các trường đại học tư thục vì mục đích lợi nhuận hay phi lợi nhuận đều được điều chỉnh chung với mô hình giáo dục đại học. Quá trình hoạt động và đào tạo là một trong những vai trò rất quan trọng ở các trường đại học tư thục cũng như cơng lập. Vì đó là nơi đào tạo ra con người, ra những sản phẩm cho xã hội, xã hội muốn phát triển hay khơng cũng do chính lực lượng này. Từ những tầm quan trọng trên, chính phủ cũng như các cơ

7 Điều 21, Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg 8 Điều 23, Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg

9 Điều 24, Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg

quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật, quy định riêng cho phần nội dung này, làm khung pháp lý chung cho các trường đại học có cơ sở pháp lý để tổ chức giáo dục và đào tạo.

1.3.4. So sánh mơ hình hoạt động của trường đại học tư thục với mơ hình hoạt động của cơng ty cổ phần

Bảng tóm tắt khác biệt giữa mơ hình hoạt động của trường đại học tư thục và công ty cổ phần:

Trường đại học tư thục Công ty cổ phần Giống nhau

Đều là những tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập, được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam, có mơ hình hoạt động gần giống như nhau, có kinh phí, tài chính hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước các cơ quan nhà nước.

Khác nhau Cơ cấu tổ chức

- Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các đơn vị trong trường.

- Các chức danh quản lý do cơ quan nhà nước bổ nhiệm.

- Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc và các chức danh quản lý khác.

- Các chức danh quản lý do đại hội đồng cổ đông quyết hay ủy quyền lại cho hội đồng quản trị quyết.

Về cấu trúc

- Hoạt động theo kiểu lấy giáo dục và đào tạo làm trọng tâm, các cổ đông được chia phần lợi nhuận nhưng không quá 20% theo lãi suất của trái phiếu chính phủ.

- Hoạt động theo kiểu đối vốn, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông chủ yếu dựa trên nguyên tắc đối vốn.

Cơ sở pháp lý

- Điều chỉnh bởi Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, các nghị định, quyết định và thông tư.

- Điều chỉnh bởi luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư…

Mục đích hoạt động

- Giáo dục và đào tạo là mục đích chính - Lợi nhuận là mục đích nhính

Những điểm khác

- Được kêu gọi các nhà tài trợ và được các cá nhân, tổ chức tài trợ, quyên góp - Được miễn thuế doanh nghiệp

- Được ưu tiên sự hỗ trợ về phía nhà nước

- Các vốn góp là do các cổ đơng

- Chịu thuế doanh nghiệp

1.4. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC THEO MƠ HÌNH DOANH NGHIỆP TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TƯ THỤC THEO MƠ HÌNH DOANH NGHIỆP TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Tại Thái Lan, theo đạo luật đại học tư thục của nước Thái Lan, Private University

Act, B.E. 2546 (2003), quy định thủ tục, quy trình thành lập cũng như về tổ chức, hoạt động của trường đại học tư thục như sau:

Về đơn xin phép thành lập trường đại học tự thục do Bộ trưởng quyết định và phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Tên và loại của trường

- Mục tiêu hoạt động của nhà trường

- Vị trí và kế hoạch thể hiện khu vực và các tòa nhà. - Các chi tiết về đất đai phải đúng theo quy định. - Vốn của bên được cấp phép với dự án chi tiêu. - Con dấu đại học, phù hiệu, hoặc biểu tượng.

- Dự án quản lý giáo dục và thiết bị chính trong quản lý giáo dục.

- Chương trình giảng dạy, đánh giá giảng dạy và giáo dục. - Mức học phí, bảo trì và các loại phí khác.

- Thủ tục nhập học và miễn nhiệm học sinh. - Đồng phục và trang phục của học sinh.

- Mơ tả vị trí, trình độ của giám đốc điều hành, giảng viên và nhân viên, quy mô tiền lương, thù lao, bồi thường, tiêu chuẩn cho việc làm và chấm dứt và phúc lợi của giám đốc điều hành, khoa, gia sư và nhân viên.

- Các loại khác theo quy định của Quy chế Bộ trưởng.

Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị trong nhà trường đại học tư thục được quy định bao gồm các quyền như sau:

- Xem xét phê duyệt các vấn đề khác nhau phải được hội đồng quản trị phê duyệt theo Đạo luật này.

- Đưa ra ý kiến và lời khuyên cho Bộ trưởng về việc ban hành các quy chế và thông báo của Bộ trưởng theo đạo luật này và các vấn đề khác liên quan đến đại học tư thục.

- Xác nhận chương trình học phù hợp với tiêu chuẩn do bộ quy định.

- Để phê duyệt cho việc chứng nhận tiêu chuẩn học tập và công nhận của đại học tư nhân phù hợp với tiêu chuẩn học tập theo quy định của đại học.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của đạo luật này hoặc bất kỳ luật nào khác là quyền hạn và nhiệm vụ của hội đồng quản trị.

Dưới quyền của hội đồng quản trị nhà trường cịn có hội đồng đại học tư nhân, đây là bộ phận trực tiếp điều hành, quản lý quá trình hoạt động của nhà trường bao gồm những người như sau:

- Chủ tịch hội đồng đại học theo đề nghị của bên được cấp phép (chức danh này do Bộ trưởng bổ nhiệm)

- Hiệu trưởng là thành viên của hội đồng đại học theo chức vụ, do hội đồng đa ̣i học bổ nhiê ̣m.

- Các thành viên đủ điều kiện khơng ít hơn bảy người nhưng khơng q mười bốn người theo đề xuất của bên được cấp phép có ít nhất một đại diện của khoa.

- Thành viên đủ điều kiện của hội đồng đại học không dưới 3 người do Bộ trưởng lựa chọn từ danh sách thành viên đủ điều kiện được hội đồng quản trị phê duyệt.

Cịn các chức danh hiệu phó do hiệu trưởng bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm với sự chấp thuận của hội đồng đại học.Về phía nhà nước, chính phủ trợ cấp và hỗ trợ đại học tư thục như sau:

- Cho phép cán bộ, nhân viên chính phủ làm việc tại đại học tư thục với mức lương và bồi thường theo quy định và thủ tục theo quy định của nội các.

- Thiết lập quỹ phát triển cho đại học tư thục ở nhiều khía cạnh khác nhau. - Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa và thiết bị lâu bền được sử dụng trong giáo dục và nghiên cứu thông qua việc xác nhận của hội đồng quản trị như đã nêu trong mã số doanh thu.

- Thúc đẩy và hỗ trợ việc sử dụng chung các nguồn lực giữa các trường đại học nhà nước và các trường đại học tư.

Tóm lại: Đạo luật của trường đại học tư thục của Thái Lan có nhiều điểm

khác so với các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam quy định cho trường đại học tư thục như: Cơ quan cấp phép thành lập và hoạt động, các chức danh trong nhà trường cũng như hội đồng quản trị, hội đồng đại học họ có được quyền riêng và được phân cấp quyền cho mỗi thành viên trong quá trình hoạt động…

Tại Hoa Kỳ, hiện nay có khoảng 1.800 trường đại học tư thục. Phần lớn các trường này bị sự điều chỉnh bởi các luật riêng của mỗi tiểu bang, có tổ chức và hoạt động như là một loại hình doanh nghiệp cơng ty cổ phần, phần lớn các trường đại học tư thục ở Mỹ là hoạt động với mục đích là phi lợi nhuận khơng do chính phủ điều hành, nhưng cũng được chính quyền các tiểu bang ưu đãi, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục tư nhân phát triển và hoạt động. Cụ thể như giảm chính sách thuế, đất đai, mặt bằng sử dụng… ngồi ra chính quyền tiểu bang cịn tạo điều kiện cho người học vay hay hỗ trợ tài chính về các khoản chi phí cho suốt q trình học tập. Về tính chất pháp lý cũng như kinh tế thì các loại hình cơ sở giáo dục này được

xem là độc lập hồn tồn về tài chính cũng như tổ chức, quản lý, điều hành của nhà trường. Họ không phụ thuộc vào chính phủ hay chính quyền ở các tiểu bang có thành lập các cơ sở giáo dục…cụ thể là trường đại học tư thục Harvard, Stanford, Yale, Princeton…

Tại Nhật Bản, tính đến năm 2010, Nhật Bản có 597 trường đại học tư, trong

đó có 86 trường đại học quốc gia và 95 trường đại học công lập, trường đại học tư thục ở Nhật Bản chiếm ¾ trên tổng số các trường đại học. Các trường đại học tư thục ở Nhật Bản phần lớn chính phủ khơng hỗ trợ kinh phí cho trường hoạt động, các trường tư thục thì được miễn thuế hoàn toàn, các nguồn kinh phí hoạt động phần lớn là họ phải tự gánh chịu. Các trường đại học nổi tiếng ở Nhật cũng như trên thế giới phần lớn tập trung vào các trường đại học tư thục. Cụ thể như Đại học Waseda, Đại học Meiji, Đại học Hosei, Đại học Nihon, Đại học Chuo, Đại học Kansai, Đại học Rikkyo, Đại học Ritsumeikan, Đại học Tokyo, Đại học Kinki.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả tập trung lý luận, phân tích sự hình thành, khái niệm về trường đại học tư thục, các loại hình, mơ hình của trường đại học tư thục, cơng lập trong nước cũng như một số nước trên thế giới nhằm làm sáng tỏ, nổi bật tầm quan trọng ở các trường đại học tư thục đang tồn tại và hình thành tại Việt Nam. Trong đó nêu lên giá trị và tầm quan trọng của trường đại học tư thục hoạt động như là một mơ hình doanh nghiệp, để từ đó hịa nhập vào xu hướng chung của tồn xã hội và thế giới, thúc đẩy nhà nước phát triển về kinh tế cũng như ở các trường đại học tư thục… cùng với những lý luận, phân tích trên, tác giả so sánh làm nổi bật lên giá trị của một trường đại học tư thục với tư cách là một doanh nghiệp lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Bên cạch đó cũng nêu lên những quy định, khung pháp lý cho các trường đại học tư thục trở thành một doanh nghiệp, mà cụ thể là theo dạng mơ hình cơng ty cổ phần. Qua chương 1 bản thân cũng đã trình bày các quy trình, thủ tục, các bước thành lập cũng như quá trình tổ chức, hoạt động của trường đại học tư thục, đồng thời có sự so sánh với một số quốc gia khác trên thế giới, để từ đó có cái nhìn khái quát hơn, phù hợp hơn.

Từ những vấn đề trên bản thân tiếp tục phân tích, diễn giải, trình bày những vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật đối với các trường đại học tư thục hiện nay và đề xuất các chính sách, phương pháp, giải pháp để hồn thiện và góp phần cho mơ hình các trường đại học tư thục được phép tổ chức và hoạt động giáo dục và đào tạo như là một mơ hình doanh nghiệp cho những năm tới trong phần chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC

THEO MƠ HÌNH DOANH NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC ĐANG HOẠT ĐỘNG THEO MƠ HÌNH DOANH NGHIỆP TRONG THỤC ĐANG HOẠT ĐỘNG THEO MƠ HÌNH DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC

2.1.1. Thực trạng của các trường đại học tư thục đang hoạt động theo mơ hình doanh nghiệp doanh nghiệp

Hiện nay, cả nước có 65 trường đại học tư thục đang hoạt động, song chưa có cơ chế, các văn bản quy phạm pháp luật nào quy định riêng cho mơ hình đại học tư thục, mà đa phần các trường đại học này hoạt động dựa trên những quy định chung như: Luật Giáo dục đại học 2012; Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, ngày 21/4/2017 và Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg, ngày 10/12/2014 hay những điều lệ quy định của đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị. Một mặt là hoạt động dựa trên khung pháp lý, mặt khác thì họ phải tự quyết nhằm đảm bảo điều kiện cho quá trình tổ chức, hoạt động của nhà trường. Phần lớn các trường đại học tư thục hiện nay rất khó hoạt động vì khung pháp lý cịn bị ràng buộc chung với mơ hình trường đại học cơng lập. Có thể nói rằng, 65 trường đại học tư thục hiện nay có tổ chức và hoạt động khơng khác gì một mơ hình doanh nghiệp, đó là cơng ty cổ phần. Được pháp luật “khốc” lên mình một cái áo doanh nghiệp bởi về địa vị pháp lý ở các trường đại học tư thục hiện nay, chưa có điều nào quy định cụ thể cho họ hoạt động như là một doanh nghiệp. Do vậy 65 trường đại học tư thục này, hoạt động mang tính chất đầy rủi ro và bất cập. Từ đây dẫn đến sự phát triển và tồn tại các trường đại học tư thục khó đảm bảo cho sự phát triển và tồn tại lâu dài. Bản thân tác giả nhận thấy không biết gọi các trường đại học tư thục hiện nay hoạt động trên mơ hình nào? Doanh nghiệp hay không doanh nghiệp, phi lợi nhuận hay lợi nhận? bên cạnh đó cũng rất

khó cho nhà nước quy định cụ thể cho họ hoạt động với mơ hình doanh nghiệp. Bởi vì sản phẩm tạo ra ở đây là loại “Sản phẩm đặc biệt” đó là đào tạo ra con người, do đó hoạt động theo luật doanh nghiệp thì khó thực hiện được. Vì bản chất của doanh nghiệp là sinh lợi lấy việc kinh doanh sinh lợi nhuận là chính. Cịn ở các trường đại học tư thục thì khơng thể như vậy được, mà phải lấy mục tiêu giáo dục và đào tạo ra con người cho xã hội là chính. Những trường đại học tư thục hiện nay trên toàn quốc. [xem phục lục 1]

Về vốn đầu tư, học phí là một trong những điều kiện quan trọng cho một trường đại học tư thục tồn tại và phát triển. Vì trường đại học tư thục muốn phát triển, thu hút được người học thì cần phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giảng viên giỏi, chất lượng đào tạo phải tốt, phải có uy tín cung cấp sản phẩm đào tạo ra có chất lượng cho các doanh nghiệp… hiện nay, phần lớn các trường đại học tư thục có đầu tư cơ sở, trang thiết bị rất mạnh, rất hiện đại và rất kịp thời cho quá trình đào tạo và giáo dục. Ví dụ như trường Đại học tư thục RMIT, Đại học tư thục FPT, Đại học tư thục Nguyễn Tất Thành, Đại học tư thục Hoa Sen… những trường này họ sẵn sàng bỏ ra hàng trăm tỷ để đầu tư trang thiết bị cho việc đào tạo và giáo dục, thương hiệu và phát triển cho nhà trường. Họ sẵn sàng mạnh dạn mua bản quyền và dịch giáo trình từ các nhà xuất bản lớn như Pearson, Cengate, McGraw Hills để phục vụ đào tạo hay những cơ sở vật chất hiện đại để phục vụ cho q trình giảng dạy và đào tạo. Bên cạnh đó, các trường này cịn thành lập các trung tâm nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ dạy và học như MOOCs, Flip class, Blended Learning để áp dụng nâng cao chất lượng, mang tính chất chiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thành lập và hoạt động của trường đại học tư thục theo mô hình doanh nghiệp (Trang 30)