Những thành công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thành lập và hoạt động của trường đại học tư thục theo mô hình doanh nghiệp (Trang 38 - 42)

2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ

2.1.2.1. Những thành công

Trải qua gần 30 năm, kể từ khi Trường Đại học tư thục Thăng Long đầu tiên ra đời năm 1988, đến nay đã góp phần làm thay đổi mơ hình hệ thống giáo dục Việt

Nam ngày càng phát triển phù hợp với xu thế tồn cầu hóa, đa dạng hóa các mơ hình giáo dục, đem lại rất nhiều thành quả từ nền giáo dục quốc dân trên các lĩnh vực cụ thể như: sự cạnh tranh giữa hai mơ hình giáo dục cơng và tư, tăng số lượng người học, đội ngũ giảng viên, lực lượng lao động cung cấp cho thị trường lao động, góp phần làm giảm ngân sách nhà nước, thay đổi nền kinh tế xã hội… tác giả xin được khái quát lại một số thành công như sau:

Thứ nhất, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, với chính sách thay đổi

căn bản, toàn diện của nền giáo dục Việt Nam, đến nay đã có 65/171 trường đại học tư thục được thành lập trên cả nước chiếm 28% trên tổng số 236 trường đại học. Tương lai số trường đại học tư thục sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa, sau khi Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi, bổ sung, chuẩn bị ban hành. Sự phát triển hệ thống giáo dục nói chung và các trường đại học tư thục nói riêng là một nhu cầu tất yếu trong quá trình phát triển xã hội.

Bảng 1: Thống kê tốc độ tăng trưởng của các trường đại học tư thục và công lập qua các năm (nguồn qua thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo 52 và tính tốn của tác giả)

Năm học Đại học 2013 – 2014 2014 – 2015 2015 – 2016 2016 – 2017 Tổng số 214 219 223 235 Công lập 156 159 163 170 Tỷ lệ % 73 73 73 72 Tư thục 58 60 60 60 Tỷ lệ % 27 27 27 28

Qua thống kê cho thấy đến năm 2014 trở về sau các trường đại học tư thục dậm chân tại chỗ khơng có thành lập mới. Chưa thật sự góp phần thực hiện xã hội hóa giáo dục và tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, nhờ có mơ hình giáo dục tư nhân phát triển mà cụ thể là các trường đại

học tư thục đã góp phần đào tạo và cung cấp lực lượng cho thị trường lao động rất lớn. Trong đó phát triển đội ngũ giảng viên là một trong những lực lượng đầu tàu trong giáo dục và đào tạo. Mặt khác cùng với sự ra đời và phát triển các trường đại học tư thục đã đáp ứng được rất nhiều những nguyện vọng, những nhu cầu của nhân dân, của người học, của xã hội, đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, các loại hình đào tạo, nâng cao tính cạnh tranh và tạo ra chất lượng trong việc giáo dục và đào tạo, từ đó rất tiện lợi cho việc người học tự do lựa chọn cho mình có một mơi trường học theo sở thích và nhu cầu.

Bảng 2: Thống kê số sinh viên của trường đại học tư thục và công lập qua các năm (nguồn qua thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tính tốn của tác giả)

Năm học Sinh viên 2013 – 2014 2014 – 2015 2015 – 2016 2016 – 2017 Tổng số 1.670.023 1.824.328 1.753.174 1.767.879 Công lập 1.493.354 1.596.754 1.520.807 1.523.904 Tỷ lệ % 89 88 87 86 Tư thục 176.669 227.574 232.367 243.975 Tỷ lệ % 11 12 13 14

Từ bảng thống kê trên cho ta thấy số lượng mà các trường đại học tư thục đào tạo ra lực lượng sinh viên khơng hề nhỏ và có chiều hướng phát triển nhiều hơn. Cụ thể năm 2013 – 2014 số lượng các trường đại học đào tạo sinh viên là 176.669 chiếm tỷ lệ 11%, năm 2014 – 2015 có 227.574 (SV) chiếm 12%, năm 2015 – 2016 có 232.367 (SV) chiếm 13% và năm 2016 – 2017 có 243.975 (SV) chiếm 14%. Với những con số này cho chúng ta thấy rằng các trường đại học tư thục đào tạo sinh viên ngày càng phát triển.

Bảng 3: Thống kê số lượng giảng viên của trường đại học tư thục qua các năm (nguồn qua thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tính tốn của tác giả)

Năm học Giảng viên 2013 – 2014 2014 – 2015 2015 – 2016 2016 – 2017 Tổng số 65.206 65.664 69.591 72.792 Công lập 52.500 52.689 55.401 57.634 Tỷ lệ % 81 80 80 79 Tư thục 12.706 12.975 14.190 15.158 Tỷ lệ % 19 20 20 21

Lực lượng giảng viên là một đội ngũ vô cùng quan trọng trong việc giáo dục và đào tạo HS – SV, nhà trường muốn tồn tại và phát triển hay không, xã hội muốn phát triển hay khơng? Cũng một phần do chính lực lượng này. Vì đây là lực lượng đào tạo ra con người, truyền tải những kiến thức, những trí tuệ cho HS-SV. Nhìn vào số liệu bảng trên cho chúng ta thấy rằng số lượng giảng viên hiện nay ở các trường đại học tư thục phát triển đều và nhiều hơn ở các trường đại học công lập. Cụ thể năm 2016 – 2017 có 15.158 (GV) chiếm 21%.

Thứ ba, về chất lượng đội ngũ giảng dạy cũng như chất lượng đào tạo của các trường đại học tư thục, phải nói rằng vì mơ hình hoạt động của các trường đại học tư thục giống như là mơ hình hoạt động của một doanh nghiệp, nên phần nào đó họ tự chủ và tự quyết nhiều hơn. Quá trình hoạt động chủ yếu là tự làm chủ, tự chịu trách nhiệm, do vậy họ rất linh hoạt, uyển chuyển, tiếp cận nhanh, sẵn sàng thuê người quản lý giỏi hoặc tuyển giảng viên giỏi về cho nhà trường làm việc, không giống như bên trường đại học công lập mỗi lần tuyển một giảng viên là phải theo đúng thủ tục và quy trình, làm giảm đi tính nhạy bén, thích nghi và cạnh tranh… về chất lượng đầu ra và kết quả đào tạo là sự sống còn và tồn tại của nhà trường. Do vậy các trường đại học tư thục rất quan tâm đến từ những trang thiết bị cơ sở vật

chất hiện đại cho đến chất lượng giảng dạy.

Thứ tư, giảm bớt gánh nặng cho nhà nước trong việc đầu tư ngân sách cho các trường đại học và nhân sự, cơ quan quản lý. Từ khi các trường đại học tư thục ra đời đã làm giảm ngân sách của nhà nước chi cho giáo dục rất lớn. Ví dụ: cứ khoảng 240 nghìn sinh viên ra trường ở các trường ngồi cơng lập thì làm lợi cho ngân sách nhà nước khoảng 2.400 tỷ đồng12. Năm 2015 nhà nước đã chi 225.000 tỷ cho giáo dục

chiếm 20% trên tổng ngân sách nhà nước13. Để phát triển kinh tế cho xã hội thì một trong những nguyên nhân chính đó là giảm bớt đi gánh nặng mà nhà nước chi cho giáo dục, mà thay vào đó là tạo điều kiện cho các trường đại học tư thục phát triển để chia sẽ những khó khăn với nhà nước. Mặt khác các trường đại học tư thục ra đời làm giảm bớt các trường đại học cơng lập, góp phần giảm bớt giảm bớt đi ngân sách của nhà nước chi cho giáo dục đại học. Giảm bớt đi một trường, giảm bớt đi lực lượng nhân sự là giảm bớt chi phí ngân sách cho nhà nước.Trường đại học tư thục ra đời ít nhiều cũng góp phần thu hút mạnh mẽ nguồn lực ngoài nhà nước, tạo khả năng nâng cao chi phí giáo dục đại học trên đầu sinh viên, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước bắt kịp trình độ giáo dục đại học trong khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thành lập và hoạt động của trường đại học tư thục theo mô hình doanh nghiệp (Trang 38 - 42)