NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thành lập và hoạt động của trường đại học tư thục theo mô hình doanh nghiệp (Trang 47 - 54)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC HOẠT ĐỘNG THEO MƠ HÌNH DOANH NGHIỆP

Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luâ ̣t điều chỉnh ở các trường đại học tư thục chủ yếu là Luật Giáo dục đại học 2012, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; Quyết định số 31/2017/QĐ – TTg, ngày 17/7/2017 quyết định về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh

vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần; Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định điều lệ trường đại học… so với Quyết định số 240-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc ban hành quy chế đại học tư thục năm 1993 thì Luật Giáo dục đại học 2012 được đánh giá là mợt bước lùi. Bởi vì, trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay chưa có chế định nào quy định riêng cho các trường đại học tư thục tổ chức và hoạt động.

Bản thân tác giả xin được nêu lên một vài quan điểm cá nhân đối với những vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật quy định cho các trường đại học tư thục hiện nay như sau:

Thứ nhất, các văn quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

ban hành, cịn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa đảm bảo, chưa đầy đủ, chưa chính xác, thiếu thực tiễn và tính khả thi… các trường đại học tư thục tổ chức và hoạt động chưa có tính độc lập mà phần lớn còn bị kèm kẹp và bị điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật quá nhiều. Do vậy ít nhiều đã kiềm chế và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của mơ hình giáo dục tư thục. Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định khi cơ cấu hội đồng quản trị buộc phải có thành phần đương nhiên. Đây cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng, tác động đến quá trình hình thành, hoạt động, phát triển và tồn tại cho các trường đại học tư thục. Hiện nay, tại Việt Nam thật sự chưa có một trường đại học tư thục nào hoạt động vì phi lợi nhuận. Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật can thiệp khá nhiều vào khâu tổ chức nhân sự, cũng như quá trình điều hành và tổ chức hoạt động của nhà trường… điều này khá mâu thuẫn so với bộ máy làm việc của một trường đại học tư thục có mơ hinh hoạt động như là một doanh nghiệp. Mà lẻ ra phải để cho họ có tồn quyền quyết định từ các khâu tổ chức nhân sự cho đến chiến lược phát triển và hoạt động của nhà trường.

Thứ hai, đối với các điều kiện thành lập trường, do tính đặc thù và đặc điểm

riêng của các trường đại học tư thục có nhiều điểm khác so với các trường đại học công lập. Do vậy nhà nước cần phải ban hành pháp luật quy định riêng cho các trường đại học tư thục. Từ những điều kiện về đội ngũ giảng viên, đội ngũ quản lý

cho đến chương trình, nội dung, mục tiêu, các ngành nghề đào tạo… Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy đi ̣nh khuyến khích các nhà đầu tư thành lập trường đại học tư

thục khơng vì lợi nhuận. Với nội dung này nhà nước đã hàm ý cho phép các nhà đầu

tư được quyền thành lập các trường đại học tư thục vì lợi nhuận, mà vì lợi nhuận thì có nghĩa là các trường đại học tư thục được phép tổ chức, hoạt động, điều hành công việc giáo dục và đào tạo như là một doanh nghiệp. Vì vậy nhà nước cần phải có pháp luật quy định riêng cho loại hình đặc biệt này để nhà trường có cơ sở pháp lý tiến hành tổ chức, thành lập, hoạt động và phát triển.

- Với diện tích quy định 25m2/SV như vậy rất khó thực hiện. Vì số lượng sinh viên hiện nay học khá đông gần 1,7 triệu người trong năm 2017 47, trong khi diện tích đất đai ở Việt Nam thì khá nhỏ, do vậy để đáp ứng điều kiện trên thì các trường đại học tư thục khó đáp ứng được. Rất khó khăn cho họ thực hiện, cũng như quá trình quản lý nhà nước được tốt, làm xáo trộn, khơng kiểm sốt được q trình quản lý và điều hành đất nước trong lĩnh vực giáo dục.

- Với quy định tối thiểu là 1.000 tỷ (không kể giá trị đất đai xây dựng trường) thì mới được phép thành lập trường đại học tư thục, so với trước đây chỉ cần 250 tỷ. Để được số vốn thành lập trường như vậy, các nhà đầu tư phải góp vốn vào thành lập bằng chính tiền và tài sản của họ. Do vậy họ cần có văn bản luật quy định rõ ràng những quyền lợi chính đáng, hợp pháp của họ trong quá trình đầu tư thành lập trường. Nếu không sẽ dẫn đến những bất cập xảy ra ở các trường đại học tư thục cho quá trình hình thành, hoạt động và phát triển.

- Về điều kiện quy định số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm bảo trình độ giảng dạy, chất lượng đào tạo… vấn đề này nhà nước không thể quy định chung với các trường đại học công lập, bởi: Do tính đặc thù hoạt động riêng của các trường đại học tư thục là tự chủ, độc lập hồn tồn tất cả về tài chính và cơ sở vật chất không phụ thuộc và nhà nước. Do đó nhà nước cũng cần có quy định riêng cho các trường đại học tư thục.

Nhìn chung với tính đặc thù riêng của các trường đại học tư thục khác so với trường đại học cơng lập, nhà nước quy định chung như vậy ít nhiều gây khó khăn

cho q trình thành lập, tổ chức, hoạt động và phát triển cho các trường đại học tư thục hoạt động theo mơ hình doanh nghiệp. Có thể nói rằng hiện nay các trường đại học tư thục hoạt động chưa đúng nghĩa với loại hình giáo dục nào cả. Hoạt động vì mục đích khơng vì lợi nhuận cũng khơng đúng, hoạt động vì mục đích lợi nhuận thì cũng khơng rõ ràng. Thiết nghĩ nhà nước cần phải chỉnh sửa, thay đổi, bổ sung trong Luật Giáo dục đại học 2012 có một chế định riêng cho các trường đại học tư thục từ việc thành lập, tổ chức, hoạt động và đào tạo. Nếu không nền giáo dục Việt Nam khó phát triển một cách chuyên nghiệp được, mà thay vào đó chỉ phát triển một cách tự phát, tự điều chỉnh, tự diễn biến, dẫn đến xáo trộn, nảy sinh ra những bất cập cho việc quản lý và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước.

Thứ ba, đối với thủ tục thành lập trường đại học tư thục hoàn toàn giống như trường đại học công lập. Chỉ khác ở chỗ thêm phần nội dung của các thành viên góp vốn, danh sách các cổ đơng cam kết góp vốn, biên bản thỏa thuận góp vốn… nhà nước nên có quy định riêng giao về cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định đối với các cơ sở giáo dục đại học tư thục… nhằm giảm bớt quy trình thủ tục hành chính q nhiều, gây khó khăn, cản trở cho q trình thành lập và thủ tục thành lập ở các trường đại học tư thục. Chính phủ là cơ quan ban hành chủ trương, chiến lược, sách lược, kế hoạch tổng thể chung… để các trường đại học tư thục hoạt động giáo dục và đào tạo theo quy hoạch chung của nhà nước, đáp ứng các chỉ tiêu về con người cũng như lực lượng lao động cung cấp cho toàn xã hội.

Thứ tư, đối với hội đồng quản trị trong các trường đại học tư thục không phải là

bộ phận quyền lực cao nhất của nhà trường mà chỉ là bộ phận đại diện cho chủ sở hữu nhà trường. Với mơ hình trường đại học tư thục hoạt động khơng vì lợi nhuận thì mơ hình hội đồng quản trị là bộ phận có quyền lực cao nhất của nhà trường chi phối mọi hoạt động điều hành, tổ chức và chiến lược phát triển của nhà trường. Còn đối với các trường đại học tư thục hoạt động vì mục đích lợi nhuận thì đại hội đồng cổ đơng là tổ chức có quyền lực cao nhất. Với những mơ hình này trong các văn bản quy phạm pháp luật đều có quy định. Trong Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ cho phép các trường đại học tư thục có mơ hình hoạt động

giống như là một mơ hình cơng ty cổ phần, nhưng quy định chưa cụ thể, rõ ràng. Luật Giáo dục đại học 2012 không quy định đại hội đồng cổ đơng mà chỉ nói đến hội đồng quản trị. Từ đây cho thấy Luật Giáo dục đại học 2012 chưa cho phép thành lập các trường đại học tư thục hoạt động giống như là một mơ hình doanh nghiệp. Đến năm 2014 Thủ tướng ban hành Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg có quy định đại hội đồng cổ đông trong trường đại học tư thục. Như vâ ̣y, nhà nước cho phép các cá nhân, tổ chức, các nhà đầu tưđược phép thành lập trường đại học tư thục hoạt động vì lợi nhuận như là một mơ hình doanh nghiệp, nhưng hoàn toàn khơng rõ ràng và chưa rõ nghĩa. Bởi vì, sau khi thành lập các trường đại học tư thục hoạt động như mơ hình doanh nghiệp xong, thì chưa có điều nào quy định một cách cụ thể để họ tổ chức, điều hành và hoạt động. Muốn vậy Luật Giáo dục đại học 2012 cần phải thay đổi, quy định để từ đó các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành cụ thể hóa văn bản luật. Đây là vướng mắc, cản trở rất lớn về mặt pháp lý cho các trường đại học tư thục ra đời, phát triển và tồn tại.

Đối với các thành viên trong hội đồng quản trị ở các trường đại học tư thục hiện nay, vừa tuân theo Điều 21 Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg và Điều 17 Luật Giáo dục đại học 2012. Tại Điểm b khoản 3 điều 17 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định Hiệu trưởng là người đại diện cơ quan quản lý địa phương nơi cơ sở giáo

dục đại học có trụ sở; đại diện tổ chức Đảng, đoàn thể; đại diện giảng viên. Phải

nói rằng Luật quy định như vậy là chưa hợp lý, bởi: Trường đại học tư thục là trường của tư nhân thành lập, do các cổ đơng góp vốn thành lập lên, họ khơng phụ thuộc toàn bộ về vốn đầu tư, tài chính đối với nhà nước. Thế thì tại sao chức danh hiệu trưởng, người được xem là có trọng trách quan trọng nhất trong việc quản lý, điều hành mọi hoạt động của nhà trường mà nhà nước lại quyết định. Đây là rào cản rất lớn cho quá trình hoạt động, điều hành và phát triển ở các trường đại học tư thục hiện nay.

Thứ năm, đối với chức danh hiệu trưởng và các hiệu phó trong các văn bản luật

cịn quy định chung với các trường đại học công lập. Bản thân tác giả cho rằng quy định các chức danh này cho các trường đại học tư thục như vậy là chưa phù hợp

và hợp lý. Với đặc thù hoạt động riêng của các trường đại học tư thục, các chức danh này nhà nước nên để cho hội đồng quản trị hay đại hội đồng cổ đông ở các trường đại học tư thục tự quyết định cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và vai trò của nhà trường. Bản thân thiết nghĩ Luật Giáo dục đại học 2012 cần sửa đổi bổ sung thêm quy định riêng cho chức danh hiệu trưởng và các hiệu phó ở các trường đại học tư thục để họ hoạt động đúng nghĩa như một trường đại học tư thục với mơ hình là doanh nghiệp giống như ở một số nước trên thế giới.

Việc áp dụng các tiêu chí của các chức danh trong Ban Giám hiệu ở các trường đại học tư thục như trường công lập, đây cũng là một trong những ngun nhân góp phần dẫn đến q trình hoạt động kém hiệu quả.

- Chức danh hiệu trưởng thì bị ràng buộc điều kiện thâm niên công tác 5 năm , đây là một trong những điều kiện chưa thích hợp cho mơi trường bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng ở các trường đại học tư thục. Bởi vì nhìn ở góc độ nào đó thì trường đại học tư thục có q trình tổ chức và hoạt động như một mơ hình doanh nghiệp, do vậy cần nên có cách điều chỉnh theo luật doanh nghiệp hay có chế định quy định riêng cho họ.

- Vấn đề phi lợi nhuận hay lợi nhuận đây là một yếu tố rất phức tạp, hiện nay đối với các trường đại học tư thục tồn tại ở Việt Nam. Trong luật thì có quy định khuyến khích các trường đại học tư thục hoạt động với mục đích là phi lợi nhuận, hay vì lợi nhuận nhưng khơng nói rõ và có cách điều chỉnh chi tiết cho hai loại hình hoạt động này.

- Tổ chức và hoạt động trong các trường đại học tư thục hiện nay cũng không biết chấp hành sự điều chỉnh của ngành luật nào hay văn bản nào cho nhất quán và đồng bộ, mà phần lớn điều chỉnh rải rác nhiều văn bản luật khác nhau chung với các trường đại học công lập, từ nhân sự hoạt động trong nhà trường, tư cách pháp nhân, cơ sở vật chất, trang thiết bị, diện tích nhà trường, phịng, xưởng… tất cả các chương trình nội dung giảng dạy, quy chế hoạt động, tuyển sinh, ngành nghề… đều phải được sự duyệt và đồng ý của các cơ quan quản lý nhà nước. Đây cũng là một trong lý do hạn chế quyền tự chủ, tự lực phát huy khả năng của các trường trường

đại học tư thục.

- Pháp luật quy định liên quan đến việc thành lập và hoạt động của các trường đại học tư thục theo mơ hình doanh nghiệp thì rõ ràng hiện nay rất mơ hồ, không cụ thể, rõ ràng mà chỉ quy định chung chung cùng với các trường đại học cơng lập, cụ thể như chỉ nói rất sơ lượt tại các Điều 87, 88, 89 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Cịn trong Luật Giáo dục 2012 khơng có điều nào hay nội dung nào quy định riêng cho việc thành lập trường đại học tư thục, khơng có điều nào quy định cho đại hội đồng cổ đông, mà trong khi đại hội đồng cổ đơng có vai trị quyết định góp vốn để thành lập trường, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường… nhìn chung nói về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của hệ thống giáo dục đại học cơng và tư thì chỉ có ghi nhận trong 3 văn bản đó là Luật Giáo dục đại học 2012; Nghị định số 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Pháp luật có đề cập đến mơ hình hoạt động của các trường đại học tư thục đó là đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị tương tự như doanh nghiệp. Nhưng thật chất thì khơng thể thực hiện được. Bởi vì cịn bị vướng mắc q nhiều về điều kiện quy định chung với hệ thống giáo dục đại học công lập, quy định ràng buột, kèm kẹp quá nhiều từ phía nhà nước từ khâu tổ chức nhân sự cho đến điều kiện hoạt động…

- Các văn bản pháp quy liên quan đến việc giải thể trường đại học tư thục thì hiện nay tại Điều 26 Luật Giáo dục 2012; Điều 96 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ chỉ quy định chung chung là giải thể trường đại học, chứ khơng có nội dung nào quy định riêng cho việc giải thể các trường đại học tư thục. Từ đây cho chúng ta thấy việc quy định của pháp luật chưa rõ ràng, nhất quán, khi thành lập các trường đại học tư thục thì có quy định nhưng khi giải thể thì lại khơng có quy định riêng mà chỉ quy định chung với hệ thống giáo dục đại học, trong khi hai hệ thống giáo dục cơng và tư thì có q trình tổ chức và hoạt động tương đối khác nhau về khâu tổ chức nhân sự, thành lập cho đến suốt quá trình tổ chức và hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thành lập và hoạt động của trường đại học tư thục theo mô hình doanh nghiệp (Trang 47 - 54)