Những tồn ta ̣i, ha ̣n chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thành lập và hoạt động của trường đại học tư thục theo mô hình doanh nghiệp (Trang 42 - 46)

2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ

2.1.2.2. Những tồn ta ̣i, ha ̣n chế

Bên cạnh những mặt đạt được của trường đại học tư thục song song vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong quá trình tổ chức và hoạt động của nhà trường như sau:

Thứ nhất, về tài chính, cơ sở vật chất: hiện nay, các trường đại học tư thục cũng chưa đáp ứng được nhu cầu cho việc đào tạo và giáo dục, mơ ̣t số trường có diện tích khá nhỏ chưa đạt tiểu chuẩn diện tích từ phịng học, giảng đường, thư viện, ký túc xá… theo Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, ngày 21/04/2017 của Chính phủ thì phải có diện tích tối thiểu là 25m2/sinh viên, diện tích sàn 2.8m2/sinh viên (theo Thơng tư

12 Tuấn Minh (2014), “ĐH ngồi cơng lập: Đóng góp hiệu quả nhưng vẫn nhiều tồn tại”

https://baomoi.com/dh-ngoai-cong-lap-dong-gop-hieu-qua-nhung-van-nhieu-ton-tai/c/22026874.epi [Truy cặp ngày 13/7/2018]

13 Hoàng Minh (2015), “Đảm bảo 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo”

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2015-09-21/dam-bao-20-tong-chi-ngan-sach- cho-giao-duc-dao-tao-24570.aspx [Truy cặp ngày 13/7/2018]

số 06/2018/TT-BGDĐT). Thậm chí một số trường vẫn chưa có ký túc xá cho sinh viên, giảng đường và các phịng học đều phải đi th, những diện tích khu vực dành cho thể thao, vui chơi giải trí thì hình như khơng có, trang thiết bị từ thư viện, tài liệu, máy móc, phịng thí nghiệm cịn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu trang thiết bị cho sinh viên học tập, thực tập, như Đại học Hồng Bàng, Hùng Vương, Đại học Văn Hiến, Đại học Văn Lang… đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo chung, sự sống còn của nhà trường, cũng như tác động chung đến hệ thống giáo dục của quốc gia, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội… theo khảo sát thì có tới 54,5% trường hoạt động trên diện tích đất sở hữu, 27,3% trường đi thuê cơ sở đào tạo, cụ thể như Trường Đại học Tài chính - Marketing (diện tích sàn xây dựng/sinh viên đạt 2,35 m2/SV); Trường Đại học Phan Châu Trinh (diện tích sàn xây dựng/sinh viên đạt 2,3 m2/SV); Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (diện tích sàn xây dựng/sinh viên đạt 0,97 m2/SV)14

Thứ hai, về khâu tổ chức, quản lý, đội ngũ giảng viên thì khá nhiều bất cập, đội

ngũ giảng viên cơ hữu thì cịn q ít, số lượng giảng viên có học hàm, học vị rất hạn chế, đa số là ký hợp đồng thỉnh giảng, chưa thật sự có một đội ngũ viên chức vững mạnh cố định trong nhà trường. Mà cụ thể như: Đại học Cơng Nghệ Sài Gịn có 129 giảng viên cơ hữu, Đại học Hoa Sen có 143 GV, Đại học Quốc tế Sài Gòn: 44 GV, Đại học Phan Châu Trinh: 28 GV… nhìn chung đội ngũ giảng viên cơ hữu của các trường đại học tư thục còn thiếu rất nhiều. Tỷ lệ giảng viên có học hàm GS, PGS; học vị tiến sĩ, thạc sĩ rất thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo. Hiện nay đội ngũ giảng viên các trường đại học tư thục chỉ đạt khoảng 20%, còn lại là lực lượng thỉnh giảng bên ngồi của các trường khác. Vì vậy đơi khi họ thường bị động, khó khăn cho việc tăng quy mô đào tạo, mở rộng ngành nghề mới. Ví dụ như Trường Đại học Hồng Bàng có khoảng 20.000 sinh viên, nhưng giảng viên của trường chỉ khoảng 400, (tỷ lệ SV/GV là 50/1), Đại học Hùng Vương có 9.000 sinh

14 Bích Lan (2018), “Cơng bố danh sách các trường đại học chưa đảm bảo yêu cầu đào tạo”

https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/cong-bo-danh-sach-cac-truong-dai-hoc-chua-dam-bao-yeu-cau-dao-tao- 765980.vov [Truy cặp ngày 13/7/2018]

viên nhưng chỉ có khoảng 170 giảng viên giảng dạy có hợp đồng, cịn lại trên 500 giảng viên thỉnh giảng. Tỷ lệ SV/GV của các trường này cao gấp 2-3 lần so với các trường đại học công lập. Khâu tổ chức các trường đại học tư thục hiện nay phần lớn đi theo mơ hình doanh nghiệp, bộ phận có quyền lực cao nhất là đại hội đồng cổ đơng với mơ hình hoạt động vì lợi nhuận và hội đồng quản trị với mơ hình khơng vì lợi nhuận. Thực tế cho thấy các trường đại học tư thục tại Việt Nam phần lớn là hoạt động vì lợi nhuận. Chính vì lẻ đó trong khâu tổ chức, quản lý có nhiều bất cập trong việc chia lợi nhuận cho các cổ tức, đây là vấn đề khá phức tạp, cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến quá trình tổ chức và hoạt động của nhà trường bị tranh chấp, dẫn đến kết quả trong quá trình đào tạo đạt hiệu quả chưa cao, mà cụ thể trong thời gian vừa qua xảy ra ở một số trường đại học tư thục như Đại học Hoa Sen, Hùng Vương… mặt khác, vì khung pháp lý cũng chưa có điều chỉnh rõ ràng và quy định riêng cho các loại hình đào tạo tư thục. Do đó, các trường đại học tư thục thường hoạt động mang tính chất tự điều hành, điều phối và quản lý.

Thứ ba, chất lượng đào tạo hiện nay ở các trường đại học tư thục nhìn chung ngày càng phát triển và có đầu ra khá chất lượng nhưng vẫn cịn một số hạn chế ở mợt số trường về chất lượng. Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ: Sau 5 năm thi hành Luật Giáo dục Đại học năm 2012 thì hệ thống trường phát triển đa dạng với 171 trường công lập, 65 trường tư thục và 5 trường có vốn đầu tư nước ngồi, trong đó 4 trường “ngoại” và 5 trường tư thục có chất lượng được đánh giá là góp phần phát triển lĩnh vực giáo dục đại học ngồi cơng lập. Đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng từ 14% năm 2012 lên gần 23% năm 201715. Vì do chạy theo nguồn thu từ phía nhà trường nên các trường đại học tư thục tuyển sinh vào trường rất đại trà, điểm đầu vào thì rất thấp, đơi khi chỉ cần 13 điểm là có thể vào học được. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng đào tạo cho sinh viên. Phần lớn các trường đại học tư thục hiện nay quy định điểm sàn từ 15

15 P. Thảo (2018), “Điểm huyệt yếu kém của giáo dục đại học hiện nay”

http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/diem-huyet-yeu-kem-cua-giao-duc-dai-hoc-hien-nay- 20180530084508926.htm [Truy cặp ngày 15/7/2018]

điểm, thậm chí thấp hơn như: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - tài chính, Trường Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai), Trường Đại học Hùng Vương,Văn Lang…

Thứ tư, chính sách đãi ngộ, chất lượng tuyển sinh, hoạt động nghiên cứu khoa

học… ở các trường đại học tư thục thiện nay còn rất hạn chế và bất cập, phần lớn các trường đại học tư thục ở Việt Nam là vì lợi nhuận nên rất ít được sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện, các doanh nhân và ln cả về phía nhà nước, đây cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến sự phát triển của các trường đại học tư thục. Cịn chất lượng tuyển sinh thì khơng thể so sánh với các trường đại học công lập, thường là nhận số học sinh không đủ điểm đậu vào các trường đại học công lập, chứ chưa thật sự là uy tín, sở thích, nguyện vọng từ ban đầu của các thí sinh, thậm chí một số trường đại học khơng có đủ sinh viên đăng ký vào học làm ảnh hưởng đến quá trình tồn tại của nhà trường. Theo số liệu năm 2017 thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH – CĐ gần 629.000 thí sinh, thì có gần 10 trường đại học tư thục khơng có thí sinh đăng ký, 26 trường đại học tư thục có khoảng gần 1.000 thí sinh đăng ký, 15 trường có khoảng 2.000 thí sinh đăng ký, 9 trường đại học tư thục có được gần 5.000 thí sinh đăng ký16. Từ con số trên cho chúng ta thấy để các trường đại học tư thục tồn tại và phát triển là một điều vơ cùng khó khăn, nếu khơng được sự hỗ trợ từ phía nhà nước, về khung pháp lý, về vốn đầu tư, về cơ sở vật chất trang bị, về tâm lý và văn hóa con người Việt Nam, về kinh tế của người học… về hoạt động nghiên cứu khoa học, hiện nay các trường đại học tư thục chưa được coi trọng, chưa thật sự gắn kết với cơng tác đào tạo. Nguồn kinh phí đầu tư cho lĩnh vực này còn rất thấp. Phần lớn các trường đại học tư thục tự đầu tư vốn thành lập nên ít nhiều khó khăn về tài chính, chính vì vậy nên một số trường rất khang hiếm các phịng thí nghiệm, chưa tham gia được các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và nhà nước, giảng viên thì cũng khơng được bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn

16 Lâm Nguyên (2017), “Lối thoát nào cho hệ thống đại học - cao đẳng tư thục?”

http://www.sggp.org.vn/loi-thoat-nao-cho-he-thong-dai-hoc-cao-dang-tu-thuc-474236.html [Truy cặp ngày 15/7/2018]

đúng mức, nhu cầu chung cho học hàm, học vị để đạt được tỷ lệ 14% trong toàn lực lượng đội ngũ giảng viên trong toàn trường theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thành lập và hoạt động của trường đại học tư thục theo mô hình doanh nghiệp (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)