Thực trạng chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo đối với người dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách vay vốn và đào tạo nghề của chính phủ đến giảm nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh an giang giai đoạn 2008 2013 (Trang 44 - 47)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO NGƯỜI DÂN TỘC

4.1.4. Thực trạng chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo đối với người dân tộc

dân tộc thiểu số tại tỉnh An Giang

4.1.4.1. Hệ thống chính sách giảm nghèo

Hệ thống chính sách giảm nghèo đối với người dân tộc thiểu số của tỉnh An Giang nhìn chung khá tồn diện và có tính gắn kết cao. Chương trình hỗ trợ bao gồm 5 nhóm chính sách chính (i) chính sách hỗ trợ nhà ở, (ii) chính sách hỗ trợ giáo dục, (iii) chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế, (iv) chính sách hỗ trợ tín dụng và (v) chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Trong đó, nhóm chính sách hỗ trợ tín dụng có độ phủ rộng nhất và hỗ trợ nâng cao đời sống hộ nghèo/cận nghèo thông qua các kênh hỗ trợ nhà ở, giáo dục và giải quyết việc làm.

Tỉnh An Giang đã chú trọng thiết kế và thực hiện nhiều chính sách tín dụng để đảm bảo các đối tượng thuộc diện hộ nghèo/cận nghèo người dân tộc thiểu số được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi tạo cơ sở cho họ yên tâm làm ăn, ổn định thu nhập từng bước vượt nghèo và có tích lũy. Các nguồn tín dụng cho hộ nghèo bao gồm 2nguồn (i) Nguồn vốn tín dụng ưu đãi và (ii) Nguồn vốn tín dụng nhỏ.

Các nguồn vốn cho vay ưu đãi bao gồm Quỹ Xóa đói giảm nghèo (XĐGN), các chương trình cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH). Đối tượng được vay vốn từ Quỹ XĐGN là các hộ nghèo/cận nghèo có nhu cầu vay vốn để tổ chức sản xuất-kinh doanh, sửa chữa nhà ở, học văn hóa và đóng phí hoặc tham gia làm việc có thời hạn ở nước ngoài.Lãi suất cho vay của Quỹ XĐGN là ở mức 0,5%/tháng. Mức vay vốn tối đa từ Quỹ XĐGN là 50 triệu đồng.

Các nguồn vốn tín dụng nhỏ bao gồm Quỹ hỗ trợ Nơng dân, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Các nguồn tín dụng nhỏ này chủ yếu cho vay để giải quyết việc làm.

4.1.4.2. Về huy động nguồn lực giảm nghèo

Trong giai đoạn 2009 - 2014 tổng nguồn kinh phí cho giảm nghèo người dân tộc thiểu số huy động được 226 tỷ đồng (Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh An Giang, 2015), gồm:

Nguồn vốn Trung ương: 100 tỷ đồng (mua BHYT người nghèo, cận nghèo, Chương trình MTQG giảm nghèo, các chính sách hỗ trợ hộ nghèo…).

Ngân sách địa phương: 30 tỷ đồng (mua BHYT cận nghèo, hỗ trợ nhà ở, cứu trợ đột xuất, Chương trình giảm nghèo…).

Vốn tín dụng từ Ngân hàng chính sách xã hội: 85 tỷ (cho vay hộ nghèo, cận nghèo người dân tộc vùng khó khăn, cho vay học sinh sinh viên hộ nghèo, cận nghèo người dân tộc…).

Huy động cộng đồng gần 11 tỷ đồng (vận động Quỹ vì người nghèo của mặt trận tổ quốc các cấp).

4.1.4.3. Kết quả thực hiện các chính sách

Tín dụng: Ngân hàng CSXH đã giải ngân cho gần 1.800 lượt hộ nghèo, gần 1.100 lượt nhóm hộ tham gia chính sách người dân tộc vay sản xuất kinh doanh, tổng số tiền giải ngân trên 120 tỷ đồng; giải ngân cho gần 1.400 HSSV nghèo, cận nghèo người dân tộc vay vốn đóng học phí và sinh hoạt để đi học, với số tiền trên 21 tỷ đồng; cho vay nhà trả chậm 700 hộ, với số tiền 8 tỷ đồng và cho vay đầu tư nước sạch và vệ sinh môi trường 2.600 hộ, với số tiền 8 tỷ đồng.

Y tế: Cấp thẻ BHYT cho trên 67.000 người dân tộc thiểu số với tổng kinh phí là trên 130 tỷ đồng.

Giáo dục: Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác cho trên 15.000 học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo người dân tộc đang học tại các trường phổ thông trong tỉnh, với tổng kinh phí trên 15 tỷ đồng.

Về nhà ở cho hộ nghèo: từ nguồn vận động đã hỗ trợ cất mới cho trên 250 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo; sửa chữa trên 750 căn, tổng kinh phí trên 48 tỷ đồng.

Hỗ trợ tiền điện, dầu hỏa và trợ cấp khó khăn cho hộ nghèo: đã thực hiện hỗ trợ dầu hỏa cho các hộ nghèo, hộ DTTS không sử dung điện cho 12.400 hộ, số tiền trên 1,2 tỷ đồng.

Thực hiện hỗ trợ cho người nghèo dân tộc ở vùng khó khăn theo Quyết định cho trên 13.600 người, số tiền gần 2,6 tỷ đồng.Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, tổng vốn đầu tư là 10 tỷ đồng.

4.1.4.4. Kết quả thực hiện các dự án hỗ trợ giảm nghèo

Công tác truyền thông: Đã phối hợp với báo, đài… để xây dựng chương trình tun truyền các chủ trương chính sách, các mơ hình mới, nhân tố mới trong cơng tác giảm nghèo tại địa phương. Cung cấp nhiều thông tin về công tác giảm nghèo đến tận người nghèo, để họ hiểu các quyền lợi, nghĩa vụ, từ đó có ý chí phấn đấu tự vươn lên thốt nghèo.

Cơng tác giám sát, đánh giá: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo của các cấp, đặc biệt là cấp huyện, xã, huy động mọi người dân tham gia, trong đó người nghèo có trách nhiệm chủ động tham gia thực hiện kế hoạch giảm nghèo. Các địa phương đã cố gắng tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của hộ nghèo để xây dựng kế hoạch giảm nghèo có hiệu quả. Các huyện đã đối thoại với gần 1.000 người nghèo người dân tộc, hầu hết các nhu cầu và nguyện vọng của người nghèo đều được ghi nhận xem xét hỗ trợ. Qua những cuộc đối thoại đã tạo điều kiện cho địa phương triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với người nghèo có hiệu quả thiết thực hơn.

Về mơ hình giảm nghèo: trong quá trình thực hiện chương trình, một số mơ hình giảm nghèo có hiệu quả đã được nhân rộng thành phong trào của địa phương như mơ hình mơ hình chăn ni rắn hỗ hèo, gà thả vườn huyện Tri Tơn; Mơ hình sản xuất hoa màu trong người dân tộc thiểu số ở huyện Tri Tơn, Tịnh Biên.

4.1.4.5. Khó khăn, hạn chế

Thực hiện giải pháp giảm nghèo bền vững chưa đồng bộ: Ở một số địa phương chưa tổ chức đối thoại, khảo sát nhu cầu của hộ hộ nghèo, từ đó khi xây dựng kế hoạch giảm nghèo chưa sát thực tế, chưa đáp ứng nguyên vọng của hộ nghèo người dân tộc, chưa quan tâm đúng mức việc đầu tư cho nhóm hộ tham gia chính sách, dẫn đến tỷ lệ nhóm hộ tham gia chính sách cịn cao.

Nguồn lực đầu tư của Trung ương, địa phương dù có tăng nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu để phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo người dân tộc.

Bình qn định mức vốn tín dụng sản xuất cho hộ nghèo cịn thấp (khoảng 12 triệu đồng/hộ). Một số hộ nghèo có khả năng thốt nghèo nhưng chưa tiếp cận được vốn tín dụng ưu đãi với mức tối đa.

Theo Đề án Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở tỉnh An Giang giai đoạn 2009 – 2012 theo Quyết định số 881/QĐ-UBND ngày 23/4/2009 của UBND tỉnh An Giang thì mức hỗ trợ về nhà ở từ ngân sách cho hộ nghèo là 07 triệu đồng/hộ. Ngoài ra, mỗi hộ dân có nhu cầu, được vay tín dụng từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh để làm nhà ở. Mức vay tối đa không quá 8 triệu đồng/hộ. Như vậy, tổng số tiền được hỗ trợ về nhà ở tối đa là 15 triệu đồng/hộ là thấp so với nhu nhìn chung là rất thấp so với nhu cầu sửa chữa nhà ở của hộ nghèo.

Một số mơ hình giảm nghèo có hiệu quả chậm nhân rộng, chưa khảo sát để phát hiện xây dựng các mơ hình mới… để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách vay vốn và đào tạo nghề của chính phủ đến giảm nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh an giang giai đoạn 2008 2013 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)