Các yếu tố chínhtrị và xã hội, thể chế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giáo dục lên tăng trưởng kinh tế của một số nước đang phát triển (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

2.5.5. Các yếu tố chínhtrị và xã hội, thể chế:

Các yếu tố này đóng vai trị quan trọng trong tăng trưởng kinh tế.Các yếu tố xã hội bao gồm phong tục, truyền thống, giá trị và niềm tin, những thứ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đều là ngoại tác đáng xem xét.

Ví dụ một xã hội với niềm tin cổ truyền và mê tín ngăn cản việc tiếp nhận cách sống hiện đại, trong một số trường hợp, việc đạt được điều này trở nên khó khăn. Bên cạnh điều này, các yếu tố chính trị, như là sự tham gia của chính phủ vào việc hình thành và ngầm áp dụng các luật lệ có tác động chính lên tăng trưởng kinh tế.

Các yếu tố phi kinh tế như chính trị, thể chế xã hội lại khác với các nhân tố kinh tế ở chỗ nó có tác động gián tiếp và rất khó để lượng hố mức độ tác động của nó lên tăng trưởng kinh tế.

Trong các yếu tố này, phải kể đến vai trò trung tâm của nhà nước, yếu tố tác động lớn vào quá trình tăng trưởng quốc gia mà mọi quốc gia đều không thể coi nhẹ. Các khn khổ pháp luật và chính sách nhà nước khơng chỉ là yếu tố đầu vào mà cịn là đầu ra của sản xuất. Chính sách đúng, điều hành tốt và hiệu quả sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế, đem lại lợi ích cho xã hội cả về mặt số lượng và mặt chất lượng. Nghiên cứu của Stiglitz (2000) cho rằng thị trường hiệu quả chỉ có được dưới các điều kiện nhất định. Do đó vai trị của chính phủ trong can thiệp phân bổ nguồn lực hiệu quả từ đó quyết định chất lượng đầu ra của nền kinh tế là vơ cùng quan trọng.

Như phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào năng lực của bộ máy Nhà nước ở vai trò quản lý. Quản lý hiệu quả dẫn đến hiệu quả trong ổn định vĩ mơ, ổn định chính trị, xây dựng thể chế và quy định minh bạch rõ ràng, ít có các tiêu cực như quan liêu tham nhũng, tạo điều kiện cho các cá nhân và doanh nghiệp phát triển, thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của họ với quốc gia. Từ đó nâng cao sự hài lịng về mặt cuộc sống, điều này cũng góp phần tránh nạn chảy máu chất xám của quốc gia đang phát triển.

Yếu tố văn hoá xã hội là nhân tố vô cùng quan trọng tác động tới quá trình phát triển của quốc gia. Nhân tốc này bao trùm lên nhiều mặt của đời sống, từ tri thức cơ bản đến các giá trị văn mình, phong tục tập qn, thói quen lối sống, di sản và nhiều khía cạnh khác. Khái niệm văn hố ở đây đại diện cho trình độ văn mình và phát triển của quốc gia. Trình độ văn hố là nhân tố cần thiết để tạo ra yếu tố cấu thành nên chất lượng lao động, kỹ năng của họ và trình độ quản lý của quốc gia. Hay xét ở góc độ kinh tế thì nó là nhân tố cơ sở dẫn đến quá trình phát triển.

Dân tộc và tôn giáo cũng ảnh hưởng đến phát triển và tăng trưởng kinh tế. Nhìn chung thì quốc gia càng có sự đa dạng tơn giáo càng có sự bất ổn tiềm tàng về mặt chính trị là điều khơng tránh khỏi. Điều này bắt nguồn từ sự khác nhau trong

quan điểm và lối sống, hậu quả là có thể dẫn đến các cuộc nội chiến, dẫn đến tình trạng lãng phí các nguồn lực quý giá mà đáng lẽ được sử dụng cho mục tiêu phát triển như các cuộc nội chiến như ở các nước Trung Đông, Indonesia, Thailand. Ngược lại, một đất nước càng đồng nhất thì càng thuận lợi trên con đường đạt các mục tiêu phát triển của mình, như Hàn Quốc, Hồng Kơng, Nhật Bản, Đài Loan và một số quốc gia khác.

Theo Tejvan Pettinger (2011) thì các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế quốc gia bao gồm:

Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng: Đầu tư vào đường bộ, giao thơng và thơng

tin liên lạc có thể giúp các doanh nghiệp giảm chi phí và mở rộng năng suất. Nếu khơng có cơ sở hạ tầng cần thiết, sẽ khó khăn cho các doanh nghiệp trong quốc gia cạnh tranh với thị trường quốc tế. Do vậy thiếu cơ sở hạ tầng thường là yếu tố kéo lùi một số quốc gia đang phát triển lại.

Vốn con người: Vốn con người ở đây xét năng suất của người lao động. Nó

được xác định mở trình độ giáo dục, huấn luyện và động lực. Năng suất lao động tăng có thể giúp các doanh nghiệp tiếp tục tăng cường năng suất và hiệu quả hơn trong quy trình sản xuất.

Phát triển cơng nghệ: Trong dài hạn, phát triển công nghệ mới là yếu tố then

chốt trong gợi mở khả năng cải thiện năng suất và nâng cao tăng trưởng kinh tế.

Sức mạnh của thị trường lao động: Nếu thị trường lao động linh hoạt, thì các

doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm lao động phù hợp, từ đó mở rộng dễ dàng hơn.

Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế như là: mức giá chung, sự bất ổn của chính trị, thời tiết và các yếu tố khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giáo dục lên tăng trưởng kinh tế của một số nước đang phát triển (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)