.14 Kết quả kiểm định LM test cho bộ dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giáo dục lên tăng trưởng kinh tế của một số nước đang phát triển (Trang 79)

var sd lnGDP 2.910842 1.706119 e 0.0379501 0.1948078 u 0.0738981 0.271842 p-value < chisquare 0.00000 Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Kết quả kiểm định cho thấy p-value < 5%, vậy với mức ý nghĩa 95%, kiểm định ủng hộ hồi quy tác động ngẫu nhiên REM là mơ hình phù hợp cho ước lượng. Thực hiện lại hồi quy tác động ngẫu nhiên trong Stata, ta có bảng kết quả sau: Bảng 4-15 Kết quả hồi quy tác động ngẫu nhiên

Biến Hệ số hồi quy Giá trị p-value

lnCAP 0.0621801 0.017 lnLAB 0.4733969 0.000 lnEDU1 2.630735 0.000 lnEDU2 -0.0291179 0.878 lnEDU3 -0.0130115 0.947 lnA 0.452637 0.000 const -12.22589 0.000

Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata

4.4.3.3. Kiểm định tự tương quan và xử lý tự tương quan nếu có

Kiểm định có tự tương quan và phương sai thay đổi hay khơng, thực hiện kiểm định xttest ta có kết quả như bảng 4.16:

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định xttest cho bộ dữ liệu.

var sd

lnGDP 2.910842 1.706119

e 0.0321309 0.179251

u 0.0519961 0.22802646

Kiểm định tác động ngẫu nhiên 2 chiều 0.00000 Kiểm định tác động ngẫu nhiên 1 chiều 0.0000

Tương quan chuỗi 0.7736

Joint test 0.0000

Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Kết quả của Serial Correlation để kiểm định tự tương quan và các kết quả còn lại để kiểm tra phương sai số thay đổi. Từ bảng kết quả, ta thấy giá trị p-value trong kiểm định phương sai nhỏ hơn 0.05, bác bỏ Ho, vậy mơ hình bị phương sai thay đổi. Tuy nhiên p-value trong kiểm định tự tương quan lớn hơn 0.05, chấp nhận giả thiết Ho, vậy mơ hình khơng có hiện tượng tự tương quan.

Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, ta thực hiện bằng lệnh robust và có kết quả như bảng 4.14:

Bảng 4.17 Kết quả hồi quy tác động ngẫu nhiên

Biến Hệ số hồi quy Giá trị p-value

lnCAP 0 .0621801 0.026 lnLAB 0 .4733969 0.000 lnEDU1 2.630735 0.000 lnEDU2 -0.0291179 0.933 lnEDU3 -0.0130115 0.965 lnA 0 .452637 0.000 const -12.22589 0.000

Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata

Bảng kết quả hồi quy cho kết quả các biến CAP, LAB, EDU1 và A có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 95% với p-value < 0.05. Theo đó, các biến này có ý nghĩa và mang

động, tỉ lệ học tiểu học và nghiên cứu khoa học cơng nghệ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế quốc gia. Cụ thể, nếu vốn tăng 1% thì tăng trưởng kinh tế đo bằng GDP sẽ tăng 0.062%, nếu lao động tăng 1% thì tăng trưởng kinh tế đo bằng GDP sẽ tăng 0.473%, nếu nghiên cứu phát triển tăng 1% thì tăng trưởng kinh tế sẽ tăng 0.452%. Đặc biệt, biến giáo dục EDU1 tỉ lệ học tiểu học có tác động tích cực và lớn tới tăng trưởng kinh tế, theo đó, tỉ lệ này tăng 1% sẽ dẫn đến tăng 2.63% tăng trưởng GDP.

Kết quả này là kết quả đáng suy nghĩ với các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, điều này cũng có vẻ hợp lý về mặt trực quan. Với các nước này, cả nghiên cứu phát triển và cải thiện vốn con người thông qua phát triển giáo dục tiểu học đều dẫn đến tăng trưởng GDP. Giáo dục tiểu học đóng vai trị vơ cùng quan trọng với các nước đang phát triển, việc tập trung phát triển giáo dục tiểu học đem lại mức tăng trưởng lớn cho các quốc gia này. Cụ thể hơn khi xét đến hiệu quả phân bổ giáo dục, sẽ hiệu quả hơn với trường hợp các nước này nếu tập trung phát triển ở cấp tiểu học (theo như kết quả đo lường được), sẽ đem lại tăng trưởng lớn hơn so với tập trung vào nghiên cứu phát triển và lao động. Điều này hợp lý về mặt lý thuyết cũng như về mặt thực tiễn các quốc gia đang phát triển, tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng từ lao động lớn tương đương với tác động của nghiên cứu khoa học công nghệ. Trên thực tế, việc nghiên cứu phát triển qua các cơng trình nghiên cứu sẽ hiệu quả hơn, đem lại giá trị cao hơn ở các quốc gia phát triển với nhiều lý do khách quan mà các nghiên cứu trước kia đã từng đề cập.

4.4.2. Kết luận mơ hình Kết quả mơ hình là: Kết quả mơ hình là:

lnGDP = -12.2259 + 0.06218lnCAP + 0.4734 lnLAB + 2.6307 lnEDU1 + 0.4526lnA

Phương trình hồi quy trên có R2 bằng 0,9884 cho thấy các biến độc lập đưa ra đã giải thích được 98.84% sự thay đổi của biến phụ thuộc là Vốn quốc gia, Tỉ lệ học tiểu học trên người trưởng thành (> 25 tuổi) và Số lượng nghiên cứu khoa học hàng

năm. Điều này cho thấy các biến này đóng vai trị quan trọng trong tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

Vậy với mơ hình ước lượng này, ta có thể thấy yếu tố giáo dục đóng vai trị quan trọng tới tăng trưởng kinh tế quốc gia đang phát triển, cụ thể như sau:

Nếu tỉ lệ hoàn thành bậc tiểu học trên người trưởng thành (>25 tuổi) tăng lên 1% thì tăng trưởng kinh tế qua GDP sẽ tăng lên 1.0743%. Giả thiết H1 được chấp nhận. Kết quả này phù hợp với một số lý thuyết và nghiên cứu trước đó, cho rằng với nước đang phát triển như Việt Nam thì việc tập trung vào việc phát triển giáo dục bậc tiểu học sẽ mang lại lợi ich lớn cho quốc gia. Bên cạnh đó, việc biến nghiên cứu phát triển mang dấu dương theo kỳ vọng, có p-value <0 nên giả thiết H1 được chấp nhận đúng với dấu của kỳ vọng, nếu tăng nghiên cứu phát triển 1% thì tăng trưởng kinh tế sẽ tăng 0.3343%.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương này tác giả tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu để đánh giá mức độ tương quan của các biến độc lập đến tăng trưởng kinh tế quốc gia. Kết quả thu được cho kết luận về 2 biến: vốn quốc gia, tỉ lệ hoàn thành bậc tiểu học trên người trưởng thành và số lượng nghiên cứu phát triển có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam các quốc gia đang phát triển nói riêng và các quốc gia nói chung.

CHƯƠNG 5:

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUỐC GIA THƠNG QUA GIÁO DỤC

5.1. Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu thực hiện trên 16 quốc gia bao gồm Việt Nam trong giai đoạn 1997 - 2015.

Theo kết quả chạy hồi quy tuyến tính thì chỉ có 3 biến có ý nghĩa thống kê là “Vốn quốc gia, Tỉ lệ học tiểu học trên người trưởng thành (> 25 tuổi) và Số lượng nghiên cứu khoa học hàng năm và mang dấu theo như kỳ vọng. Theo đó, Vốn quốc gia có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên tác động này yếu hơn 2 yếu tố cịn lại trong mơ hình khi xét cùng nhau. Tỉ lệ học tiểu học trên người trưởng thành (> 25 tuổi) có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và có tác động mạnh nhất trong mơ hình. Số lượng nghiên cứu khoa học hàng năm cũng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế quốc gia nhưng yếu hơn tác động của Tỉ lệ học tiểu học trên người trưởng thành.

5.2. Định hướng tăng trưởng kinh tế năm 2020 5.2.1. Định hướng chung 5.2.1. Định hướng chung

Giáo dục và nguồn nhân lực ln là yếu tố đóng vai trị quan trọng tới tăng trưởng kinh tế quốc gia bởi tác động gián tiếp của nó tới vốn con người. Với Việt Nam, bên cạnh những hiệu quả trong chính sách giáo dục, thì cũng cịn nhiều vấn đề cần chú ý. Hệ thống giáo dục đem lại hiệu quả cao cho quốc gia là hệ thống giáo dục phát triển vốn con người hiệu quả, xét ở góc độ kinh tế là tận dụng hiệu quả nguồn lực quốc gia. Bên cạnh đó, cũng cần nói đến sự tác động ngược lại của tăng trưởng kinh tế cho giáo dục. Khi kinh tế tăng trưởng, đầu như cho giáo dục hiệu quả cũng chính là giải pháp để phát triển vốn con người, từ đó hướng đến phát triển kinh tế bền vững. Vì vậy, việc đầu tư cho giáo dục đúng hướng và đúng mức độ sao cho hiệu quả đóng vai trị rất quan trọng với nền kinh tế.

(i) Tầm nhìn của phát triển giáo dục

Hệ thống giáo dục phát triển ổn định, lành mạnh và đa dạng sẽ nâng cao hiệu quả của vốn con người và kinh tế vĩ mô quốc gia ở trên. Khi kinh tế tăng trưởng, đầu như cho giáo dục hiệu quả cũng chính là giải pháp để phát triển vốn con người, từ đó hướng đến tăng trưởng kinh tế bền vững. Với một quốc gia, việc chú trọng phát triển giáo dục như thế nào cần được quan tâm, chú ý sự khác biệt giữa quốc gia phát triển và đang phát triển và có định hướng đúng đắn sẽ đem đến sự phát triển bền vững trong tương lai

(ii) Mục tiêu

Cho đến năm 2020, Việt Nam cũng như là các quốc gia đang phát triển khác, tiếp tục tạo ra những bước đột phá mới. Giáo dục có tác động dài hạn, nên khó có thể đặt mục tiêu quá cao trong thời gian ngắn. Thay vào đó, việc tiếp tục cải thiện trên từng bước nhỏ và đúng hướng có tác động tích cực đến phát triển kinh tế bền vững.

– Tập trung phát triển hệ thống giáo dục phổ thông, đặc biệt là hiệu quả của hệ thống giáo dục tiểu học. Giảm bớt khoảng cách về giáo dục đặc biệt là giáo dục tiểu học giữa thành thị và nông thôn từ gốc rễ, phát triển nguồn vốn con người thực sự thay vì chỉ mang tính chất hình thức và bệnh thành tích. Tạo hệ thống giáo dục mang tính chất phát triển con người, khám phá khả năng của mỗi lao động tương lai, đi vào định hướng phát triển thay vì áp đặt và thực hiện đồng loạt, cơ chế coi trọng thi cử. Giảm tải mức học lý thuyết, tăng mức độ tìm hiểu quốc tế qua các hình thức như tăng hiểu biết và tham khảo các kỳ thi quốc tế, tăng cơ hội giao tiếp quốc tế cho mỗi học sinh. và quan trọng nhất là tập trung tạo đam mê học tập, phát triển khả năng độc lập cá nhân. Giảm bớt cơ chế coi trọng thi cử, điều này có thể áp dụng bài học của Nhật Bản hoặc rõ ràng hơn là Phần Lan.

– Coi trọng công tác nghiên cứu khoá học và phát triển nghiên cứu khoa học trong các quốc gia thông qua những hoạt động cụ thể như việc chú trọng phát triển các cuộc thi mang tính chất ứng dụng và phát triển khoa học, tạo điều kiện cho

nghiên cứu khoa học và về cơ sở vật chất và đầu tư cho nguồn nhân lực. Cần lưu ý đánh giá hiệu quả giữa đầu tư nghiên cứu khoa học ở khu vực cơng và khu vực tư, từ đó có định hướng hiệu quả hơn cho hiệu quả đầu tư giáo dục.

(iii) Viễn cảnh tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến 2020

Bản chất cấu trúc kinh tế và giáo dục với tính phức tạp của nó đã rất khó xác định sự tăng trưởng hiệu quả trong ngắn hạn. Với tình hình phát triển khoa học cơng nghệ và tồn cầu hố vũ bão như hiện nay, viễn cảnh giáo dục dự kiến sẽ đạt được những mục tiêu sau:

– Tăng tính quốc tế và giảm bớt khoảng cách về giáo dục đặc biệt là giáo dục tiểu học giữa thành thị và nơng thơn. Mức độ tìm hiểu quốc tế qua các hình thức như tăng hiểu biết và tham khảo các kỳ thi quốc tế và cơ hội giao tiếp quốc tế cho mỗi học sinh sẽ tăng nhờ sự thuận lợi trong thông thương và sự phát triển của công nghệ.

– Sẽ có sự cạnh trang giữa khu vực tư và khu vực công trong giáo dục với đi kèm sự phân hoá xã hội. Việc nghiên cứu hiệu quả trong quản lý hai khu vực này là rất quan trọng

– Cơng tác nghiên cứu khố học và ứng dụng nghiên cứu khoa học trong các quốc gia sẽ hiệu quả hơn nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, nhất là sự phát triển của công nghệ thông tin. Lúc này, việc nghiên cứu phương thức làm sao để nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ gắn bó với quốc gia cũng như tránh nạn chảy máu chất xám là việc cần chú ý của quốc gia

5.2.2. Định hướng cải thiện tăng trưởng kinh tế thông qua hiệu quả giáo dục 5.2.2.1. Đối với giáo dục tiểu học 5.2.2.1. Đối với giáo dục tiểu học

Kết quả phân tích cho thấy, tỉ lệ hoàn thành bậc tiểu học trên người trưởng thành có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế quốc gia đang phát triển như Việt Nam và các quốc gia khác. Theo đó, phát triển cho giáo dục tiểu học có tỉ lệ tương đương với phát triển tỉ lệ tăng trưởng kinh tế, điều đó nghĩa là tăng trong yếu tố này sẽ dẫn đến hiệu quả rất cao trong tăng trưởng kinh tế nói chung.

Như vậy, để tăng trưởng kinh tế ở quốc gia đang phát triển đúng hướng, cần thực hiện những điều sau:

(i) Giảm bớt khoảng cách về giáo dục đặc biệt là giáo dục tiểu học giữa thành thị và nông thôn từ gốc rễ, và căn bệnh thành tích. Phát triển hệ thống giáo dục mang tính chất phát triển con người, khám phá khả năng của mỗi lao động tương lai. Giảm tải mức học lý thuyết, tăng mức độ tìm hiểu quốc tế, tăng cơ hội giao tiếp quốc tế cho mỗi học sinh. và quan trọng nhất là tập trung tạo đam mê học tập, phát triển khả năng độc lập cá nhân.

(ii) Thiết lập thang đo tiêu chuẩn mới cho chất lượng đào tạo giáo dục, mang tính chất quốc tế và lấy phát triển kinh tế bền vững làm nền tảng thay vì hệ thơng cũ với tính mở cịn kém là một hành động vơ cùng cấp thiết và quan trọng.

(iii) Nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục tiểu học từ nâng cao đội ngũ nhân viên. Đặt ra các quy chuẩn mang tính chất ứng dụng cao và chú trọng vào phát triển về chất thay vì chỉ mang tính đối phó. Đi kèm với điều này là tạo điều kiện đãi ngộ tốt cho các cá nhân có năng lực và có sự cố gắng trong công tác giáo dục.

5.2.2.2. Đối với nghiên cứu khoa học

Với các nước phát triển, vai trò của nghiên cứu khoa học là khơng thể thiếu và đóng vai trị vơ cùng quan trọng tới tăng trưởng kinh tế. Với quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay, việc phát triển nghiên cứu khoa học cũng cần được lưu ý theo đúng hướng, cụ thể:

(i) Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, nhất là sự phát triển của công nghệ thông tin tạo nên nhiều cơ hội học hỏi giao tiếp quốc tế. Vì vậy cần phát triển theo hướng ứng dung, tạo điều kiện học hỏi công nghệ mới áp dụng cho quốc gia

(ii) Lưu tâm đến đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ gắn bó với quốc gia cũng như tránh nạn chảy máu chất xám.

(iii) Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cũng như nguồn lực khác cho nghiên cứu phát triển

5.3. Hạn chế của đề tài

Nghiên cứu thực hiện trên dữ liệu thứ cấp, do đó khó kiểm định sự chính xác số liệu dù dữ liệu nguồn đáng tin cậy. Bên cạnh đó, với mục đích khám phá yếu tố mới, các biến khác về giáo dục cũng được thay đổi, một số biến nghiên cứu không phải là các biến đã có trong nghiên cứu trước. Tỉ lệ mẫu có thể đảm bảo tính đại diện nhưng kết quả cũng cần được xem xét thận trọng.

Thời gian nghiên cứu có hạn nên có nhiều biến đáng lưu tâm cũng như nhiều vấn đề đáng nghiên cứu đã bị bỏ qua như sự khác biệt giữa giáo dục tiểu học khu vực tư và công, đầu tư nghiên cứu phát triển ở các quốc gia phát triển và đang phát triển, sự khác biệt ở đầu tư giáo dục giữa các quốc gia này mới chỉ được tác giả đề cập đến sơ lược. Ngồi ra có một số biến có tác động lớn đến tăng trưởng được tác giả nghi vấn cao nhưng chưa được đưa vào mơ hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giáo dục lên tăng trưởng kinh tế của một số nước đang phát triển (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)