CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
4.2.3.1. Lý do chọn mẫu
Nghiên cứu tiến hành khảo sát và đánh giá trên mẫu nghiên cứu gồm Việt Nam và một số quốc gia phát triển cũng như đang phát triển, vì các lý do sau:
Thứ nhất, thời gian tiến hành nghiên cứu tương đối ngắn gây khó khăn trong việc thu thập dữ liệu. Việc thu thập số liệu vĩ mơ có rất nhiều hạn chế và khó khăn trong thu thập đầy đủ và sát với cơ sở lý thuyết nhất.
Thứ hai, thơng tin về vĩ mơ khó có thể thu thập chính xác dưới bởi cá nhân, việc dùng số liệu thứ cấp không thể kiểm sốt được sai lệch có thể có, đo lường cũng có thể có khác biệt giữa các quốc gia.
Thứ ba, về mặt ý nghĩa khoa học thống kê, mẫu có thể đại diện cho tổng thể nếu phương pháp chọn mẫu được thực hiện đúng phương pháp, cỡ mẫu bảo đảm đại diện cho tổng thể. Nghiên cứu chọn mẫu trong giai đoạn từ năm 1997-2015, 19 năm với nhiều biến đổi về cơng nghệ, chính sách, và nhiều yếu tố khác, có thể được coi là một khoảng thời gian phù hợp để nghiên cứu cho ra kết quả.
4.3.3.2. Quy trình chọn mẫu
Quy trình chọn mẫu gồm bốn bước như sau Bước 1: Xác định tổng thể nghiên cứu:
Dựa trên mục tiêu và giới hạn nghiên cứu, tổng thể nghiên cứu là Việt Nam, một số quốc gia đang phát triển.
Bước 2: Xác định kích thước mẫu:
Để kiểm định ảnh hưởng biến độc lập đối với biến phụ thuộc, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến.Mơ hình nghiên cứu xây dựng có 4 biến độc lập, dữ liệu thu thập là dữ liệu bảng. Theo Tabachnick và Fidell (1996), kích thước mẫu được xác định: 𝑛 ≥ 50 + 8 ∗ 𝑚. Với m là số biến độc lập, ta có 𝑛 ≥ 98. Như vậy cỡ mẫu tối thiểu là 98 quan sát. Tổng số quan sát trong nghiên
cứu thực hiện là 304 quan sát ( quan sát 16 quốc gia trong 19 năm) Bước 3: Tiến hành chọn mẫu
Nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, loại trừ các năm khơng có số liệu. Thơng tin về danh sách mẫu nghiên cứu được trình bày ở phụ lục.
Các quốc gia đang phát triển được lựa chọn nghiên cứu trên các quốc gia đang phát triển ở khu vực châu Á với một số đặc điểm tương đồng về văn hóa, GDP khơng q chênh lệch ( 12 quốc gia châu Á trong đó có 7 quốc gia đơng nam á và 3 quốc gia nam á và 2 quốc gia trung đông) các quốc gia còn lại được lựa chọn nằm ở các châu lục còn lại.
4.3.3.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu
Quá trình thu thập các dữ liệu liên quan được tiến hành theo 4 bước sau: Bước 1: Thiết kế bảng thu thập các dữ liệu liên quan đến các biến nghiên cứu. Bảng thu thập dữ liệu được trình bày ở phụ lục
Bước 2: Sử dụng cơng cụ Internet để thu thập số liệu vĩ mô từ năm 1997 đến 2015. Cụ thể dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được tải trực tiếp từ ngân hàng dữ liệu của Worldbank: http://www.worldbank.org/ và Tổng cục thống kê https://www.gso.gov.vn/
Bước 3: Thu thập dữ liệu theo bảng nghiên cứu đã thiết kế. Làm sạch dữ liệu, sau đó tính tốn và mã hố. Bảng tổng hợp được trình bày ở phụ lục.
Bước 4: Nhập số liệu vào phần mềm STATA để thực hiện phân tích. 4.3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
Căn cứ theo các nghiên cứu liên quan và đặc điểm của bộ số liệu nghiên cứu, nghiên cứu sử dụng ba phương pháp phân tích dữ liệu là: Phân tích thống kê mơ tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy đa biến.
a) Phân tích thống kê mơ tả
Phương pháp thống kê mô tả Frequencies được sử dụng cho dữ liệu thu thập bao gồm thống kê về: GDP quốc gia, Trữ lượng vốn quốc gia, Tổng lao động quốc gia, Tỉ lệ học tiểu học, Chi tiêu của giáo dục trên GDP, Chi tiêu của giáo dục trên chi tiêu công, Số lượng nghiên cứu khoa học công nghệ quốc gia.
Phương pháp thống kê mô tả Descriptives được sử dụng để tính giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của các biến: Trữ lượng vốn quốc gia, Tổng lao động quốc gia, Tỉ lệ học tiểu học, Chi tiêu của giáo dục trên GDP, Chi tiêu của giáo dục trên chi tiêu công, Số lượng nghiên cứu khoa học cơng nghệ quốc gia.
b) Phân tích tương quan
Thực hiện phân tích này có mục tiêu là nhằm xem xét biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không (xét riêng từng biến độc lập). Sau khi xem xẻt tương quan hai chiều giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, thực hiện kiểm định Pearson để kiểm ra mức độ tương quan trong hồi quy.
c) Phân tích hồi quy đa biến
Phân tích hồi quy theo phương pháp hồi quy các yếu tố cố định (Fixed Effects), hồi quy các yếu tố ngẫu nhiên( Random Effects) và và hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất cho dữ liệu bảng (Pool OLS). Sau đó sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn phương pháp phù hợp cho nghiên cứu. Sử dụng kiểm định VIF để kiểm định tự tương quan trong mơ hình và thực hiện robust để xử lý nếu có hiện tượng tự tương quan và phương sai hay đổi.