4.3.
tức
Tác giả sử dụng phân tích đa biến để xác định tác động của thanh khoản cổ phiếu đến chi trả cổ tức của công ty với hai trường hợp: Phân tích hồi quy mơ hình chỉ có các biến chính (khơng có biến kiểm sốt) và phân tích hồi quy mơ hình đầy đủ (bao gồm các biến kiểm soát là các yếu tố về đặc điểm cơng ty có thể tác động đến chính sách cổ tức).
Kết quả hồi quy chỉ sử dụng các biến chính (khơng có biến kiểm sốt) 4.3.1.
Trong phần này, tác giả sẽ tiến hành hồi quy mơ hình để nghiên cứu về mối tương quan giữa thanh khoản cổ phiếu và thanh toán cổ tức với biến phụ thuộc là DVE, DVC và DVP; biến giải thích là Amihud; khơng có bất kỳ biến kiểm sốt nào.
Đối với biến phụ thuộc là tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập (DVE) và tỷ lệ chi trả cổ tức trên dòng tiền (DVC), tác giả tiến hành hồi quy bằng mơ hình Tobit; cịn đối với biến quyết định chi trả cổ tức (DVP), tác giả sử dụng mô hình Logit.
Kết quả hồi quy cho thấy biến giải thích tương quan nghịch chiều với cả 3 biến phụ thuộc DVE, DVC và DVP; có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%, cụ thể hệ số của các biến tương ứng là -0.0014, -0.0019 và -0.0058. Do tỷ lệ Amihud là tỷ lệ kém thanh khoản nên tỷ lệ này càng cao thì tính thanh khoản của cổ phiếu càng thấp, do đó kết quả ở đây thể hiện rằng thanh khoản của cổ phiếu càng cao thì tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao và cũng có khuynh hướng chi trả cổ tức. Tuy nhiên, hệ số R2 điều chỉnh của mơ hình rất thấp, chứng tỏ mức độ giải thích của mơ hình cũng rất thấp.
Kết quả này cũng phù hợp với bằng chứng thực nghiệm từ Jiang và cộng sự (2017) tuy nhiên mức độ giải thích của mơ hình tại Việt Nam khơng cao.
Bảng 4.1: Kết quả hồi quy khơng có biến kiểm sốt DVE DVC DVP HẰNG SỐ 0.2534** 0.1948** 0.5617** LIQUIDITY -0.0014 -0.001 -0.0058 N 872 872 872 PSEUDO R2 0.0056 0.0085 0.0104
Bảng này báo cáo kết quả hồi quy về tác động của thanh khoản cổ phiếu đối với chi trả cổ tức. Trong đó, kết quả hồi quy đối với hai biến DVE và DVC được sử dụng theo phương pháp Tobit, còn DVP sử dụng phương pháp Logit. Các biến phụ thuộc là tỷ lệ cổ tức trên thu nhập (DVE), tỷ lệ cổ tức trên dòng tiền (DVC) và quyết định trả cổ tức (DVP). Biến giải thích là tỷ lệ kém thanh khoản Amihud (Amihud). Mẫu nghiên cứu bao gồm 872 quan sát công ty theo năm, đại diện cho 278 cơng ty phi tài chính niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2016. Các ký hiệu (*) và (**) lần lượt đại diện cho các mức ý nghĩa 1% và 5%.
Tính thanh khoản của cổ phiếu có mối tương quan với tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp, nhưng hệ số R2 điều chỉnh khơng cao, có lẽ là do mơ hình đã bỏ qua các yếu tố khác cũng có tương quan tới tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Do đó, ở hai phần tiếp theo, tác giả thêm vào các biến kiểm sốt về đặc điểm cơng ty (bao gồm đặc điểm tài chính và và đặc điểm quản trị) để xem xét tác động của tính thanh khoản tới tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty.
Kết quả hồi quy mơ hình đầy đủ 4.3.2.
Trong phần này, tác giả sẽ tiến hành hồi quy mơ hình để nghiên cứu về mối tương quan giữa thanh khoản cổ phiếu và chính sách chi trả cổ tức với biến phụ thuộc là DVE, DVC và DVP; biến giải thích là Amihud; biến kiểm sốt về đặc điểm cơng ty là Size, ROA, Q, Lev, Cash, Top 1 và Independence.
Đối với biến phụ thuộc là tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập (DVE) và tỷ lệ chi trả cổ tức trên dòng tiền (DVC), tác giả tiến hành hồi quy bằng mơ hình Tobit; cịn đối với biến quyết định chi trả cổ tức (DVP), tác giả sử dụng mơ hình Logit.
Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa Amihud và chi trả cổ tức của doanh nghiệp (được thể hiện thông qua 3 biến DVE, DVC và DVP), và tất cả các hệ số đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và 10%. Cụ thể hơn, hệ số của Amihud với DVE là -0.0009, DVC là -0.0011 và DVP là -0.0036. Kết quả này phù hợp với các ước tính ở những phần trên. Như vậy, tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy tính thanh khoản của cổ phiếu có tác động tới chi trả cổ tức, cụ thể hơn là tính kém thanh khoản của cổ phiếu có mối tương quan nghịch biến tỷ lệ cổ tức DVE, DVC và DVP. Tuy nhiên, ở đây tác giả sử dụng tỷ lệ kém thanh khoản Amihud để làm đại diện cho biến tính thanh khoản, và tỷ lệ Amihud càng cao thì cổ phiếu lại càng kém thanh khoản. Do đó, ở đây tác giả phát hiện ra rằng tính thanh khoản của cổ phiếu càng cao thì tỷ lệ chi trả cổ tức lại càng cao và cơng ty cũng có khuynh hướng chi trả cổ tức. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Jiang và cộng sự (2017).
Về biến quy mô doanh nghiệp (Size), tác giả đều ước tính ra hệ số âm ở cả 3 mơ hình (DVE, DVC và DVP), nhưng đều khơng có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, hệ số giữa biến Size với các yếu tố chi trả cổ tức lần lượt là -0.0209 (DVE), -0.0049 (DVC) và -0.0907 (DVP). Với việc các hệ số đều khơng có ý nghĩa thống kê, tác động chưa tìm thấy bằng chứng về mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và chi trả cổ tức.
Về biến tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tác giả tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa biến ROA và chi trả cổ tức, và các hệ số đều có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1%. Cụ thể, hệ số của biến ROA lần lượt là 3.0054 (DVE), 4.1228 (DVC) và 35.1935 (DVP), cho thấy tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản càng cao thì tỷ lệ cổ tức càng cao tại Việt Nam. Kết quả này cũng phù hợp với bằng chứng thực nghiệm trước đó của Fama và French (2001).
Về biến cơ hội tăng trưởng (Q), tác giả phát hiện ra mối quan hệ nghịch chiều giữa biến Q với chi trả cổ tức, và tất cả hệ số đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%. Cụ thể, hệ số của biến Q lần lượt là -0.1204 (DVE), -0.1381 (DVC) và -0.9698 (DVP). Kết
quả của tác giả chỉ ra cơ hội tăng trưởng cơng ty càng cao thì tỷ lệ cổ tức lại càng thấp tại Việt Nam, và kết quả này cũng phù hợp với bằng chứng thực nghiệm từ Fama và French (2001).
Về biến tỷ lệ đòn bẩy (Lev), tác giả phát hiện ra mối tương quan đồng biến giữa biến Lev với biến DVE và DVP, trong đó chỉ có hệ số giữa biến Lev và biến DVP là có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong khi đó, hệ số giữa tỷ lệ địn bẩy (Lev) và biến DVC cho thấy mối quan hệ nghịch biến nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, hệ số của biến Lev lần lượt là 0.0701 (DVE), -0.0331 (DVC) và 1.6643 (DVP). Tác giả vẫn chưa tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ cho thấy tỷ lệ địn bẩy có tác động tới tỷ lệ chi trả cổ tức.
Về biến lượng tiền mặt nắm giữ (Cash), tác giả nhận thấy rằng biến Cash có mối tương quan đồng biến với chi trả cổ tức (DVE, DVC và DVP), và các hệ số đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%. Cụ thể, hệ số của biến Cash lần lượt là 0.5616 (DVE), 0.3355 (DVC) và 2.8131 (DVP). Kết quả trên có nghĩa là lượng tiền mặt nắm giữ của cơng ty càng cao thì tỷ lệ chi trả cổ tức càng thấp (được thể hiện qua 3 biến DVE, DVC và DVP).
Về biến tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đơng lớn nhất (Top1), tác giả tìm thấy rằng biến Top1 có tương quan đồng biến với 3 biến DVE, DVC và DVP. Tuy nhiên, chỉ có hệ số giữa Top1 với DVE và DVC là có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%. Nhìn chung, tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đơng lớn nhất có tác động đồng biến với chi trả cổ tức. Cụ thể hơn, tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn nhất càng cao thì tỷ lệ chi trả cổ tức và xu hướng chi trả cổ tức lại càng cao.
Về phần biến số thành viên hội đồng quản trị độc lập (Independence), tác giả ước tính ra hệ số dương đối với biến DVE và DVC, nhưng lại có hệ số âm đối với DVP. Tuy nhiên, tất cả hệ số đều khơng có ý nghĩa thống kê. Do đó, ở đây, tác giả chưa tìm thấy
bằng chứng về mối tương quan giữa số thành viên hội đồng quản trị độc lập (Independence) tới chi trả cổ tức.
Nhìn chung, sau khi thêm các biến kiểm sốt vào mơ hình, chiều hướng tác động vẫn giữ nguyên. Hệ số R-square điều chỉnh khá cao từ 0.1135 tới 0.3242.
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy có kiểm sốt thêm đặc điểm quản trị DVE DVC DVP Hằng số 0.5395 0.0768 1.2122 Liquidity -0.0009*** -0.0011** -0.0036*** Size -0.0209 -0.0049 -0.0907 ROA 3.0054* 4.1228* 35.1935* Q -0.1204* -0.1381* -0.9698** Lev 0.0701 -0.0331 1.6643* Cash 0.5616* 0.3355** 2.8131*** Top1 0.0036* 0.0021** 0.0071 Independence -0.0086 -0.0067 0.0053 N 872 872 872 Pseudo R2 0.1231 0.1702 0.3355
Bảng này báo cáo kết quả hồi quy về tác động của thanh khoản cổ phiếu đối với chi trả cổ tức với đầy đủ các bến kiểm sốt. Trong đó, kết quả hồi quy đối với hai biến DVE và DVC được sử dụng theo phương pháp Tobit, còn DVP sử dụng phương pháp Logit. Các biến phụ thuộc là tỷ lệ cổ tức trên thu nhập (DVE), tỷ lệ cổ tức trên dòng tiền (DVC) và quyết định trả cổ tức (DVP). Biến giải thích là tỷ lệ kém thanh khoản Amihud (Amihud). Mẫu nghiên cứu bao gồm 872 quan sát công ty theo năm, đại diện cho 278 cơng ty phi tài chính niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2016. Các ký hiệu (*), (**) và (***) lần lượt đại diện cho các mức ý nghĩa 1% và 5% và 10%.