Giữa thanh khoản cổ phiếu và chi trả cổ tức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động về mặt hiệu ứng thông tin của thanh khoản cổ phiếu đối với quyết định chi trả cổ tức bằng tiền (Trang 51 - 55)

Để hỗ trợ cho giả thuyết, luận văn kiểm tra xem liệu mối tương quan giữa thanh khoản cổ phiếu và chi trả cổ tức có mạnh hơn khi mâu thuẫn giữa cổ đơng kiểm sốt và cổ

Khi mâu thuẫn giữa cổ đơng kiểm sốt và cổ đơng thiểu số trở nên rõ ràng hơn, các cổ đơng kiểm sốt có động cơ mạnh mẽ hơn trong việc giữ lại thu nhập cơng ty vì các lợi ích cá nhân và chi trả cổ tức ít hơn. Nếu thanh khoản cổ phiếu đóng vai trị thơng tin và buộc cổ đơng kiểm sốt chi trả cổ tức nhiều hơn, khi đó chúng ta có thể kỳ vọng mối tương quan dương giữa thanh khoản cổ phiếu và chi trả cổ tức được củng cố hơn khi xung đột giữa cổ đơng kiểm sốt và cổ đơng thiểu số trở nên rõ ràng hơn.

Tác giả thực hiện đo lường mức độ của các động cơ này thông qua xem xét đặc tính của cổ đơng kiểm sốt theo nghiên cứu của Jiang và cộng sự (2010, 2017), Jiang và Kim (2015). Trong số các cổ đông kiểm sốt thì cổ đơng Nhà nước có ít động cơ sử dụng tài sản hay tiền mặt của công ty cho mục đích cá nhân bởi vì khơng ai có thể hưởng lợi trực tiếp từ điều này (Jiang & Kim, 2015); có nghĩa, cơng ty Nhà nước (SOEs) có ít vấn đề đại diện giữa cổ đơng kiểm sốt và nhà đầu tư bên ngồi.

Cụ thể, tác giả sử dụng biến công ty Nhà nước (SOE) làm đại diện cho vấn đề đại diện, qua đó kiểm tra tác động của vấn đề đại diện lên mối tương quan giữa thanh khoản cổ phiếu và chi trả cổ tức tương tự nghiên cứu của Jiang và cộng sự (2017). Biến SEO là biến giả, bằng 1 nếu công ty thuộc sở hữu Nhà nước, trái lại thì bằng 0. Trong đó, một công ty niêm yết được xác định là công ty Nhà nước (SOE) nếu cổ đông lớn nhất là Nhà nước (Jang & Kim, 2015).

Tác giả thực hiện kiểm tra bằng cách bổ sung vào mơ hình biến SEO và biến tương tác giữa SEO và thanh khoản (biến Amihud*SEO).

Kết quả hồi quy cho thấy, các hệ số của biến Amihud*SOE đều khơng có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác, tác giả khơng tìm thấy bằng chứng cho thấy mối tương quan giữa tính thanh khoản và chi trả cổ tức sẽ mạnh hơn tại các công ty Nhà nước (SOE). Kết quả nghiên cứu này khác với Jiang và cộng sự (2017). Jiang và cộng sự cho thấy,

tương quan giữa thanh khoản cổ phiếu và cổ tức trở nên rõ nét hơn khi động cơ chiếm hữu của cổ đơng kiểm sốt mạnh hơn.

Các hệ số của biến SOE là dương và đều có ý nghĩa thống kê, tức việc có là cơng ty Nhà nước hay khơng thực sự có tác động tới chi trả cổ tức. Nói rõ hơn, các cơng ty có cổ đơng lớn nhất là Nhà nước có khuynh hướng chi trả cổ tức nhiều hơn.

Kết quả hồi quy cũng cho thấy Amihud có mối tương quan nghịch chiều với cả ba biến DVE, DVC và DVP, và các hệ số đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và 10%. Ở đây tác giả sử dụng tỷ lệ kém thanh khoản Amihud để làm đại diện cho biến tính thanh khoản nên tỷ lệ Amihud càng cao thì cổ phiếu lại càng kém thanh khoản. Do đó, tác giả phát hiện ra rằng tính thanh khoản của cổ phiếu càng cao thì chi trả cổ tức càng cao và cơng ty có khuynh hướng chi trả cổ tức.

Nói chung, khơng tìm thấy bằng chứng cho thấy tính thanh khoản của cổ phiếu làm tăng chi trả cổ tức bằng cách giảm giảm vấn đề đại diện của cổ đơng kiểm sốt.

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy đo lƣờng thêm vấn đề đại diện DVE DVC DVP Hằng số 0.2890 -0.1620 -0.3707 Amihud -0.0016** -0.0014** -0.0045*** Amihud*SOE 0.0010 0.0004 0.0013 SOE 0.1376* 0.1391* 0.7537* Size -0.0120 0.0035 -0.0354 ROA 2.8826* 3.9962* 35.327* Q -0.1168* -0.1339* -0.9386** Lev 0.0458 -0.0608 1.4742** Cash 0.5638* 0.3605** 2.8604** Top1 0.0023** 0.0009 0.0007 Independence -0.0066 -0.0056 0.0044 N 872 872 872 Pseudo R2 0.1332 0.1786 0.3485

Bảng này báo cáo tác động của vấn đề đại diện lên mối tương quan giữa thanh khoản cổ phiếu và chi trả cổ tức. Trong đó, kết quả hồi quy đối với hai biến DVE và DVC được sử dụng theo phương pháp Tobit, còn DVP sử dụng phương pháp Logit. Các biến phụ thuộc là tỷ lệ cổ tức trên thu nhập (DVE), tỷ lệ cổ tức trên dòng tiền (DVC) và quyết định trả cổ tức (DVP). Biến giải thích chính là mối tương tác giữa thanh khoản Amihud và công ty Nhà nước (Amihud*SOE). Mẫu nghiên cứu bao gồm 872 quan sát công ty theo năm, đại diện cho 278 công ty phi tài chính niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2016. Các ký hiệu (*), (**) và (***) lần lượt đại diện cho các mức ý nghĩa 1% và 5% và 10%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động về mặt hiệu ứng thông tin của thanh khoản cổ phiếu đối với quyết định chi trả cổ tức bằng tiền (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)