Kết luận 5.1. 5.1.
Với mẫu nghiên cứu bao gồm tổng cộng 872 quan sát giai đoạn năm 2012-2016, tác giả xem xét tác động của tính thanh khoản cổ phiếu đến tỷ lệ chi trả cổ tức và khuynh hướng chi trả cổ tức của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh. Ở bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng 3 yếu tố để đại diện cho chi trả cổ tức, là tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt trên lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (DVE), tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt trên dòng tiền hoạt động kinh doanh (DVC) và khuynh hướng trả cổ tức (DVP), là biến phụ thuộc chính trong mơ hình. Biến giải thích là tính thanh khoản của cổ phiếu (được thể hiện qua tỷ số kém thanh khoản Amihud). Tác giả sử dụng các đặc điểm công ty làm các biến kiểm soát, bao gồm: quy mô (Size), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ địn bẩy tài chính (Lev), lượng tiền mặt nắm giữ (Cash), tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn nhất (Top1) và số lượng thành viên hội đồng quản trị độc lập (Independence).
Kết quả hồi quy chính cho thấy tính thanh khoản cổ phiếu có mối tương quan đồng biến với tỷ lệ chi trả cổ tức và khuynh hướng có trả cổ tức. Nói cách khác, tính thanh khoản của cổ phiếu càng cao thì tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao và cơng ty có khuynh hướng trả cổ tức. Và chiều hướng tác động vẫn giữ nguyên sau khi thêm vào các biến kiểm soát.
Ngồi ra, tác giả cịn xem xét tới mối tương quan của thanh khoản cổ phiếu và chi trả cổ tức trong trường hợp có bất cân xứng thơng tin giữa cổ đơng kiểm sốt và cổ đơng thiểu số. Sử dụng biến Big4_audit làm đại diện cho sự bất cân xứng thông tin, tác giả phát hiện ra rằng mối tương quan giữa tính thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ tức
sẽ mạnh hơn khi cơng ty được kiểm tốn bởi các đơn vị kiểm tốn khơng thuộc nhóm Big Four.
Bên cạnh đó, tác giả cũng kiểm tra mối tương quan giữa tính thanh khoản cổ phiếu và thanh tốn cổ tức có khác biệt hay không khi tồn tại vấn đề đại diện giữa cổ đơng kiểm sốt và cổ đông thiểu số. Với việc sử dụng biến công ty Nhà nước (SOE) làm đại diện cho vấn đề đại diện, tác giả khơng tìm thấy bằng chứng cho thấy mối tương quan đồng biến giữa tính thanh khoản và tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ mạnh hơn tại các công ty Nhà nước (SOE).
Nói chung, tác giả tìm thấy tính thanh khoản của cổ phiếu cao hơn cho phép nhà đầu tư giao dịch bằng thông tin riêng và thu thập thêm thông tin về động thái của cổ đông kiểm sốt trong giá cổ phiếu, và do đó thúc đẩy cổ đơng kiểm sốt trả cổ tức nhiều hơn. Nghiên cứu của tác giả đóng góp vào các nghiên cứu về cách thức mà thanh khoản cổ phiếu tác động chi trả cổ tức, và nhấn mạnh vai trị tích cực của thanh khoản cổ phiếu trong việc giảm bất cân xứng thông tin.