CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Hành vi điều chỉnh lợi nhuận
2.1.3 Các hành vi về điều chỉnh lợi nhuận
Tùy theo mục tiêu khác nhau của các NQT, có thể mục tiêu là của NQT là điều chỉnh lợi nhuận nhằm tiết kiệm thuế phải nộp, có thể mục tiêu điều chính tăng lợi nhuận là để hút vốn đầu tư, bán cổ phiếu ra thị trường. Nhiều thủ thuật được nhà quản lý sử dụng để chi phối thu nhập. Có thể phân loại theo hành vi điều chỉnh lợi nhuận theo bốn loại:
Điều chỉnh lợi nhuận thơng qua lựa chọn chính sách kế tốn: Điều chỉnh lợi nhuận phản ánh hành động của NQT trong việc lựa chọn các chính sách kế tốn để mang lại lợi ích cho họ hoặc làm gia tăng giá thị trường của cơng ty (Scott 1997). Việc lựa chọn chính sách kế tốn áp dụng để thực hiện hành động để thực hiện hành động điều chỉnh lợi nhuận luôn nằm trong khn khổ của chuẩn mực kế tốn. Do đó hành động điều chỉnh lợi nhuận là tuân thủ khuôn khổ pháp lý và là sự vận động khéo léo, linh hoạt của các “khoảng không tự do” mà chuẩn mực để lại để sắp xếp BCTC theo cách thuận lợi nhất cho cơng ty hay cho chính họ chứ khơng phải hành hành động phi pháp. Theo đó để tăng cường có thể so sánh thơng tin trình bày trên BCTC, chuẩn mực kế tốn u cầu DN cần phải áp dụng chính sách kế tốn một cách nhất quán đối với các sự kiện và các giao dịch tương tự nhau. Khi có sự thay đổi chính sách kế tốn thì cần phải thuyết minh lại sự thay đổi và ảnh hưởng của nó đối với BCTC, hoặc phải điều chỉnh hồi tố số liệu đầu kỳ. Sự lựa chọn chính sách kế tốn phụ thuộc vào xét đoán của nhà quản lý để đảm bảo BCTC phản ánh trung thực nhất thực trạng kinh tế của DN. Chính vì lý do đó NQT có thể lựa chọn chính sách kế tốn có lợi nhất để đạt được mục đích gì đó. Chính sách kế tốn thường được lựa chọn để tác động đến kết quả kinh doanh của DN: ghi nhận doanh thu, giá vốn, phương pháp tính khấu hao, phương pháp xuất giá hàng tồn kho, vốn hóa chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm, vốn hóa chi phí xây dựng và sửa chữa lớn tài sản cố định.
- Lựa chọn chính sách kế tốn ghi nhận doanh thu, giá vốn: Ta thấy rằng việc lựa chọn chính sách kế tốn về doanh thu và giá vốn sẽ tác động rất lớn đến lợi nhuận trong kỳ vì doanh thu và giá vốn là hai chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo hoạt động kinh doanh. Lựa chọn chính sách kế toán làm cho việc ghi nhận doanh thu lớn hơn và ghi nhận giá vốn chậm hơn sẽ làm tăng lợi nhuận và ngược lại sẽ làm giảm lợi nhuận. Ví dụ đối với những hợp đồng dài hạn thì DN được phép lựa chọn chính sách kế tốn doanh thu theo tiến độ thực hiện hoặc theo tỷ lệ phần trăm hoàn thành như đối với DN xây dựng, việc thi cơng cơng trình kéo dài. Do đó NQT có thể lựa chọn chính sách kế tốn để xác định doanh thu theo tiến độ thực hiện hay tỷ lệ phần trăm hồn thành cơng trình. Nhưng việc xác định theo tiến độ thực hiện hay tỷ lệ phần trăm
hồn thành cũng có thể dựa vào xét đoán của NQT khi xác định mức doanh thu và giá vốn được ghi nhận trong kỳ tính thuế hiện tại.
- Lựa chọn chính sách kế tốn đánh giá hàng tồn kho:
+ Chính sách đối với tính giá thành sản phẩm: Lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm và phương pháp đánh giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ khác nhau như phương pháp trực tiếp, phương pháp tỷ lệ, phương pháp hệ số, phương pháp loại trừ sản phẩm phụ, phương pháp theo đơn đặt hàng, phương pháp phân bước có thể làm cho giá thành sản phẩm thay đổi, từ đó có thể điều chỉnh giá vốn hàng bán.
+ Chính sách đối với xác định giá trị hàng xuất kho: Chuẩn mực kế tốn cho phép DN lựa chọn chính sách khác nhau để đánh giá hàng tồn kho như nhập trước xuất trước (FIFO), thực tế đích danh, bình qn gia quyền . Việc lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho ở một kỳ có thể điều chỉnh giá vốn hàng bán và qua đó tác động đến lợi nhuận. Ví dụ trong nền kinh tế lạm phát với giá mua hàng hóa tăng thì lựa chọn chính sách đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước sẽ làm cho hàng tồn kho cuối kỳ trên bảng cân đối kế tốn có giá trị lớn hơn và giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có giá trị nhỏ hơn nên lợi nhuận sẽ lớn hơn so với phương pháp bình quân gia quyền. Do vậy NQT sẽ lựa chọn chính sách kế tốn phù hợp để đạt được mục tiêu.
- Lựa chọn phương pháp tính khấu hao: Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ cũng cho phép dịch chuyển lợi nhuận giữa các niên độ. Ví dụ phương pháp khấu hao giảm dần sẽ ghi nhận chi phí khấu hao cao trong những năm đầu sử dụng tài sản và ghi nhận chi phí khấu hao thấp trong những năm sau sử dụng tài sản. So với DN sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, DN áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần sẽ trình bày trên bảng cân đối kế tốn có giá trị thấp hơn và lợi nhuận trên báo cáo hoạt động kinh doanh thấp hơn.
- Lựa chọn chính sách kế tốn về đánh giá tổn thất tài sản: Chuẩn mực kế toán yêu cầu DN cần đánh giá tổn thất cho các tài sản phải khấu hao và các tài sản không khấu
hao như lợi thế thương mại. Việc đánh giá tổn thất tài sản dựa trên nhiều xét đoán của NQT liên quan đến giá cả hợp lý, giá trị sử dụng, giá trị thu hồi….Do đó cũng tạo cơ
hội cho nhà quản lý thực hiện hành động điều chỉnh lợi nhuận của DN. Điều chỉnh lợi nhuận thơng qua thực hiện ước tính kế tốn: Thủ thuật lựa chọn
chính sách kế tốn là thủ thuật phổ biến nhất mà các NQT thường sử dụng để điều chỉnh lợi nhuận. Do hệ thống chuẩn mực kế tốn nói chung cho phép sử dụng nhiều chính sách kế tốn khác nhau để ghi nhận và trình bày một loại sự kiện, nghiệp vụ. Thủ thuật này được gọi tên là thủ thuật “Cookie jar reservers” (CJR). Nguyên tắc hoạt động chung của CJR là lập các dự phịng và trích trước nhiều hơn mức cần thiết nhằm mục đích sử dụng cho tương lai khi cần thiết. Trong chuẩn mực kế toán, theo yêu cầu thận trọng tại thời điểm kết thúc niên độ, DN sẽ ước tính và ghi nhận chi phí đối với các tài sản có giá trị thuần thấp hơn giá trị sổ sách (dự phịng) hoặc chi phí phát sinh từ nghĩa vụ đã phát sinh sẽ thanh tốn trong tương lai (trích trước). Đặc điểm của các khoản ước tính này chủ yếu dựa trên xét đốn của nhà quản lý hơn là dựa trên các bằng chứng cụ thể, do đó chuẩn mực kế tốn cho phép các ước tính kế tốn giao động trong một khoản nhất định. Nhà quản lý thường có xu hướng ghi nhận chi phí cao trong kỳ kế tốn hiện tại và thơng qua đó sẽ giảm chi phí ghi nhận trong các kỳ trong tương lai. Trong việc thực hiện các ước tính kế tốn, có thể chia thành ước tính kế tốn một lần và ước tính kế tốn mỗi kỳ.
Ước tính kế tốn một lần được áp dụng một lần khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chẳng hạn:
- Ước tính thời gian khấu hao tài sản cố định: DN được tự quyết định thời gian sử dụng tài sản cố định trong khoảng thời gian theo TT45/2013-TT BTC quy định về mức khấu hao. Vì vậy NQT có thể sử dụng thời gian khấu hao tài sản cố định để điều chỉnh được mức lợi nhuận theo mong muốn. Và DN được quyền khấu hao nhanh khi có đủ bằng chứng chứng minh rằng DN có hiệu quả hoạt động kinh tế cao và cần thiết để đổi mới cơng nghệ. Vì vậy khi DN đã vượt quá mức lợi nhuận mong muốn thì NQT có thể sử dụng ước tính này để điều chỉnh thu nhập giảm xuống.
Ước tính số lần phân bổ hay mức phân bổ của chi phí trả trước: Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ hay số lần phân bổ công cụ dụng cụ là do DN tự xác định dựa vào đặc điểm của cơng cụ dụng cụ, tính chất cơng việc, cơng suất sử dụng cơng cụ dụng cụ. Do đó có thể cùng là một cơng cụ dụng cụ nhưng các DN có khi lại phân bổ cơng cụ dụng cụ khác nhau về thời gian và số lần phân bổ. Vì vậy nhà quản lý cũng có thể điều chỉnh được khoản chi phí này.
Uớc tính kế tốn vào mỗi kỳ được thực hiện vào cuối mỗi kỳ kế toán, chẳng hạn:
- Ước tính chi phí bảo hành sản phẩm : Nhiều DN bán sản phẩm kèm theo điều khoản bảo hành sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định. Khi sản phẩm bị hư hỏng và được bảo hành, DN sẽ phát sinh chi phí để sửa chữa sản phẩm hoặc đổi mới sản phẩm cho khách hàng. Theo chuẩn mực kế tốn chi phí bảo hành sản phẩm trong tương lai là để tạo ra doanh thu bán hàng trong hiện tại, do đó theo ngun tắc cơ sở dồn tích, chi phí bảo hành sản phẩm trong tương lai phải được ghi nhận cùng thời kỳ với doanh thu bán hàng khi ghi nhận sản phẩm được bán ra. Để xác định khoản chi phí bảo hành sản phẩm cần được ghi nhận trên BCTC, chuẩn mực kế toán cho phép DN sử dụng xét đoán liên quan đến tỷ lệ sản phẩm bảo hành bình quân của quá khứ và chi phí bảo hành trên mỗi đơn vị sản phẩm để tính chi phí bảo hành đối với doanh số bán hàng trong kỳ kế toán hiện tại. Việc cho phép sử dụng xét đoán sẽ tăng cơ hội cho nhà quản lý điều chỉnh được lợi nhuận thơng qua ước tính chi phí bảo hành sản phẩm cao hơn hoặc thấp hơn mức cần trích lập. Qũy dự phịng từ trích trước chi phí bảo hành sẽ được sử dụng để điều chỉnh lợi nhuận trong tương lai bằng cách hồn nhập dự phịng khi sản phẩm hết thời hạn bảo hành.
- Ước tính tỷ lệ hồn thành cơng trình xây lắp và cung cấp dịch vụ: Trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, hợp đồng dịch vụ phát triển phần mềm…Khi hợp đồng dài hạn được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận với phần tương ứng cơng việc đã hồn thành dựa trên biên bản nghiệm thu được hai bên xác nhận. Trường hợp hợp đồng dài hạn được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng
được ghi nhận tương ứng với phần cơng việc đã hồn thành, thường là tỷ lệ phần trăm giữa chi phí đã phát sinh của phần cơng việc đã hồn thành với tổng chi phí dự tốn hoặc tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng cơng việc đã hồn thành so với tổng khối lượng công việc của hợp đồng. Phương pháp tỷ lệ hồn thành được áp dụng bởi vì phương pháp này giải quyết được vấn đề sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí tạo ra doanh thu. Nhưng đối với việc xây dựng một ước tính kế tốn hợp lý, mức chính xác của doanh thu đã hồn thành và mức chi phí tương ứng với doanh thu sẽ gặp nhiều khó khăn và cũng dựa rất nhiều trên xét đoán của hai bên. Do vậy sẽ tạo cơ hội cho hành vi thực hiện điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý.
- Ước tính khoản phải thu khó địi để lập dự phịng: Các DN thường cung cấp một hạn mức tín dụng cho khách hàng, do đó hầu hết các DN đều có nợ phải thu. Thủ thuật CJR dựa trên khoản mục dự phịng phải thu khó địi theo yêu cầu của chuẩn mực kế tốn về việc lập dự phịng đối với các khoản nợ phải thu có khả năng khơng thu hồi được. Theo chuẩn mực kế tốn, khoản mục nợ phải thu cần được trình bày trên BCTC theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Khi đó nhà quản lý cần ước tính các khoản nợ không thể thu hồi được để lập dự phịng. Mức trích lập có thể là 30%, 50%, 70%, 100% tùy theo tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ ( văn bản có thể lựa chọn là thơng tư số 228/2009/TT-BTC để phù hợp với chuẩn mực). Thông thường phương pháp lập dự phịng nợ phải thu khó địi địi hỏi nhiều xét đốn của nhà quản lý, do đó tạo cơ hội cho hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
- Ước tính khoản giá trị hàng tồn kho bị giảm giá để lập dự phòng: Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thấp hơn so với giá gốc thì DN cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (TT 228-2009/TT-BTC và chuẩn mực số 02 về hàng tồn kho). Ngược lại khi giá trị thuần của hàng tồn kho được phục hồi lại thì DN phải hồn nhập dự phịng đã trích trước đó. Việc lập chi phí dự phịng giảm giá hàng tồn kho là hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. Nhưng Bộ Tài Chính chỉ mới yêu cầu việc ước tính phải dựa trên bằng chứng đáng tin cậy chứ chưa nêu rõ quy định về mặt giá trị của giá trị thuần có thể thực hiện được. Khoản mục dự phòng giảm giá hàng tồn
kho thường được sử dụng bởi việc ước tính khoản giảm giá của hàng tồn kho đòi hỏi sử dụng nhiều xét đoán liên quan đến giá trị thuần có thể thực hiện được của nhà quản lý dựa trên kinh nghiệm và đặc điểm của từng mặt hàng để ước tính. Vì vậy nhà quản lý có thể sử dụng thủ thuật CJR để điều chỉnh lợi nhuận trong kỳ. Trong kỳ kế toán hiện tại nhà quản lý lập dự phòng hàng tồn kho nhiều hơn hoặc thấp hơn mức thực tế cần lập để điều chỉnh lợi nhuận. Trong những kỳ sau khoản dự phịng đó được hồn nhập khi hàng tồn kho được bán hoặc có bằng chứng về sự phục hồi của giá trị thuần có thể thực hiện được.
Trong thực tế thủ thuật CJR được sử dụng qua nhiều năm để xây dựng được ngân quỹ đủ lớn để ứng phó với sự thay đổi bất thường trong lợi nhuận trong tương lai hoặc là tạo ra sự tăng trưởng ổn định trong lợi nhuận hàng năm của DN, qua đó tạo sự tăng trưởng đều của cổ phiếu.
Sở dĩ cần phân biệt điều chỉnh lợi nhuận thông qua lựa chọn chính sách kế tốn và điều chỉnh lợi nhuận thơng qua thực hiện các ước tính kế tốn là vì điều này sẽ giúp phân biệt được khả năng vận dụng hai hình thức trên để thực hiên hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Khi nhà quản lý lựa chọn để áp dụng một chính sách kế tốn hay một phương pháp kế toán cụ thể nguyên tắc nhất qn u cầu DN phải nhất qn chính sách đó trong nhiều kỳ kế tốn khác nhau, nếu có thay đổi giữa hai kỳ thì cần phải có thuyết minh sự thay đổi chính sách kế tốn và mức độ ảnh hưởng đến sự thay đổi này đến lợi nhuận trên BCTC. Do đó việc áp dụng lựa chọn một chính sách kế tốn để điều chỉnh lợi nhuận thường chỉ có thể áp dụng ở một kỳ kế tốn nhất định. Trong khi việc thực hiện ước tính kế tốn ta thấy có thể chia thành hai loại: ước tính một lần và ước tính mỗi kỳ. Các ước tính thực hiện một lần thì cũng có thể được sử dụng để thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận như đối với việc lựa chọn chính sách kế tốn nhưng những ước tính thực hiện mỗi kỳ thì có thể được vận dụng vào mỗi kỳ và đây là công cụ để nhà quản ly sử dụng thường xuyên hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Điều chỉnh lợi nhuận thông qua quyết định quản lý về thực hiện nghiệp vụ kinh tế