Một số biến đại diện cho đặc điểm doanh nghiệp được sử dụng trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đặc điểm doanh nghiệp đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Một số biến đại diện cho đặc điểm doanh nghiệp được sử dụng trong

cứu

2.2.1 Số năm niêm yết

Shumway (2001) cho rằng các đo lường biến kinh tế có ý nghĩa nhất của tuổi doanh nghiệp là số năm kể từ khi niêm yết của doanh nghiệp. Sự kiện đó là một thời điểm xác định trong chu kỳ sống của một cơng ty. Bên cạnh đó, thời điểm niêm yết trở đi ảnh hưởng đến quyền sở hữu và cơ cấu vốn, cơ hội phát triển, mở rộng quy mô và tăng phương tiện truyền thông và u cầu về quản trị cơng ty có nhiều thay đổi (Loderer và Waelchli, 2009).

Các cơng ty đã có trên thị trường niêm yết cho thời gian dài có xu hướng có mức độ thấp của quản lý thu nhập hơn so với công ty mới bắt đầu niêm yết. Lý do là các cơng ty lớn có giá trị lớn trên thị trường và họ có một danh tiếng để bảo vệ, họ cũng nhận thức được các quy tắc và quy tắc chi phối thực hành kế toán. Hơn nữa, các cơng ty lâu năm có thể đã được cải thiện thực hành báo cáo tài chính của họ theo

NDAt

= α1 1 + α2 ▲(REVt-RECt) + α3 PPEt + α4 ROAt-1 +ε

At-1 At-1 At-1 At-1

NDAt

= α1 + α2 (REVt-RECt) + α3 DEt + α4 PEt +ε

thời gian (Alsaeed, 2006) và thứ hai họ cố gắng để nâng cao uy tín của họ và hình ảnh trên thị trường (Akhtaruddin, 2005) nên cũ của cơng ty có xu hướng ít hơn để thực hiện các biện pháp điều chỉnh lợi nhuận (Wu và Huang, 2011).

2.2.2 Mức độ tăng trưởng

Mức độ tăng trưởng là đơn vị dùng để đo lường khả năng phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ. Mức độ tăng trưởng chính là sự chênh lệch doanh thu của năm nay (năm t) so với năm trước (năm t-1).

Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng cao thường đang kinh doanh rất tốt, và có khả năng quản lý chi phí hiệu quả. Cần lưu ý là nếu chỉ xét trong một giai đoạn ngắn, tỷ lệ tăng trưởng có thể tăng hoặc giảm đột biến vì nhiều lý do, chẳng hạn doanh nghiệp bán thanh lý tài sản hay trích quỹ dự phịng. Do đó khi phân tích tài chính doanh nghiệp, cần xem xét tỷ lệ tăng trưởng trong dài hạn, đồng thời cần quan tâm đến yếu tố bền vững của ssự tăng trưởng.

Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Điều này cũng là động cơ để các doanh nghiệp thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận kế tốn nhằm làm đẹp thơng tin trên báo cáo tài chính theo ý đồ của nhà quản lý.

2.2.3 Quy mô doanh nghiệp

Quy mô của công ty chỉ tiêu đo lường bằng logarit của tổng tài sản doanh, nghiệp, được đo lường bởi số lượng tài nguyên mà công ty sở hữu, được thể hiện bằng tổng tài sản, số lượng bán hàng, bán hàng trung bình và tổng tài sản trung bình. Theo Suwito (2005) xác định quy mơ của một công ty là một quy mô lớn hay nhỏ có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Điều này được xác định bởi tổng tài sản, thị trường giá trị của cổ phiếu, và những người khác. Về cơ bản, quy mô doanh nghiệp chỉ được chia thành ba loại: các Cơng ty lớn, Cơng ty nhỏ và vừa. Ví dụ, Elton (2000) lập luận rằng cơng ty có tài sản lớn được xem là có ít rủi ro hơn so với các cơng ty có ít tài sản. Các cơng ty có tài sản lớn có thể tiếp cận nhiều hơn với thị trường vốn tốt

hơn vì vậy quy mơ tài sản được coi là thích hợp nhất như là một đại diện cho quy mô công ty.

Mối quan hệ giữa quy mô công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận kế tốn được biểu hiện thơng qua ba quan điểm sau:

✓ Quan điểm thức nhất cho rằng quy mô cơng ty có tác động cùng chiều đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận kế toán bởi các cơng ty lớn có các hoạt động kinh doanh phức tạp hơn các công ty nhỏ. Moses (1987) chỉ ra rằng các công ty lớn thường xu hướng thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận kế tốn nhiều hơn các cơng ty có quy mơ nhỏ bởi họ cung cấp nhiều thơng tin hơn nên họ nhận được nhiều sự chú ý hơn từ các nhà phân tích, các nhà đầu tư để từ đó họ đưa ra các quyết định đầu tư. Khi doanh nghiệp có những biến động lớn về lợi nhuận thì sẽ thu hút được sự chú ý và đưa ra các ảnh hưởng bất ngờ. Trong trường hợp này, các nhà quản lý sẽ thực hiện quản lý thu nhập của công ty họ bằng cách thao tác lợi nhuận của mình

✓ Quan điểm thứ hai cho rằng quy mơ doanh nghiệp có ảnh hưởng nghịch chiều đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, bởi các công lớn luôn quan tâm đến danh tiếng của mình nên họ sẽ tránh việc thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Nghiên cứu của Kim (1976) cho thấy một số lý do tại sao có sự tác động tiêu cực của quy mô công ty trên hành vi điều chỉnh lợi nhuận đó là các cơng ty có quy mơ lớn thường sẽ có hệ thống kiểm sốt nội bộ phức tạp và có kiểm tốn viên nội bộ có thẩm quyền. Hệ thống kiểm sốt nội bộ sẽ giúp kiểm sốt việc trình bày và cơng bố thơng tin tài chính đến các nhà đầu tư. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các công ty quy mơ lớn có tác động tiêu và tiêu cực liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp. Nó là một yếu tố quyết định trong việc làm giảm các thao tác của các thơng tin tài chính và cải thiện chất lượng báo cáo tài chính. Ngược lại, đối với các cơng ty nhỏ thường ít bị chú ý từ các nhà phân tích,

chính phủ nên họ thường có xu hướng thực hiện thao tác tăng lợi nhuận trên báo cáo vì đạt được động lực thu hút nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài.

✓ Quan điểm thư ba là một lập luận khác của Ashari (1994) khơng tìm thấy ảnh hưởng của quy mô công ty đến hành vi điều khiển lợi nhuận kế tốn của doanh nghiệp.

Tóm lại, thơng qua các nghiên cứu trước đã cho thấy khơng có sự nhất qn về thống nhất kết quả nghiên cứu giữa tác động của quy mô doanh nghiệp lên hành vi điều chỉnh lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp.

2.2.4 Lưu chuyển tiền tệ từ HĐKD

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Đây là nguồn cốt yếu sinh ra tiền mặt cho công ty và cũng là lượng tiền mặt mà bản thân công ty kiếm được chứ không phải các khoản vốn đến từ hoạt động đầu tư và tài chính bên ngồi. Trong phần này của báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thu nhập ròng (trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) sẽ được điều chỉnh theo các khoản phí khơng dùng tiền mặt và sự thay đổi của các tài khoản vốn lưu động - tài sản và nợ từ hoạt động trong bảng cân đối kế toán thời điểm hiện tại.

Khả năng sinh lời của công ty thường được thể hiện bởi thu nhập ròng- đây là một chỉ số đánh giá đầu tư quan trọng. Khi đánh giá hiệu quả hoạt động tổng thể của công ty, nhiều người nghĩ ngay đến thu nhập rịng. Tuy nhiên, mặc dù kế tốn dồn tích cung cấp cơ sở cho việc khớp doanh thu với chi phí, hệ thống này khơng thực sự phản ánh giá trị công ty đã nhận được từ lợi nhuận trong hệ thống này. Điều này tạo nên sự khác biệt căn bản.

2.2.5 Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.

Ngun giá: Là tồn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Vì vậy, tài sản cố định hữu hình thể hiện quy mơ hoạt động của doanh nghiệp, cũng là đối tượng để nhà quản lý thực hiện hành vi điểu chỉnh lợi nhuận thông qua thay đổi chính sách khấu hao, qua đó đạt được lợi nhuận mục tiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đặc điểm doanh nghiệp đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)