5.1 Kết luận
Mục tiêu của đề tài là đưa ra kết quả của nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đặc điểm doanh nghiệp đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Đề tài được tiến hành trên mẫu là 284 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2015. Nghiên cứu đã khái quát các vấn đề có liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, trong đó có tổng quan những nghiên cứu trước liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở trong nước và ngoài nước. Ngoài ra, theo kết quả từ chạy hồi quy tuyến tính thì chỉ có 4 biến có ý nghĩa thống kê “số năm niêm yết”, “mức độ tăng trưởng”, “Quy mô doanh nghiệp” và “Lưu chuyển tiền tệ thuần từ HĐKD”. Cả bốn nhân tố này đều có ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
DAi,t = 26849,05 AGEi,t -2845,025 GROWTHi,t + 49095,6 SIZEi,t -0,987 OCFi,t - 656435,3
Điều này cho thấy, cơng ty có thời gian niêm yết càng lâu, quy mơ càng lớn thì càng có xu hướng thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận để làm đẹp BCTC để thu hút vốn đầu tư. Ngược lại, để đạt mức độ tăng trưởng, dòng tiền theo hướng bền vững thì cơng ty cần hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận nhằm đạt được mục tiêu dài hạn và phát triển bền vững.
Ngoài ra, tác giả sử du ̣ng hê ̣ số hồi quy nhằm xếp hạng ảnh hưởng của các biến đô ̣c lập với hành vi điều chỉnh lợi nhuận (biến phụ thuộc). Các hê ̣ số hồi quy có thể chuyển đổi thành da ̣ng như sau:
Biến độc lâ ̣p Giá tri ̣ tuyê ̣t đối Xếp hạng
AGE 26849,05 2
GROWTH 2845,025 3
SIZE 49095,6 1
Dựa trên bảng xếp hạng trên, các nhân tố trong mơ hình về tác động đặc điểm doanh nghiệp đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận phân hạng về mức độ ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận như sau:
- Biến độc lập SIZE là biến đo lường về quy mơ của doanh nghiệp. Nhân tố này có sự ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận so với 03 biến còn lại.
- Biến độc lập AGE là biến mô tả về số năm niêm yết của doanh nghiệp. Trong mơ hình, AGE cũng có ảnh hưởng nhiều đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, tuy nhiên vẫn không ảnh hưởng mạnh bằng biến SIZE đã nêu ở trên.
- Biến GROWTH là biến độc lập về mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Biến này có mức độ ảnh hưởng đứng thứ 3 trong mơ hình vì mức ảnh hưởng của biến này tương đối thấp.
- Biến độc lập OCF là biến liên quan đến lưu chuyển tiền tệ thuần từ HĐKD. Mức độ ảnh hưởng của biến này đến tính kịp thời là thấp nhất so với 03 biến trên.
Kết luâ ̣n: Thông qua các kiểm định, có thể khẳng định các mức đô ̣ ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đến hành vi điều chỉnh lợi nhuâ ̣n theo thứ tự tầm quan tro ̣ng là biến SIZE , biến AGE , biến GROWTH, biến OCF.
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Đối với cơng ty niêm ́t
Nâng cao tính minh bạch của công bố thông tin bá o cáo tài chính
Có thể nói, việc giám sát của cơ quan chức năng chỉ là công cụ giúp đỡ nhà đầu tư phần nào nắm rõ được hoạt động của doanh nghiệp và trong chừng mực, mang tính răn đe, hạn chế những vi phạm nhất định về công bố thông tin. Cơ quan quản lý chức năng không thể nào đi sâu hết vào hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế, để nhà đầu tư tiếp cận thơng tin được chính xác thì bản thân doanh nghiệp phải là đối tượng đảm bảo minh bạch thông tin báo cáo tài chính. Như vâ ̣y, các thông tin về lợi nhuận mới thực sự phản án chính xác giá trị doanh nghiệp.
Cùng với kết quả nghiên cứu trên, có thể nói, thơng tin báo cáo tài chính đóng một vai trị quan trọng, tác động lãi cơ bản trên cổ phiếu và nên là cơ sở phân tích của nhà đầu tư. Tuy nhiên, thông tin báo cáo tài chính và lãi cơ bản trên cở phiếu đều sẽ khơng có ý nghĩa nếu thiếu đi niềm tin của nhà đầu tư. Niềm tin của nhà đầu tư là nền tảng và động lực phát triển với mọi TTCK, đặc biệt là các thị trường còn non trẻ như TTCK Việt Nam. Và cũng chính niềm tin của nhà đầu tư mới khiến cho TT BCTC phát huy đuợc sự hữu ích của mình. Và để làm được điều này, cần phải:
Thứ nhất, doanh nghiệp cần phải chú trọng một số vấn đề về công bố TT BCTC như về mặt thời gian, chất lượng thông tin BCTC và cả về việc lựa chọn công ty kiểm tốn có uy tín, chun mơn và độ tín nhiệm cao.
Thứ hai, công ty niêm yết cần sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để công bố rộng rãi thông tin báo cáo tài chính cho nhà đầu tư và những đối tượng quan tâm TTCK để gia tăng tính cơng khai và tính dễ tiếp cận cho thơng tin báo cáo tài chính.
Thứ ba, kế toán viên và nhà quản trị không nên hay hạn chế áp dụng các phương pháp kế tốn một cách có chủ đích gây sai lệch thơng tin báo cáo tài chính và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp hay quyết định nhà đầu tư, đặc biệt là các hành vi sử dụng ước tính kế tốn để chi phối thông tin lợi nhuận. Chẳng ha ̣n, hiện nay các doanh nghiệp giảm khoản dự phòng nợ xấu do đánh giá tình hình con nợ được cải thiện, giảm chi phí, tăng lợi nhuận nhằm tơ hồng bức tranh tài chính của doanh nghiệp và các thủ thuật khác giữa công ty “mẹ” và “con” nhằm giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận. Hay là thuyết minh BCTC một cách qua loa, không đầy đủ nhằm che đi những thông tin xấu, những khoản nợ tiềm tàng, những khoản doanh thu ghi nhận không trung thực, hợp lý...
5.2.2 Đối với nhà đầu tư, quỹ đầu tư
Phân tích xác định mức độ điều chỉnh lợi nhuâ ̣n
Theo kết quả ở tất cả mơ hình nghiên cứu thì quy mơ doanh nghiệp, lợi nhuận doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuâ ̣n với mức ý nghĩa thống kê tớt. Do đó trong q trình ra quyết định nên đầu tư vào loại cở phiếu nào thì nhà đầu tư hồn tồn có thể dựa vào thơng tin báo cáo tài chính. Trên cơ bản, chính mối liên hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và thông tin báo cáo tài chính đã giúp cho quyết định đầu tư ban đầu của nhà đầu tư đỡ vất vả hơn. Theo đó, họ có thể dựa trên việc phân tích thơng tin của BCTC để ra quyết định đầu tư.
Trong việc xem xét các thông tin, cần xem xét kỹ các thông tin về lợi nhuận, tổng tài sản của công ty thể hiện trên BCTC kết hợp với các phân tích báo cáo tài chính. Vì vậy, nhà đầu tư có thể dựa trên việc phân tích hành vi điều chỉnh lợi nhuâ ̣n để ra quyết định đầu tư.
5.2.3 Đối với cơ quan quản lý
Mục tiêu chung của các cơ quan quan lý liên quan là ổn định và phát triển TTCK.Việc làm này thể hiện qua việc quản lý để tăng hiệu quả đầu tư; thu hút nhà đầu tư và tăng tính thanh khoản cho thị trường; quản lý các vấn đề về minh bạch như chất lượng, thời điểm công bố, hành tiêu cực để gia tăng tính hiệu quả của TTCK. Đặc biệt trong kết quả thông tin báo cáo tài chính có mối quan hệ với lãi cơ bản trên cở phiếu mà bài nghiên cứu chứng minh thì việc quản lý này sẽ giúp thông tin báo cáo tài chính phản ánh được mới quan hê ̣ này và qua đó lại gia tăng thêm tính hiệu quả cho thị trường.
Khi công ty niêm yết có lợi nhuận và tổng tài sản cao hơn so với trung bình ngành và tính toán hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở mức báo đô ̣ng thì đó chính là những công ty cần được kiểm tra, xem xét đến, nhằm nâng cao tính minh ba ̣ch thông tin báo cáo tài chính.
Xây dựng một hội đồng đánh giá xếp hạng chất lượng thông tin của các DN niêm yết.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm có thể do UBCKNN thành lập hoặc do hiệp hội nghề nghiệp có năng lực và tính độc lập nhằm xếp hạng chất lượng CBTT của các DN niêm yết. Với TTCK ngày càng phát triển và mở rộng thì việc xây dựng một hội đồng đánh giá xếp hạng DN bao gồm các chuyên gia là rất cần thiết. Đây sẽ là một kênh thông tin đáng tin cậy để các NHÀ ĐẦU TƯ tham khảo khi quyết định đầu tư và giúp cho thị trường chứng khốn sàng lọc, phân loại được các cơng ty niêm yết. Thêm vào đó, các DN muốn được xếp hạng tín nhiệm cao thì cần đáp ứng các tiêu chí về CBTT và những yêu cầu khác. Đây là động lực để các công ty niêm yết gia tăng cơng khai thơng tin, gia tăng tính chun nghiệp trong hoạt động CBTT làm tiền đề cho việc hội nhập và tiến hành niêm yết ở các sàn TTCK quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật nào quy định một cách chi tiết về tổ chức và hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Do vậy cần nghiên cứu và sớm ban hành một văn bản điều chỉnh về tổ chức hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
5.3 Một số hạn chế của đề tài
Bài nghiên cứu dù dựa trên những cơ sở lý thuyết khá vững và được kiểm chứng bởi các nghiên cứu thực nghiệm ở các nước trong nhiều năm nhưng vẫn gặp phải một số hạn chế nhất định.
Luận văn chưa nghiên cứu cho trường hợp cơng ty thuộc ngành tài chính, ngân hàng vì đây là lĩnh vực đặc thù riêng. Đây được xem là giới hạn của luận văn.
Kết quả các mơ hình nghiên cứu ở chương 4 với hệ số xác định R2 > 50% điều này cũng đồng nghĩa với 1- R2 < 50% được ảnh hưởng bởi các yếu tố khác mà không được đưa vào trong mơ hình nghiên cứu và đây cũng được xem như hạn chế của đề tài.
Ước tính về hành vi điều chỉnh lợi nhuâ ̣n còn thiếu sót vì chỉ xét đến cách đo lường thông qua biến dồn tích, chưa đề câ ̣p đến hai cách đo lường còn la ̣i.
5.4 Hướng nghiên cứu trong tương lai
Từ những hạn chế của đề tài, hướng nghiên cứu trong tương lai là sử dụng các mô hình khác đa ̣i diê ̣n cho hành vi điều chỉnh lợi nhuâ ̣n như hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua giao dịch thực.
Thực hiện nghiên cứu cho nhóm lĩnh vực đặc thù: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Một hướng nghiên cứu khác là nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận và khía cạnh chất lượng của cơng bố thơng tin báo cáo tài chính.
Kết luận chương 5
Thực trạng như hiện nay là những thông tin báo cáo tài chính minh ba ̣ch để giúp nhà đầu tư ra quyết định còn nhiều ha ̣n chế thì cần có những giải pháp cụ thể cho từng chủ thể nhằm minh ba ̣ch thông tin báo cáo tài chính nói chung và tăng tính trung thực về chỉ tiêu lợi nhuận nói riêng và các chỉ tiêu khác trên BCTC nhằm tăng các thơng tin hữu ích đến người sử dụng báo cáo tài chính. Tổng kết chương 5, tác giả dựa trên kết quả nghiên cứu chương 4 để đưa ra các nhóm giải pháp cho từng nhóm đối tượng gồm các doanh nghiệp niêm yết, cơ quan quản lý, các nhà đầu tư/ quỹ đầu tư để đạt được mục đích là tăng tính trung thực các khoản mục trên BCTC, tăng tính minh bạch, tăng chất lượng công bố thông tin, tạo niềm tin cho cổ đơng và đưa thị trường chứng khốn ngày càng phát triển bền vững.
KẾT LUẬN
Luận văn đề câ ̣p đến tác động của đặc điểm doanh nghiệp đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên TTCK Việt Nam. Đặc biệt, khi TTCK Việt Nam ngày càng phát triển và được chú tâm hơn cũng như thông tin để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư của mình hay cơ sở cho các phân tích tài chính ngày nay phần lớn dựa vào TT BCTC mà các công ty niêm yết công bố. Bài nghiên cứu trên kết hợp đo lườ ng đặc điểm doanh nghiệp, hành vi điều chỉnh lợi nhuận và cơ sở lý thuyết phù hợp dựa trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Viê ̣t Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy thông tin báo cáo tài chính mà cụ thể là các chỉ tiêu thuộc bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đại diện cho đặc điểm doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuâ ̣n. Sau khi nghiên cứu định lượng và xem xét các thực trạng biến động hành vi điều chỉnh lợi nhuâ ̣n ở thị trường chứng khoán Viê ̣t Nam. Bài nghiên cứu tập trung phân tích kết quả nghiên cứu và tầm ảnh hưởng của nó đến các đối tượng tham gia TTCK và cơ quan quản lý. Theo đó, các giải pháp thiết thực cũng được đưa ra cho nhà đầu tư, quỹ đầu tư, công ty niêm yết và cơ quan quản lý trên cơ sở tập trung chủ yếu vào kết quả nghiên cứu có được. Trên cơ sở này, nhà đầu tư hồn tồn có thể ra quyết định đầu tư và giảm rủi ro dựa trên thông tin báo cáo tài chính, đặc biệt là lợi nhuận. Các công ty niêm yết nên chú trọng biến lợi nhuận và thực hiện các giải pháp hợp lý để gia tăng lợi nhuận nhưng đồng thời cũng nên tự giác trong vấn đề đảm bảo chất lượng thông tin báo cáo tài chính được cơng bố.
Tóm lại, việc nghiên cứu với những cơ sở lý thuyết nghiên cứu kết hợp các mơ hình định lượng đã cho phép bài nghiên cứu tìm ra ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Viê ̣t Nam. Từ đó, đặt lên sự cần thiết cho việc nâng cao hơn nữa mối liên hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp và hành vi điều chỉnh lợi nhuận cũng như tận dụng, lưu ý về kết quả nghiên cứu có được này.
[1]. Bộ tài chính, (2005), Hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
[2]. Bộ tài chính, (2012). Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khốn, theo thơng tư số 52/2012/TT–BTC, Hà Nội.
[3]. Huỳnh Thị Vân, (2012). Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công
ty cổ phần trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng.
[4]. Nguyễn Cơng Phương, (2005), Kế tốn dồn tích và kế tốn tiền, Tạp chí Kinh
tế và phát triển, số 98,tr.34-36.
[5]. Nguyễn Công Phương, (2009), Kế tốn theo cơ sở dồn tích và quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp, Tạp chí kế tốn số 4.
[6]. Nguyễn Cơng Phương, (2009), Tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận, Tạp chí
kế toán số 69.
[7]. Nguyễn Minh Trang, (2011)“Kỹ thuật điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị”,
Tap san khoa học Trường Đại học Đông Á.
[8]. Nguyễn Thị Phương Thảo, (2011), Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ suất thuế thu
nhập doanh nghiệp đến việc điều chỉnh lợi nhuận: trường hợp công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khốn TP.Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ kinh tế.
Trường Đại học Đà Nẵng.
[9]. Nguyễn Thị Phương, (2014). Kiểm định mối quan hệ giữa mức độ công bố thơng tin trên báo cáo tài chính với quản trị lợi nhuận của các công ty niêm
yết tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh.
[10]. Phan Thị Thùy Dương, (2015), Sử dụng mơ hình Jones để nhận diện điều chỉnh lợi nhuận: trường hợp các công ty niêm yết ở Hose phát hành thêm cổ phiếu năm 2013 – Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường đại học Đà Nẵng.