Sự tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.4 Sự tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của NHTM

Rủi ro thanh khoản không chỉ ảnh hưởng đến bản thân NHTM mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế - xã hội. Theo như nghiên cứu của đề tài này, phương pháp khe hở tài trợ là phương pháp thích hợp nhất trong phân tích định lượng, chỉ số khe hở tài trợ phản ánh được cơ bản nhất về khả năng thanh khoản của ngân hàng. Khe hở tài trợ thể hiện dấu hiệu cảnh báo về rủi ro thanh khoản trong tương lai của ngân hàng (Đặng Văn Dân, 2015).

Với chênh lệch dương, tức là cho vay trung bình lớn hơn tiền gửi trung bình, chứng tỏ ngân hàng thu được lợi nhuận nhiều hơn từ việc cho vay. Theo lý thuyết đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, ngân hàng nào chấp nhận mức rủi ro cao thì cùng với đó là mức lợi nhuận cao, ngược lại, rủi ro thấp thì lợi nhuận thấp. Bởi vì những ngân hàng chấp nhận rủi ro cao thì họ cũng yêu cầu một mức lãi suất cho vay cao hơn cho những rủi ro đó. Hoạt động cho vay mặc dù chứa đựng rất nhiều rủi ro nhưng xét ở một khía cạnh khác thì đây lại là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Do vậy, hầu hết các ngân hàng chấp nhận rủi ro ở một mức độ nào đó vì mong muốn có mức lợi nhuận cao tương ứng với rủi ro mà hoạt động cho vay mang lại. Và khi các ngân hàng chấp nhận mức rủi ro cho vay cao thì đồng thời cũng đưa ra mức lãi sưất cho vay cao hơn tương xứng để bù đắp cho những rủi ro mà ngân hàng có thể gánh chịu, vì thế có thể dẫn đến gia tăng lợi nhuận cho ngân

17

hàng. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu cho vay, ngân hàng phải giảm tiền mặt dự trữ và chuyển hóa các tài sản có tính thanh khoản thành tiền với chi phí cao, hoặc huy động bổ sung từ thị trường tiền tệ với điều kiện khắt khe hơn (phải có tài sản thế chấp, chịu mức lãi suất cao hơn…), để bù đắp vào thanh khoản thiếu hụt đó. Từ đó có thể làm sụt giảm lợi nhuận ngân hàng. Vì vậy cần điều tiết giữa nhu cầu cho vay và lượng tiền gửi huy động để có thể thu được lợi nhuận cao nhất.

Với chênh lệch âm, tức trung bình cho vay nhỏ hơn trung bình tiền gửi, chứng tỏ thu nhập ít hơn so với chi phí lãi phải trả, tuy nhiên, với lượng vốn huy động dư thừa ngân hàng có thể đầu tư vào các loại tài sản khác có khả năng sinh lời cao hơn, dẫn đến lợi nhuận cao hơn, nhưng lại đi kèm với rủi ro cao hơn. Các ngân hàng có thể gia tăng dự trữ thanh khoản bằng cách mua tài sản có tính thanh khoản cao, hoặc sử dụng để cho vay trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư tài chính… Khi ngân hàng nắm giữ quá nhiều tài sản thanh khoản đồng nghĩa với việc ngân hàng ngân hàng nắm giữ tài sản ít khả năng sinh lời, do đó cho thấy ngân hàng hoạt động không hiệu quả. Theo lý thuyết cấu trúc vốn, thông qua lá chắn thuế và lãi vay, việc gia tăng nợ sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp, chi phí sử dụng vốn bình qn giảm xuống. Sử dụng nguồn vốn từ nợ vay có những ưu điểm có thể đưa doanh nghiệp đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh tối đa. Điều này hoàn toàn phù hợp với các NHTM huy động vốn từ nhiều nguồn để cho vay với mục tiêu sinh lời. Tuy nhiên, khi tăng nợ đến một lúc nào đó, sẽ làm chi phí khốn khó tài chính vượt qua lợi ích từ lá chắn thuế và lãi vay, làm chi phí sử dụng vốn bình qn cũng tăng theo làm giảm giá trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp (Nguyễn Minh Kiều, 2010).

Có thể nói khe hở tài trợ là âm hay dương đều tiềm ẩn rủi ro thanh khoản, nếu không quản trị tốt sẽ dẫn đến sụt giảm lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Với việc quản trị tốt việc dự trữ thanh khoản qua khe hở tài trợ, ngân hàng sẽ xác định được nhu cầu nguồn vốn của mình, tránh việc vay mượn quá nhiều dẫn đến chi phí trả lãi vay cao, giảm hiệu suất hoạt động của ngân hàng.

18

của ngân hàng là hỗn hợp. Cho đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Có quan điểm cho rằng giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng ln có sự đánh đổi nghĩa là có mối quan hệ cùng chiều với nhau, tức rủi ro thanh khoản cao thì đồng thời mang đến cho ngân hàng khoản lợi nhuận cao hơn. Một số nghiên cứu phát hiện ra tác động cùng chiều (Ameira Nur Amila Binti Sohaimi, 2013; Ahmad Aref Almazari, 2014; Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự, 2014). Một số khác lại phát hiện ra tác động ngược chiều giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Chung-Hua Shen và cộng sự, 2009; Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees, 2012; Naser Ail Yadollahzadeh Tabari và cộng sự, 2013; Zaphaniah Akunga Maaka, 2013).

Bên cạnh đó, các nghiên cứu này còn đề cập đến tác động của các nhân tố khác. Ví dụ như tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh (Ali Sulieman Alshtti, 2015). Khi tỷ lệ này tăng lên đồng nghĩa với quy mô cho vay của ngân hàng tăng với tốc độ lớn hơn tài sản. Từ đó, khả năng ngân hàng gặp phải tình trạng thiếu thanh khoản để chi trả cho các khoản tiền gửi đến hạn do không thu hồi kịp các khoản cho vay. Nếu tỷ lệ cho vay/ tiền gửi (LDR) quá thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng không hiệu quả, lợi nhuận ngân hàng giảm, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, Vì vậy, tỷ lệ LDR tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng (Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà, 2012; Ali Sulieman Alshtti, 2015). Tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản (ETA) tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng (Naser Ail Yadollahzadeh Tabari và cộng sự, 2013). Tỷ lệ ETA cao tương đương với việc quy mô vốn của ngân hàng lớn, đảm bảo cho hoạt động ổn định của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Sự gia tăng tiền gửi sẽ giúp các ngân hàng tăng lợi nhuận của họ (Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees, 2012; Muhammad Kashif Razzaque Khan và Nadeem A. Syed, 2013; Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự, 2014). Lợi nhuận của các ngân hàng bị ảnh hưởng tiêu cực do tăng nợ xấu và khe hở tài trợ, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nợ xấu thể hiện

19

cho sự hiện diện của rủi ro tín dụng, mà có thể nhanh chóng biến thành một cuộc khủng hoảng thanh khoản trầm trọng (Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees, 2012; Muhammad Kashif Razzaque Khan và Nadeem A. Syed, 2013; Zaphaniah Akunga Maaka, 2013; Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự, 2014).

Cho nên để có thể đưa ra bằng chứng xác thực trên thực tế, liệu rằng có hay khơng sự tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng và nếu có thì rủi ro thanh khoản tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thì trong phần tiếp theo của bài nghiên cứu này sẽ lược khảo một cách chi tiết những nghiên cứu thực nghiệm trước đây nhằm củng cố thêm phần lý thuyết đã nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)