CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
5.2 Đề xuất một số chính sách cho các NHTMCP Việt Nam
5.2.1 Kiểm soát khe hở tài trợ
Các ngân hàng có thể kiểm sốt rủi ro thanh khoản qua phương pháp khe hở tài trợ. Với việc tính tốn khe hở tài trợ, ngân hàng có thể xác định được:
Lượng tiền gửi hàng năm qua từng kỳ hạn để xác định nguồn cung thanh khoản ổn định và có chi phí thấp. Ngồi ra có thể xác định được sự tăng giảm của lượng tiền gửi trung bình để đánh giá mức độ huy động nguồn vốn của các ngân hàng đang ở mức nào, và sẽ phát hiện được sự sụt giảm đột ngột của lượng tiền gửi khách hàng, tìm ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục. So sánh lượng tiền gửi trung bình qua các kỳ hạn khác nhau có thể giúp xác định nguồn vốn huy động đang được tập trung ở kỳ hạn nào, ngắn hạn hay trung và dài hạn để có thể sử dụng để cho vay, đầu tư tài sản sinh lời một cách hợp lý, từ đó gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Xác định nhu cầu cho vay trung bình theo từng kỳ hạn để có thể xác định mức độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Ngồi ra có thể xác định được sự tăng giảm của nhu cầu cho vay của ngân hàng. Từ đó tìm kiếm nguồn vốn thích hợp với chi phí hợp lý để đáp ứng nhu cầu cho vay. Nếu nhu cầu cho vay tăng đột biến thì sẽ phát hiện sớm, kiểm tra các khoản vay có số tiền lớn hoặc các khoản vay nhỏ… từ đó giúp nâng cao cơng tác phịng ngừa rủi ro tín dụng, hoặc vượt quá nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. So sánh nhu cầu cho vay trung bình qua các kỳ hạn để xác định nhu cầu cho vay của khách hàng tập trung ở ngắn hạn hay ở trung và dài hạn. Từ đó xác định nguồn vốn huy động ngắn hạn và dài hạn để dùng cho vay một cách hợp lý.
Khi xác định khe hở tài trợ qua từng kỳ hạn để xác định chênh lệch giữa khoản cho vay trung bình và khoản tiền gửi khách hàng trung bình, từ đó xác định dư thừa hay thiếu hụt thanh khoản. Có thể sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay ngắn hạn, nguồn vốn huy động dài hạn cho vay dài hạn.. nhằm tránh chênh lệch kỳ hạn quá nhiều giữa các khoản cho vay và huy động. Vì vậy ngân hàng cần điều
84
tiết giữa nhu cầu cho vay và lượng tiền gửi huy động để có thể thu được lợi nhuận cao nhất.
Có thể nói khe hở tài trợ là âm hay dương đều tiềm ẩn rủi ro thanh khoản, nếu không quản trị tốt sẽ dẫn đến sụt giảm lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Với việc quản trị tốt việc dự trữ thanh khoản qua khe hở tài trợ, ngân hàng sẽ xác định được nhu cầu nguồn vốn của mình, tránh việc vay mượn quá nhiều dẫn đến chi phí trả lãi vay cao, giảm hiệu suất hoạt động của ngân hàng.
Bên cạnh đó, để giảm thiểu tác động của rủi ro thanh khoản, tránh việc bị động về nguồn vốn khi có sự cố thanh khoản, các ngân hàng cần quản lý, tăng cường dự trữ các tài sản có tính thanh khoản cao. Thêm vào đó, cần lập kế hoạch dự phịng rủi ro thanh khoản, bao gồm cả giảm bớt khe hở thanh khoản.