CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.3 Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động ngân hàng
3.3.2 Tỷ lệ cho vay/ huy động LDR
Bảng 3.8. Tỷ lệ cho vay / huy động LDR của 24 NHTMCP Việt Nam
Đơn vị tính: % Ngân hàng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 ABB 96.76 84.93 83.84 96.78 63.83 61.87 56.53 64.24 ACB 53.89 71.16 80.87 71.60 80.90 76.49 74.21 75.74 BID 96.01 107.33 101.72 119.78 110.21 113.57 99.68 104.66 CTG 97.51 108.81 112.39 112.88 114.04 102.33 102.67 108.23 EIB 67.54 98.03 106.13 138.01 105.48 103.99 84.96 85.23 HDBank 141.47 86.34 83.25 71.80 61.15 69.46 63.46 74.93 KienLongBank 132.19 101.06 105.30 102.11 89.67 90.23 80.81 80.08 LPB 84.63 73.87 79.22 49.26 54.64 52.12 52.45 71.46 MBB 57.04 72.89 73.10 64.72 62.14 63.17 58.53 65.75 MSB 78.83 78.85 64.82 60.02 47.31 40.73 36.33 43.90 NamABank 109.28 110.81 90.76 106.91 77.67 84.02 81.08 84.83 NCB 90.55 102.43 99.23 86.06 103.21 72.19 67.29 59.42 OCB 125.48 125.56 132.15 139.60 110.84 104.49 88.54 93.04 SCB 100.57 102.84 92.28 109.87 110.07 60.06 67.14 66.11 SeABank 87.42 76.66 86.34 56.22 51.61 56.44 70.10 74.43
49 SGB 109.49 113.19 113.70 122.58 102.87 97.83 94.06 87.66 SHB 65.49 86.57 94.03 82.81 71.77 82.99 83.62 87.35 STB 75.35 97.73 104.25 106.17 88.30 82.96 77.67 70.36 Techcombank 65.16 66.69 64.95 70.57 60.23 57.58 60.25 77.66 VietABank 88.26 110.27 139.35 157.16 84.64 75.42 79.04 82.00 VietCapitalBank 208.58 197.76 113.98 82.83 74.85 82.29 87.49 84.52 VCB 69.10 81.03 83.63 89.90 82.66 80.62 74.91 75.63 VIB 81.94 83.74 91.70 96.97 85.28 79.36 76.02 88.22 VPBank 90.68 95.11 104.69 98.15 61.37 61.86 71.30 88.33
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu từ BankScope
Tỷ lệ LDR là chỉ số tin cậy để đánh giá đầy đủ thực trạng rủi ro thanh khoản của các NHTM, chỉ số này càng cao thì khả năng thanh khoản của NHTM càng thấp (Đặng Văn Dân, 2015). Sự gia tăng tỷ lệ LDR (cho vay nhiều hơn huy động) cho thấy ngân hàng đang có ít tấm đệm để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ ngân hàng khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột, nhất là các ngân hàng dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi khách hàng để tài trợ cho tăng trưởng. Khi tỷ lệ LDR tăng đến mức tương đối cao, các nhả quản trị ngân hàng ít muốn cho vay và đầu tư. Họ sẽ thận trọng khi tỷ lệ LDR tăng lên và đòi hỏi phải thắt chặt tín dụng, do đó lãi suất có chiều hướng tăng lên. Bên cạnh đó, tỷ lệ LDR cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định về đầu tư và cho vay. Việc sử dụng mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi như một thước đo về thanh khoản dựa trên tiền đề cho rằng tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của ngân hàng. Vì thế khi tỷ lệ LDR tăng thì tính thanh khoản của ngân hàng giảm đi một cách tương ứng.
50
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu từ BankScope
Hình 3.10. Biều đồ tỷ lệ LDR trung bình của 24 NHTMCP Việt Nam 2008 – 2015
Năm 2010, quy định LDR theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN đã được NHNN sửa đổi bằng Thơng tư 19/2010/TT-NHNN, theo đó hệ số LDR đang được thả nổi. Điều này đã dẫn tới tỷ lệ LDR toàn hệ thống năm 2010 vào khoảng 95,9% (con số này được tạm tính trên cơ sở dư nợ/huy động khách hàng). Đây là rủi ro về thanh khoản cho các NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung.
Năm 2011 là năm đặc biệt căng thẳng của các NHTM, điều này được thể hiện qua tỷ lệ LDR năm 2011 ở mức cao nhất trong giai đoạn 2008 – 2015. Năm 2011 là năm xảy ra lạm phát cao với tỷ lệ 18,13% và đứng trước tình hình đó Nhà nước đã thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát, điều này làm tăng lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các NHTM.
Nhằm ngăn chặn tình trạng chạy đua lãi suất huy động, tháng 03/2011, NHNN đã ban hành thông tư 02/2011/TT – NHNN quy định mức lãi suất huy động tiền gửi là 14% cho các NHTM. Với quy định này, ngân hàng bị giảm sút nguồn vốn, trong khi nhu cầu vốn của ngân hàng lớn đã khiến các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, tất cả các ngân hàng đều có tỷ lệ LDR ở mức rất cao đồng nghĩa với rủi ro thanh khoản rất lớn trong năm 2011.
0 20 40 60 80 100 120 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 LDR
51
Từ năm 2012 – 2014, tỷ lệ LDR của ngân hàng tương đối an tồn, tình trạng thanh khoản của các ngân hàng tương đối ổn định, khơng cịn căng thẳng cao về thanh khoản như năm 2011. Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 01/02/2015 có tác dụng kích thích tới thị trường bất động sản và tín dụng trung, dài hạn khi hệ số rủi ro cho vay bất động sản giảm từ 250% xuống 150% và tỷ lệ cho vay trung, dài hạn trên vốn ngắn hạn được nâng từ 30% lên 60%. Đây là một mức điều chỉnh rất đáng kể theo hướng nới rộng tín dụng trung, dài hơn mà mục đích là khuyến khích các NHTM cho vay lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên để doanh nghiệp cá nhân đầu tư, mở rộng hoạt động.
Thông tư 36/2014/TT-NHNN đã tác động rất tích cực tới tăng trưởng tín dụng của các NHTM trong năm 2015, nhưng cũng làm tăng một số rủi ro của ngân hàng. Tín dụng cho hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS, các dự án BOT và mua nhà ở, xe hơi của cá nhân đã tăng trưởng khá cao trong năm 2015, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng 46,5% của tín dụng trung, dài hạn.
Nhận xét tình hình rủi ro thanh khoản của các NHTMCP giai đoạn 2008 – 2015:
Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới, vẫn chưa được khôi phục. Hậu quả để lại sau khủng hoảng là kinh tế đình trệ, thị trường chứng khốn, thị trường bất động sản đóng băng, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay của các doanh nghiệp.
Giai đoạn năm 2009 – 2010, tình hình thanh khoản được cải thiện hơn. Sau khủng hoảng, NHNN thực thi chính sách tiền tệ mở rộng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhưng đứng trước tình hình dư nợ tín dụng tăng quá nhanh thời gian này, kinh tế xảy ra lạm phát cao và đứng trước tình hình đó NHNN đã thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát, điều này làm tăng lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các NHTM.
52
Do đó, tháng 03/2011, NHNN ban hành Thơng tư 02/2011/TT – NHNN quy định trần lãi suất cho tất cả các khoản tiền gửi có kỳ hạn và khơng kỳ hạn. Quy định này đã loại bỏ hiệu quả cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc huy động vốn và đặt các NHTMCP nhỏ trong tình trạng khơng an toàn. Với cùng mức lãi suất như nhau, các khoản tiền gửi sẽ chảy từ các ngân hàng nhỏ sang các ngân hàng lớn, nơi được cho là an tồn hơn. Các NHTMCP nhỏ gặp khó khăn trong việc thu hút tiền gửi và phải dựa vào thị trường liên ngân hàng để đảm bảo thanh khoản, trong khi các NHTMCP lớn hưởng lợi từ việc lãi suất liên ngân hàng tăng cao. Vì vậy cuộc khủng hoảng thanh khoản năm 2011 xảy ra chủ yếu ở các NHTMCP nhỏ chứ khơng phải tồn hệ thống.
Năm 2012 - 2013, lãi suất huy động và cho vay giảm mạnh, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện hơn do tốc độ tăng trưởng huy động luôn cao hơn mức tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ cho vay, huy động trên thị trường giảm dần, giảm khả năng gây ra rủi ro thanh khồn.
Năm 2014, tình hình thanh khoản tiếp tục ổn định và củng cố. Tỷ lệ an toàn vốn CAR cao hơn mức quy định 9%. Tỷ lệ tín dụng/ huy động có xu hướng giảm nhờ tăng trưởng tín dụng chậm lại trong khi nguồn vốn huy động tiếp tục tăng khá cao.
Năm 2015, mặt bằng lãi suất giảm nhẹ và duy trì tương đối ổn định ở mức thấp giúp tín dụng tăng trưởng tốt (+17,29%), vượt trội so với tăng trưởng huy động 14,31%. Thanh khoản hệ thống tuy có sụt giảm về cuối năm do yếu tố mùa vụ của tín dụng nhưng vẫn chưa quá lo ngại. Thông tư 36/2014/TT-NHNN được áp dụng từ đầu năm đã khiến hệ số CAR của các NHTM được cải thiện nhờ vốn tự có được điều chỉnh tính thêm dự phịng chung. Thanh khoản hệ thống duy trì trạng thái dồi dào, so với các năm trước thì thanh khoản vẫn được duy trì ở mức cao trong năm 2015, chênh lệch huy động tiền gửi trừ tín dụng đạt trung bình 443.426 tỷ đồng (năm 2014 đạt 410.658 tỷ đồng).
53
Tóm tắt chương 3
Chương này trình bày khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam thông qua một số chỉ tiêu như tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng, huy động vốn, tình hình nợ xấu, lợi nhuận, tỷ lệ ROA, tỷ lệ ROE. Đồng thời cũng trình bày thực trạng về tình hình rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thông qua hệ số CAR, tỷ lệ LDR…
Thực trạng nghiên cứu trong chương này sẽ làm tiền đề để đưa ra nhận định tổng quát về tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP, đề xuất giả thuyết cần kiểm định cho mơ hình hồi quy ở chương 4. Đồng thời cũng làm cơ sở để đưa ra một số giải pháp nhằm hạn tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam ở chương 5.
54
CHƯƠNG 4. MƠ HÌNH KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP