CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015
3.1.2 Tăng trưởng tín dụng và huy động vốn
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu từ BankScope
Hình 3.3. Biều đồ thể hiện dư nợ cho vay của 24 NHTMCP Việt Nam 2008 – 2015
Tín dụng là hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn và mang lại lợi nhuận chính cho các NHTM. Do đó trong những năm gần đây, các ngân hàng cố gắng tăng trưởng tín dụng nhằm duy trì ổn định nguồn thu nhập cho ngân hàng. Nhìn hình 3.3, trong giai đoạn 2008 – 2015, hoạt động tín dụng của 3 NHTM vẫn là hoạt động cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế khi mà dư nợ tín dụng của 3 NHTM (BID, CTG, VCB) cao hơn hẳn so với các NHTMCP còn lại.
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của 24 NHTMCP Việt Nam 2008 - 2015
Đơn vị tính: % Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 ABB 97.29 54.35 (0.35) (6.41) 25.36 10.88 19.75 ACB 78.75 39.81 17.74 (0.50) 4.27 8.62 15.47 BID 28.13 23.83 15.74 15.94 15.23 14.08 34.58 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
31 EIB 82.22 62.40 19.97 0.37 11.21 4.21 (2.59) HDBank 33.12 42.56 17.72 52.86 106.82 (4.21) 34.56 KienLongBank 121.88 43.37 19.61 14.83 25.80 11.55 20.09 LPB 123.86 80.84 29.57 78.71 28.18 40.97 35.90 MBB 88.08 64.92 20.59 26.25 17.50 14.11 21.68 MSB 113.04 33.01 18.61 (24.59) (5.38) (13.91) 19.70 NamABank 33.71 5.22 31.32 (1.64) 69.56 43.34 25.47 NCB 80.91 7.85 19.89 (0.69) 4.73 23.96 22.97 OCB 18.55 13.55 19.09 23.82 18.00 5.94 29.74 SCB 34.06 4.65 98.77 35.31 1.36 50.85 26.97 SeABank 26.08 126.14 (9.77) (15.96) 25.83 54.57 34.44 SGB 22.38 7.39 6.17 (1.77) (1.70) 5.40 3.42 SHB 103.97 89.76 19.52 93.32 35.25 36.81 26.16 STB 70.16 38.08 (2.37) 19.02 15.10 15.96 44.99 Techcombank 59.81 25.82 19.58 7.31 2.91 14.85 39.21 VietABank 81.33 9.83 (13.01) 11.46 11.83 10.13 28.19 VietCapitalBank 77.67 57.87 19.50 77.89 28.55 29.67 22.50 VCB 26.23 25.00 19.18 15.58 13.55 18.07 19.70 VIB 38.37 52.22 3.76 (22.18) 3.00 8.67 26.11 VPBank 21.53 60.01 15.04 26.51 42.02 48.94 48.94
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu từ BankScope
Nhìn vào bảng 3.2, ta thấy giai đoạn năm 2008 – 2010 là giai đoạn tín dụng có dấu hiệu tăng trưởng nóng. Đây là giai đoạn các kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán, vàng … hứa hẹn mang lại khả năng sinh lợi khủng nên đa phần các ngân hàng sẽ đầu tư vào các kênh này. Năm 2008, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cộng với sự sụt giảm nhanh của thị trường chứng khoán và bất động sản dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao, do đó các ngân hàng cũng trở nên thận trọng và thắt chặt hoạt động cấp tín dụng hơn. Đến giai đoạn 2009 – 2010 thì tốc độ tăng trưởng đã tăng trở lại so với năm 2008. Điều kiện kinh tế thuận lợi hơn cũng như bùng nổ về các nghiệp vụ cho vay đầu tư bất động sản, chứng khốn và tín dụng tiêu dùng, giúp tăng trưởng tín dụng tăng 37,53% ở năm 2009 và 31,19% ở năm 2010. Việc cho vay ồ ạt trong những năm trước đã để lại nhiều hệ lụy trong đó có việc gia tăng nợ xấu trong thời gian qua.
32
Đến năm 2011, tình hình tăng trưởng tín dụng có xu hướng chậm lại, chỉ tăng trưởng 14,33% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu do NHNN điều chỉnh nhiều lần các mức lãi suất cho vay ở mức cao như: lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hảng, làm cho các doanh nghiệp hoạt động khó khăn trong điều kiện Chính phủ thực hiện điều hành chính sách vĩ mơ chặt chẽ để kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế theo Nghị quyết 11/NQ - CP của Chính phủ. Thậm chí, có một số ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng âm như: ABB (giảm 0,35%), SeABank (giảm 9,77%), STB (giảm 2,37%), VietABank (giảm 13,01%).
Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2012 – 2015 có xu hướng tăng nhưng chậm lại. Bởi vì sự thận trọng của ngân hàng trong hoạt động cho vay khi nền kinh tế đang trong tình trạng nợ xấu cao và triển vọng kinh tế chưa thực sự sáng sủa, thêm vào đó nhiều ngân hàng khó khăn hơn trong việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp do hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí có nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản trong giai đoạn này.
Đỉnh điểm là vào năm 2012, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8,85%, thấp hơn rất nhiều so với những năm trước. Nguyên nhân là do tăng trưởng kinh tế thế giới giảm xuống 3,1% so với mức 3,9% của năm 2011 (Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của IMF), dẫn đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và triển vọng kinh doanh kém khả quan làm giảm khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Đồng thời, rủi ro nợ xấu có xu hướng tăng cao do tình hình tài chính doanh nghiệp suy yếu và giá trị tài sản đảm bảo có xu hướng giảm, số lượng doanh nghiệp thua lỗ, phá sản cũng tăng cao. Do đó các NHTM cũng thận trọng hơn trong việc cho vay nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn vốn. Trong năm này nhiều ngân hàng tăng trưởng tín dụng âm: ABB (6,41%), ACB (-0,5%), MSB (-24,59%), NamABank (-1,64%), NCB (-0,69%), SeABank (- 15,96%), SGB (-1,77%), VIB (- 22,18%).
33
Năm 2013 -2014 được đánh giá là bớt khó khăn hơn, các ngân hàng vẫn tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn ít hơn so với gia đoạn trước, năm 2013 là 12,52% và năm 2014 là 14,16%. Năm 2014 cũng ghi nhận vài ngân hàng bị sụt giảm tín dụng như HDBank (-4,21%), MSB (-13,91%).
Năm 2015, hầu hết các ngân hàng đều có mức tăng trưởng dương và tăng cao hơn so với năm 2014 (ngoại trừ EIB âm 2,59%). Mặt bằng lãi suất giảm nhẹ và duy trì tương đối ổn định giúp tăng trưởng tín dụng tốt đạt 17,29%. Chủ yếu do tăng trưởng mạnh cho vay cá nhân, cho vay các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Hoạt động cấp tín dụng mua nhà ở và ô tô diễn ra sôi động và được hầu hết các NHTM triển khai với nhiều sản phẩm đa dạng. Bên cạnh đó cho vay doanh nghiệp nhà nước có xu hướng chậm lại hoặc bị giảm sút. Theo báo cáo của NHNN, giai đoạn 2012 – 2015 cho vay bất động sản tăng 70%, làm gia tăng lo ngại về việc cho vay thiếu thận trọng và khả năng tái phát bong bóng bất động sản. Quy định từ thông tư 36/2014 có hiệu lực từ tháng 01/02/2015 cũng gián tiếp chuyển hướng tín dụng vào thị trường bất động sản. Thông tư quy định tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tăng từ 30 lên 60%, giảm hệ số rủi ro cho vay bất động sản từ 250% xuống 150%, hạn chế dịng vốn tín dụng chảy vào thị trường chứng khốn. Thêm vào đó hai gói tín dụng bất động sản trị giá 30.000 tỷ đồng và 50.000 tỷ đồng đồng thời được thực hiện trong năm 2015 đã tạo điều kiện cho các dự án nhà ở xã hội phát triển.
34
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu từ BankScope
Hình 3.4. Biều đồ thể hiện vốn huy động của 24 NHTMCP Việt Nam 2008 – 2015
Nhìn hình 3.4, trong giai đoạn 2008 – 2015, vẫn là hoạt động huy động vốn của 3 NHTM (BID, CTG, VCB) cao hơn hẳn so với các NHTMCP còn lại.
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của 24 NHTMCP Việt Nam 2008 - 2015 Đơn vị tính: % Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 ABB 124.79 56.36 (13.67) 41.90 29.33 21.37 5.38 ACB 35.35 23.03 32.99 (11.94) 10.28 11.95 13.13 BID 14.62 30.66 (1.71) 26.01 11.83 29.97 28.18 CTG 22.11 38.64 24.94 12.37 26.08 16.37 16.21 EIB 25.55 50.00 (7.74) 31.32 12.79 27.56 (2.90) HDBank 118.11 47.86 36.49 79.48 82.08 4.85 13.96 KienLongBank 190.23 37.60 23.35 30.77 25.02 24.56 21.18 LPB 156.46 68.63 108.36 61.11 34.39 40.08 (0.25) MBB 47.18 64.44 36.21 31.49 15.58 23.16 8.33 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
35 NamABank 31.86 28.47 11.49 35.39 56.74 48.54 19.93 NCB 59.91 11.34 38.25 (17.20) 49.74 32.99 39.24 OCB 18.48 7.89 12.73 55.94 25.17 25.02 23.46 SCB 31.10 16.63 66.94 35.06 85.75 34.95 28.95 SeABank 43.77 100.80 38.58 (8.46) 15.06 24.45 26.62 SGB 18.38 6.91 (1.53) 17.05 3.36 9.63 10.96 SHB 54.31 74.71 35.70 123.08 16.96 35.77 20.78 STB 31.19 29.45 (4.14) 43.10 22.51 23.86 60.06 Techcombank 56.14 29.20 10.05 25.74 7.64 9.76 8.01 VietABank 45.14 (13.09) (22.86) 106.96 25.50 5.09 23.56 VietCapitalBank 87.40 173.89 64.44 96.86 16.93 21.97 26.80 VCB 7.64 21.11 10.87 25.71 16.42 27.08 18.55 VIB 35.39 39.01 (1.87) (11.52) 10.70 13.44 8.67 VPBank 15.88 45.36 22.71 102.35 40.88 29.23 20.23
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu từ BankScope
Năm 2008 chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới, để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, NHNN thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn. Mặt bằng lãi suất tiền gửi khách hàng tăng biến động đi kèm với cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng làm cho hoạt động huy động vốn của các NHTM gặp khó khăn.
Năm 2009 và năm 2010, hoạt động huy động vốn có xu hướng tăng trưởng nhanh, năm 2010 tốc độ huy động vốn còn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tính đến cuối năm 2010, tổng vốn huy động từ nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 36,24% so với mức tăng năm 2009 là 29,88%. Nhiều ngân hàng tăng mạnh như ABB (năm 2009 tăng 124,79%), HDBank (năm 2009 tăng 118,11%), LPB (năm 2009 tăng 156,46%), MSB (năm 2009 tăng 112,97%), SeABank (năm 2010 tăng 100,8%), VietCapitalbank (năm 2010 tăng 173,89%).
Để góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế, cũng như chấm dứt tình trạng các ngân hàng chạy đua tăng lãi suất, ngày 03/03/2011, NHNN ban hành Thông tư 02/2011/TT – NHNN quy định lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam áp dụng cho các NHTMCP là 14%/năm. Mức lãi suất mới được quy định thấp hơn lãi suất huy động trên thị trường trước đó dẫn đến khó khăn cho các
36
NHTMCP trong việc duy trì các khoản tiền gửi của khách hàng. Thông tư 30/2011/TT – NHNN ban hành ngày 28/09/2011 quy định trần lãi suất cho tất cả các khoản tiền gửi có kỳ hạn và khơng kỳ hạn. Những quy định này đã loại bỏ một cách hiệu quả sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc huy động vốn, đặt các NHTMCP nhỏ trong tình trạng khơng an tồn. Ở cùng một mức lãi suất giống nhau, các khoản tiền gửi sẽ chảy từ các ngân hàng nhỏ về các ngân hàng lớn, nơi được coi là an toàn hơn. Điều này dẫn đến các NHTMCP nhỏ gặp nhiều khó khăn để thu hút tiền gửi và kết quả là tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2011 của hệ thống ngân hàng chỉ tăng 12, 39%, giảm nhiều so với mức tăng 36,29% của năm 2010. Một số ngân hàng có tăng trưởng huy động vốn âm như: ABB (-13,67%), BID (-1,71%), EIB (-7,74%), SGB (-1,53%), STB (-4,14%), VietABank (-22,86%), VIB (-1,87%).
Tăng trưởng huy động vốn năm 2012 – 2013 có xu hướng tăng trưởng trở lại nhưng tăng trưởng chậm đạt 17,87% ở năm 2012 và 19,91% năm 2013. Điều này cho thấy kênh đầu tư tiền gửi tại các ngân hàng đã trở nên hấp dẫn hơn so với các năm trước.Tuy nhiên vẫn còn vài ngân hàng tăng trưởng âm như : ACB (-11,94%), MSB (-4,35%), NCB (-17,2%), SeABank (-8,64%), VIB (-11,52%).
Năm 2014, huy động vốn tăng 10,96%, mặc dù thấp hơn mức tăng năm 2012 – 2013 nhưng vẫn là mức tăng tốt, hầu hết các ngân hàng có mức tăng trưởng dương, ngoại trừ MSB (-3,47%). Điều này cho thấy kênh đầu tư gửi tiền tại hệ thống ngân hàng vẫn hấp dẫn.
Năm 2015, tốc độ tăng trưởng huy động vốn chững lại ở mức tăng 13,49%, thấp hơn khá nhiều so với tăng trưởng tín dụng. Một số ngân hàng có sự sụt giảm nguồn vốn huy động nhẹ như EIB (-2,9%, LPB (-0,25%), MSB (-0,95%). Lãi suất tiền gửi ở mức thấp so với các kênh sinh lời khác trong khi nhu cầu chi tiêu, đầu tư tăng lên do nền kinh tế phục hồi làm giảm động lực gửi tiền của người dân và các tổ chức kinh tế.
37
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng hệ thống ngân hàng 2008 – 2015 22.84% 29.88% 36.24% 12.39% 17.87% 19.91% 10.96%13.49% 23.38% 37.53% 31.19% 14.33% 8.85% 12.52% 14.16% 17.29% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 HUY ĐỘNG TÍN DỤNG
38