Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 83)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ bảng 4.9 cho chúng ta thấy, tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DEP), quy mô ngân hàng (SIZE) khơng có tác động đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) nhưng lại có tác động ngược chiều đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Trong khi chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH), rủi ro thanh khoản (LGAP) có tác động cùng chiều đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả hồi quy được viết lại như sau: Mơ hình 1:

ROA = 0,0354* CASH + 0,0067* LGAP - 0,1122* NPL + 0,0144

Mơ hình 2:

ROE = 0,1732* CASH - 0,0833*DEP + 0,0699*LGAP - 1,3456*NPL + 0,0242* SIZE - 0,2707

Mơ hình ROA có giá trị xác suất Prob (F-statistic) bằng 0,0000 nhỏ hơn 0,01 nên mơ hình có ý nghĩa 1%, có hệ số xác định hiệu chỉnh R2 bằng 21,40% tương ứng với 21,40% sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) là do tác động bởi chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH), tỷ lệ rủi ro thanh khoản (LGAP) và tỷ lệ nợ xấu (NPL); 78,60% cịn lại được giải thích bởi yếu tố khác. Yếu tố tác động mạnh nhất đến ROA là tỷ lệ nợ xấu (NPL) với hệ số hồi quy là -0,1122; tiếp đến là tỷ lệ dự trữ thanh khoản với hệ số hồi quy là +0,0354; kế tiếp là tỷ lệ rủi ro thanh khoản (LGAP) với hệ số hồi quy là +0,0067. Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DEP) và quy mô ngân hàng (SIZE) khơng tác động đến ROA.

Trong khi mơ hình ROE có giá trị xác suất Prob (F-statistic) bằng 0,0000 nhỏ hơn 0,01 nên mơ hình có ý nghĩa 1%, và hệ số xác định hiệu chỉnh R2 bằng 44,61%, cho thấy sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được giải thích bởi chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH), tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DEP), tỷ lệ rủi ro thanh khoản (LGAP), tỷ lệ nợ xấu (NPL) và quy mô ngân hàng (SIZE). Yếu tố tác động mạnh nhất đến ROE là tỷ lệ nợ xấu (NPL) với hệ số

74

hồi quy là -1,3456; tiếp đến là chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH) với hệ số hồi quy là +0,1732; tác động kế tiếp là tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DEP) với hệ số hồi quy là -0,0833; kế tiếp là tỷ lệ rủi ro thanh khoản (LGAP) với hệ số hồi quy là +0,0699 và tác động yếu nhất là quy mô ngân hàng (SIZE) với hệ số hồi quy là +0,0242.

Giả thuyết H1: tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DEP) tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nhìn vào kết quả bảng 4.9 cho thấy tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DEP) tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh đo bằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), nhưng chỉ có mơ hình ROE là biến tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DEP) có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DEP) có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức ý nghĩa 1%, kết quả này không giống với giả thuyết kỳ vọng. Kết quả nghiên cứu này khác với nghiên cứu của Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees (2012), Zaphaniah Akunga Maaka (2013), Ameira Nur Amila Binti Sohaimi (2013) thì tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DEP) tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Với mức ý nghĩa 1%, tương ứng khi tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DEP) tăng 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm 8,33%, kết quả này phù hợp với kết quả phân tích ma trận tương quan ở phần trước nhưng không giống với giả thuyết đặt ra. Bằng chứng thực tế tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015 cho thấy, giai đoạn 2010 – 2014, tốc độ tăng trưởng huy động vốn còn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, giai đoạn 2014 – 2015, tốc độ tăng trưởng huy động vốn có tăng trở lại nhưng tăng chậm. Điều này cho thấy giai đoạn này với điều kiện tình hình kinh tế có nhiều biến động, NHNN điều chỉnh nhiều lần các mức lãi suất cho vay ở mức cao như: lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hảng, làm cho các doanh nghiệp

75

hoạt động khó khăn trong điều kiện Chính phủ thực hiện điều hành chính sách vĩ mơ chặt chẽ để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế theo Nghị quyết 11/NQ - CP của Chính phủ. Ngân hàng không cho vay được, cụ thể có nhiều ngân hàng có tăng trưởng tín dụng âm, mà tín dụng là hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn và mang lại lợi nhuận chính cho các NHTM. Cũng vì vậy giai đoạn này lợi nhuận của các ngân hàng cũng có xu hướng giảm xuống, trong khi vốn chủ sở hữu vẫn tăng qua các năm, dẫn đến ROE trong giai đoạn này có xu hướng giảm xuống. Do đó mặc dù là tăng trưởng nguồn vốn huy động, nhưng giai đoạn này lại không làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Giả thuyết H2: chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH) tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH) tác động cùng chiều với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Với mức ý nghĩa 1%, khi chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH) tăng 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) tăng 3,54%. Còn với mức ý nghĩa 10%, khi chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH) tăng 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng 17,32%. Điều này phù hợp với giả thuyết đưa ra ban đầu và giống với kết quả nghiên cứu của Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees (2012), Ahmad Aref Almazari (2014).

Theo như kết quả tìm được khi ngân hàng nắm giữ tài sản có tính thanh khoản nhanh càng nhiều thì lợi nhuận của ngân hàng càng tăng. Điều này có thể được giải thích như sau: Những tài sản có tính thanh lỏng cao thì có mức sinh lợi thấp, do đó việc nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao thường làm lợi nhuận ngân hàng giảm đi. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường bất ổn, đặc biệt thị trường vốn gặp nhiều khó khăn, ngân hàng rất khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường để bù đắp lượng thanh khoản thiếu hụt và nếu có thì chi phí vay từ nguồn bên ngoài cũng rất cao, do vậy nếu ngân hàng không nắm giữ đủ tài sản có tính thanh khoản nhanh, ngân hàng sẽ phải gánh chịu một khoản chi phí cao hơn làm lợi

76

nhuận ngân hàng giảm xuống và nghiêm trọng hơn ngân hàng có khả năng dẫn đến trường hợp rủi ro mất khả năng thanh khoản, gây ảnh hưởng nặng nề đến khả năng duy trì hoạt động ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến phá sản đồng thời ảnh hưởng lan rộng đến toàn hệ thống ngân hàng. Do vậy mà trong trường hợp thị trường vốn có nhiều biến động và gặp nhiều khó khăn thì ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản cao thì làm tăng lợi nhuận ngân hàng.

Giả thuyết H3: tỷ lệ rủi ro thanh khoản (LGAP) tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rủi ro thanh khoản (LGAP) tác động cùng chiều với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Với mức ý nghĩa 1%, khi tỷ lệ rủi ro thanh khoản (LGAP) tăng 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) tăng 0,67% và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng 6,99%. Mặc dù tỷ lệ tăng tỷ suất lợi nhuận không cao nhưng vẫn phù hợp với kỳ vọng đưa ra ban đầu là khi khe hở tài trợ tăng lên (rủi ro thanh khoản tăng lên) sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Ahmad Aref Almazari (2014), Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014), Ameira Nur Amila Binti Sohaimi (2013). Với một độ lệch khe hở thanh khoản lớn hơn thì rủi ro thanh khoản sẽ có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Plochan, 2007; Goodhart, 2008; Goddard và cộng sự, 2009).

Thực tế chứng minh, trong giai đoạn 2008 – 2015 tại Việt Nam, nhìn chung tốc độ tăng trưởng cho vay bé hơn tốc độ tăng trưởng tiền gửi (khe hở tài trợ là âm) do những biến động về tình hình kinh tế và lãi suất cho vay. Khe hở tài trợ giai đoạn này là âm (rủi ro thanh khoản thấp) do nguồn vốn huy động tăng cao. Khi nguồn vốn huy động dư thừa, ngân hàng có thể dự trữ thanh khoản bằng cách mua tài sản có tính thanh khoản cao, hoặc có thể đầu tư vào các loại tài sản khác có khả năng sinh lời cao hơn, hoặc sử dụng để cho vay trên thị trường liên ngân hàng,… dẫn đến lợi nhuận cao hơn, nhưng lại đi kèm với rủi ro cao hơn. Việc gia tăng dự trữ thanh

77

khoản quá nhiều có thể đảm bảo nhu cầu thanh khoản trong tương lai nhưng lại xuất hiện chi phí vốn để nắm giữ tài sản ít khả năng sinh lời, từ đó làm suy giảm lợi nhuận ngân hàng. Cho nên trong điều kiện nền kinh tế bất ổn của giai đoạn này việc gia tăng dự trữ thanh khoản có thể làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Hay trong giai đoạn nghiên cứu, với một khe hở tài trợ âm sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều ngân hàng có khe hở tài trợ dương như: CTG, EIB, OCB, SCB, VCAP. Điều này đồng nghĩa với việc cho vay nhiều hơn huy động, nhất là giai đoạn 2008 – 2010, khi các ngân hàng ồ ạt cho vay, dẫn đến tình hình nợ xấu tăng cao, và do đó làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Khi khe hở tài trợ tăng cao, khi đó sẽ buộc ngân hàng phải giảm tiền mặt dự trữ và giảm các tài sản thanh khoản hoặc đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ để bù đắp thanh khoản. Với điều kiện kinh tế lạm phát cao và bất ổn, các ngân hàng có thể đi vay với những điều kiện khắt khe hơn dẫn đến nhiều chi phí phát sinh, và do đó làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Điều này được tìm thấy trong các nghiên cứu của Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees (2012); Naser Ail Yadollahzadeh Tabari và cộng sự (2013); Zaphaniah Akunga Maaka (2013).

Giả thuyết H4: tỷ lệ nợ xấu (NPL) tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu (NPL) tác động ngược chiều với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). với mức ý nghĩa 1% và đúng với dấu kỳ vọng ban đầu. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees (2012), Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012), Ameira Nur Amila Binti Sohaimi (2013), Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014). Điều này cho thấy khi nợ xấu tăng cao, rủi ro tín dụng tăng cao, kéo theo rủi ro thanh khoản tăng cao và sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

78

Thực tế cũng cho thấy kết quả này cũng phù hợp với Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu, đặc biệt 2012 – 2015 thì mối quan hệ này càng trở nên rõ ràng hơn. Vào giai đoạn 2008 – 2011, khi tình hình tín dụng tăng trưởng nóng, hầu hết các NHTM ồ ạt nhau cho vay mà khơng đặc biệt chú trọng đến chất lượng tín dụng kèm theo. Tuy nhiên, khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, cùng với việc chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng trên thế giới thì những điểm điểm yếu này đã bắt đầu thể hiện rõ rệt được thể hiện thông qua chất lượng tài sản của ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng (nợ xấu tăng cao, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng mạnh), chính điều đó đã gây sụt giảm nghiêm trọng lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến phá sản và gây ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng.

Giả thuyết H5: quy mô ngân hàng (SIZE) tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Quy mơ ngân hàng (SIZE) có tác động cùng chiều với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và có ý nghĩa thống kê với mức 1%, khi quy mơ ngân hàng tăng 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng 2,42%. Kết quả nghiên cứu chưa tìm thấy ý nghĩa thống kê giữa quy mô ngân hàng (SIZE) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây như: Chung – Hua Shen và cộng sự (2009), Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014), Naser Ail Yadollahzadeh Tabari (2013), Nguyễn Cơng Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012).

Điều đó cho thấy rằng ngân hàng có quy mơ lớn, lợi nhuận ngân hàng cao hơn do các ngân hàng có quy mơ lớn có khả năng khai thác lợi thế theo quy mơ, từ đó có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ với giá rẻ hơn so với các ngân hàng có quy mơ nhỏ, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút lượng khách hàng lớn cho ngân hàng, mang lại nguồn lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng.

79

Bảng 4.10. Tóm tắt kết quả nghiên cứu STT Biến Giả

thuyết

Kết quả

nghiên cứu Nghiên cứu có cùng kết quả

1 DEP + - Khác dấu kỳ vọng

2 CASH + + Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees

(2012), Ahmad Aref Almazari (2014)

3 LGAP + +

Ahmad Aref Almazari (2014),

Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014), Ameira Nur Amila Binti Sohaimi (2013)

4 NPL - -

Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees (2012), Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012), Ameira Nur Amila Binti Sohaimi (2013), Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014)

5 SIZE + +

Chung – Hua Shen và cộng sự (2009), Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014), Naser Ail

Yadollahzadeh Tabari (2013), Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012)

Nguồn: tác giả tổng hợp

Tóm tắt chương 4

Trong chương này, bài nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu theo phương pháp bình phương bé nhất dạng gộp Pooled OLS, phương pháp tác động cố định FEM (Fixed Effect Model), phương pháp tác động ngẫu nhiên REM (Random Effect Model), dựa vào kết quả kiểm định Redundant và kiểm định Hausman, mơ hình được lựa chọn là FEM (Fixed Effect Model). Kết quả kiểm định những giả định hồi quy cho thấy mơ hình FEM đã vi phạm các giả định hồi quy như phương sai thay đổi và tự tương quan, để khắc phục hiện tượng này tác giả đã sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (GLS). Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanh khoản có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2008 - 2015. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy một số các yếu tố khác cũng có tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam

80

như: tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DEP), chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH), tỷ lệ nợ xấu (NPL) và quy mô ngân hàng (SIZE).

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã so sánh với lý thuyết ở phần cơ sở lý luận, so sánh với giả thuyết đã đặt ra ở chương 3 và so sánh với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu và các thảo luận là cơ sở để tiến hành đưa ra những gợi ý chính sách trong chương 5.

81

CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA

NHTMCP VIỆT NAM 5.1 Kết luận chung về đề tài nghiên cứu

Bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015, thông qua mẫu khảo sát gồm 24 NHTMCP Việt Nam. bài nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu theo phương pháp bình phương bé nhất dạng gộp Pooled OLS, phương pháp tác động cố định FEM (Fixed Effect Model), phương pháp tác động ngẫu nhiên REM (Random Effect Model), dựa vào kết quả kiểm định Redundant và kiểm định Hausman, mơ hình được lựa chọn là FEM (Fixed Effect Model). Kết quả kiểm định những giả định hồi quy cho thấy mơ hình FEM đã vi phạm các giả định hồi quy như phương sai thay đổi và tự tương quan, để khắc phục hiện tượng này tác giả đã sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (GLS).

Kết quả hồi quy ở các mơ hình cho thấy rằng:

Rủi ro thanh khoản là một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)