Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 31)

2.1 Các biến sử dụng trong mơ hình thực nghiệm

Qua việc phân tích một số nhân tố có vai trị quan trọng đến tăng trưởng kinh tế và tham khảo các mơ hình nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng kinh tế, tác giả sẽ chọn các nhân tố sau đây trong mơ hình phân tích định lượng nhằm đo lường tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: Tăng trưởng kinh tế; Vốn đầu tư công; Vốn đầu tư tư nhân; Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Xuất khẩu; Nguồn nhân lực ; Nợ nước ngoài.

2.2 Dữ liệu

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu hàng năm, là nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Tổng cục thống kê và Ngân hàng Thế giới. Mặc dù phần phân tích thực trạng, tác giả tập trung vào giai đoạn 10 năm 2001-2011 nhưng để số quan sát đủ lớn cho việc sử dụng mơ hình hồi quy nên dữ liệu được lấy trong giai đoạn 1986- 2011, cụ thể như sau:

- Biến tăng trưởng kinh tế: được đo bằng tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, số liệu được thu thập từ website của WB.

- Biến đầu tư cơng: được tính bằng cách lấy tỷ lệ giữa tổng vốn đầu tư khu vực Nhà nước (bao gồm cả vốn đầu tư của DNNN) tính theo giá hiện hành trên GDP theo giá hiện hành, số liệu được thu thập từ Niên giám thống kê qua các năm. - Biến đầu tư tư nhân: được tính bằng cách lấy tỷ lệ giữa tổng vốn đầu tư khu vực

ngồi Nhà nước tính theo giá hiện hành trên GDP theo giá hiện hành, số liệu được thu thập từ Niên giám thống kê qua các năm.

- Biến đầu tư trực tiếp nước ngồi: được tính bằng cách lấy tỷ lệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP, số liệu được thu thập từ website của WB.

- Biến xuất khẩu: được tính bằng cách lấy tỷ lệ giữa giá trị xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ trên GDP, số liệu được thu thập từ website của WB.

- Biến nguồn nhân lực: đây là nhân tố phản ánh trình độ của lực lượng lao động, được hình thành từ nhiều kênh khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn qua kênh giáo dục đào tạo, vì vậy tác giả chọn tỷ lệ giữa số sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học trên tổng số lao động làm đại diện cho biến này. Số liệu được thu thập từ Niên giám thống kê qua các năm.

- Biến nợ nước ngồi: được tính bằng cách lấy tỷ lệ giữa nợ nước ngồi trên GDP, số liệu được thu thập từ website của WB.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Để phân tích tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm mà tác giả sử dụng trong mơ hình định lượng dựa theo phương pháp của tác giả Maureen Were (2001) trong nghiên cứu thực nghiệm về các biến vĩ mô tác động đến tăng trưởng kinh tế của Kenya. Trong nghiên cứu này Maureen Were đã sử dụng phương pháp Augmented Dickey- Fuler (ADF), và Dickey-Fuler (DF) để kiểm định tính dừng và khơng dừng của các chuỗi thời gian sử dụng trong mơ hình và tiếp tục sử dụng phương pháp đồng tích hợp (Cointegration) của Engle và Granger (1987) để đo lường các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến (quan hệ đồng liên kết). Cuối cùng tác giả sử dụng mơ hình điều chỉnh sai số ECM (Error Correction Model) để thực hiện khảo sát mối quan hệ động trong ngắn hạn giữa các biến vĩ mô [25].

Như vậy, để đo lường các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế trong mơ hình thực nghiệm, tác giả thực hiện theo các bước sau:

- Bước một, thực hiện việc kiểm định tính dừng và khơng dừng (unit roots or non-

stationary) của các chuỗi thời gian sử dụng trong mơ hình thực nghiệm (kiểm định nghiệm đơn vị). Giữa các chuỗi số khơng dừng có thể tồn tại mối quan hệ đồng liên kết (mối quan hệ trong dài hạn). Tương quan đồng liên kết tồn tại khi quan hệ tuyến tính giữa hai chuỗi là một chuỗi có tính dừng (stationary). Kết hợp tuyến tính giữa các cặp chuỗi thời gian là hiệu số giữa chúng. Nếu có quan hệ đồng liên kết, hiệu số đó là một chuỗi ngẫu nhiên có tính chất của nhiễu trắng [9],[12],[13].

- Bước hai, sử dụng phương pháp phân tích đồng tích hợp (Cointegration) của

Engle – Granger (1987) để đo lường các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến (quan hệ đồng liên kết). Hồi quy đồng liên kết theo phương pháp phân tích phần dư ( t) hai bước của Engle-Granger. Tại bước 1, nghiên cứu thiết lập mối tương quan cân bằng trong dài hạn trong số các biến; bước 2, nghiên cứu kiểm định tính liên kết của phần dư ( t) bằng cách dùng thống kê ADF. Nếu kết quả kiểm định cho thấy phần dư là chuỗi dừng thì khẳng định tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến trong mơ hình đã thực hiện ở bước 1 [9].

- Cuối cùng, mơ hình hiệu chỉnh sai số (ECM) được sử dụng để tính tốn mức độ

tác động của các nhân tố đến biến động của tăng trưởng kinh tế và xác định mức chênh lệch trong ngắn hạn so với mức cân bằng dài hạn của chỉ số tăng trưởng kinh tế nếu tồn tại các mối quan hệ trong dài hạn kể trên.

Kết luận chương 2

Để thiết lập mối tương quan cân bằng trong dài hạn giữa chỉ số tăng trưởng kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng trong đó có biến đầu tư cơng cũng như tính tốn mức độ tác động của các nhân tố đến biến động của tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, tác

giả sử dụng phương pháp đồng tích hợp của (Cointegration) của Engle – Granger (1987) và mơ hình hiệu chỉnh sai số ECM (Error Correction Model).

Chương 3: Thực trạng tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011

3.1 Khái quát về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986-2011

Sau hơn 25 năm thực hiện đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng lên liên tục. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), GDP chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân 4,4%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991-1995), tăng trưởng GDP bình quân là 8,2%/năm, cao nhất trong các kế hoạch 5 năm từ trước đến nay. Trong giai đoạn 1996-2000, tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam là 6,9%, tuy có thấp hơn giai đoạn nửa đầu thập niên 90 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, nhưng vẫn vào loại cao trong khu vực. Trong 5 năm kế tiếp (2001-2005) kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là 7,5%. Giai đoạn 2006-2011, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn ở mức khá cao, bình quân đạt 6,8%/năm. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, tính trung bình giai đoạn 10 năm từ năm 2001 đến năm 2011, Việt Nam so với một số quốc gia trong khu vực chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ, cao hơn các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia và Philippines.

Bên cạnh đó, thu nhập bình qn đầu người ngày càng tăng. Trước thời kỳ đổi mới, phần lớn dân số nước ta sống bằng nghề nông, Việt Nam bị đánh giá là một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, với mức thu nhập bình quân đầu người rất thấp và có nhiều người dân thuộc diện nghèo đói. Đường lối đổi mới và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người dân. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011 đạt trung bình 12,3%. Năm 2011 GDP bình quân đầu

người đạt 1.411 USD/năm. So với năm 2001 thì mức thu nhập bình quân đầu người

hiện nay đã tăng khoảng 3,4 lần.

Theo phân loại hiện nay của WB về thu nhập tính theo tổng thu nhập quốc gia (GNI), từ năm 2008 nước ta đã ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp, bước vào nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trung bình thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 31)