GDP và GNI bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2001-2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 42)

Năm Tổng số (triệu USD) Bình quân đầu người (USD)

GDP GNI GDP GNI 2001 32.487 32.065 413 408 2002 35.081 35.520 440 433 2003 39.798 39.161 492 484 2004 45.359 44.497 561 550 2005 52.899 51.841 642 629 2006 60.819 59.420 730 713 2007 71.003 68.802 843 817 2008 89.553 86.687 1.070 1.018 2009 91.533 87.207 1.130 1.027 2010 101.623 97.404 1.224 1.114 2011 123.961 110.907 1.411 1.260 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ WB [18]

Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá trong nước và quốc tế, mặc dù Việt Nam đạt những

kết quả tăng trưởng cao, nhưng đó là những kết quả tăng trưởng theo chiều rộng, chứ chưa có sức bật tăng trưởng theo chiều sâu. Xét theo các yếu tố đầu vào, nguồn gốc

tăng trưởng có thể chia thành hai loại. Tăng trưởng theo chiều rộng tức là tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn, tăng số lao động và tăng cường khai thác tài nguyên. Tăng trưởng theo chiều sâu là tăng trưởng do tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Theo tính tốn của Viện Nghiên cứu

yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng 76,8%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 15,6%, cịn yếu tố khoa học cơng nghệ chỉ đóng góp khoảng 7,5% [10].

Bên cạnh đó, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam cịn thấp thể hiện ở cả yếu tố đầu ra. Trong cơ chế thị trường, đầu ra-tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định quá trình tái sản xuất xã hội. Đầu ra quan trọng nhất của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là xuất khẩu hàng hóa. Xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm tới 80% GDP của cả nước năm 2011. Tuy nhiên, cơ cấu hàng xuất khẩu của chúng ta đang đối mặt với nhiều vấn đề, hàng nguyên liệu, hàng thô, hàng sơ chế, hàng gia công hiện vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, do đó khả năng thu ngoại tệ vẫn chưa khai thác hết.

3.2 Phân tích thực trạng đầu tư cơng ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011 3.2.1 Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011

- Đầu tư cơng trong tổng vốn đầu tư tồn xã hội

Tăng trưởng kinh tế cao của nước ta trong suốt giai đoạn vừa qua gắn liền với tăng mạnh vốn đầu tư, thể hiện qua tỷ lệ đầu tư so với GDP tăng liên tục từ 18,1% năm 1990 lên 42% vào năm 2010. Năm 2011 thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, nên tỷ lệ đầu tư so với GDP giảm xuống cịn 34,6%. Trung bình giai đoạn 2001-2011 tỷ lệ đầu tư so với GDP đạt 40,2%. Tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội đã giảm khá nhanh từ 59,8% năm 2001 xuống còn 34% năm 2008 nhưng lại tăng lên 40,6% vào năm 2009 nhưng đến nay đã có chiều hướng giảm. Tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước tăng từ 22,6% năm 2001 lên 35,2% năm 2011; đầu tư khu vực nước ngoài đã

tăng từ 17,6% năm 2001 lên 25,8% năm 2011. Như vậy, tổng đầu tư toàn xã hội đã dịch chuyển rõ nét và mạnh mẽ từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, tỷ trọng đầu tư công vẫn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên trong thời kỳ sau khủng hoảng. Việc sụt giảm tỷ lệ đầu tư công trong tổng đầu tư qua các năm là phù hợp với chuyển đổi kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường.

Hình 3.1: Cơ cấu vốn đầu tư tồn xã hội theo thành phần kinh tế

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng đầu tư công

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, trong những năm gần đây, tổng vốn đầu tư trong xã hội đã liên tục tăng cao. Tính theo giá so sánh năm 1994, tổng số vốn đầu tư đã tăng từ 129 tỷ đồng năm 2001 lên 400 tỷ đồng năm 2010. Năm 2011 đã giảm xuống cịn 363 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư công đã tăng từ 77 tỷ đồng năm 2001 lên 160 tỷ đồng năm 2011.

Hình 3.2: Tăng trưởng vốn đầu tư theo nguồn vốn

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ GSO[18]

Xét về tốc độ tăng trưởng, trong hơn thập niên trở lại đây, vốn đầu tư cơng có xu hướng tăng trưởng thấp hơn so với khu vực kinh tế ngồi Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trừ năm 2009 và 2010 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới. Trong thời kỳ 2001-2011, tổng vốn đầu tư cơng tăng bình quân 7,6% (theo giá so sánh năm 1994), thấp hơn tốc độ tăng vốn đầu tư

khu vực kinh tế ngồi Nhà nước (15,7%/năm) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (17,4%/năm).

- Cơ cấu vốn đầu tư công

Theo nguồn vốn đầu tư công, cơ cấu vốn đầu tư công bao gồm vốn từ NSNN, vốn vay và vốn DNNN. Tỷ trọng vốn ngân sách tăng liên tục từ năm 1998 đến năm 2009, nhưng có xu hướng giảm do chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư cơng từ năm 2009 đến nay.

Hình 3.3: Cơ cấu vốn đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ GSO [18]

Vốn DNNN chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư cơng, có xu hướng giảm trong giai đoạn 2001-2005, tăng lên trong hai năm 2006, 2007, nhưng hiện nay có xu hướng

động chưa cao, thiếu cơ chế quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, một số doanh nghiệp thậm chí thua lỗ, vay nợ trong và ngồi nước lớn.

Vốn vay bao gồm vay trong nước (trái phiếu Chính phủ) và vay ngồi nước. Tỷ trọng vốn vay trong tổng đầu tư cơng đang có xu hướng gia tăng từ năm 2009 đến nay đã làm nợ cơng của Việt Nam gia tăng. Tính đến hết năm 2010 nợ công của Việt Nam đã lên đến 56,7% GDP, trong đó nợ nước ngồi chiếm 44,5% GDP [7].

Cơ cấu vốn đầu tư công theo ngành, trong những năm qua, cơ cấu vốn đầu tư công

theo ngành, lĩnh vực đã có sự chuyển dịch làm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng CNH-HĐH.

Vốn đầu tư công cho ngành nông, lâm và thủy sản thời kỳ 2001-2011 tăng trưởng bình qn 1,7 %/năm. Đây là ngành có mức tăng trưởng đầu tư công thấp nhất trong tất cả các ngành. Tỷ trọng vốn đầu tư công cho nông lâm nghiệp và thủy sản lại có xu hướng giảm, từ 12,2% thời kỳ 1995-2000 xuống 7,9% thời kỳ 2001-2005 và 7,0% thời kỳ 2006-2011. Trong 10 năm qua, đầu tư công đã tập trung vào các ngành bao gồm: khai thác dầu khí, sản xuất điện và khí đốt, khai thác than, bất động sản và kinh doanh bất động sản, sản xuất xi măng, quản lý Nhà nước, giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, cung cấp nước và dịch vụ viễn thơng, xây dựng dân dụng, văn hóa thể thao, thương mại, khách sạn, các dịch vụ khác phục vụ nơng nghiệp, sản xuất phân hóa học. Trong khi đó, các ngành cơng nghiệp chế biến, nhất là các ngành công nghệ cao, các ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, giáo dục, đào tạo, dịch vụ y tế và bảo trợ xã hội đã khơng thuộc vào nhóm ngành được đầu tư nhiều.

Hình 3.4: Cơ cấu vốn đầu tư công theo ngành kinh tế

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ GSO[18]

- Phân cấp đầu tư công

Vốn đầu tư công được phân bổ theo hai cấp ngân sách là ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Cơ cấu vốn đầu tư công theo cấp quản lý ít có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2001-2011. Vốn đầu tư công do Trung ương quản lý chiếm 43% năm 2001 tăng lên 50% năm 2002 và gần như giữ ổn định cho đến nay. Trước năm 2003 tất cả các dự án được quyết định ở cấp Trung ương, tuy nhiên từ năm 2003 quyết định dự án đầu tư được phân cấp theo tính chất của dự án và từ năm 2006 phần lớn các dự án được phân cấp cho ngành và địa phương. Điều này làm cho đầu tư chồng chéo, trùng lắp ở các vùng vốn có điều kiện thuận lợi, trong khi các vùng khó khăn

lại ít được đầu tư. Phân cấp đầu tư đã làm phát sinh nhiều dự án cơ sở hạ tầng có tính manh mún và không hiệu quả, đặc biệt là các khu công nghiệp, khu kinh tế, cảng biển, sân bay. Mỗi tỉnh thường hành động một cách riêng rẻ để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng không đem lại hiệu quả tối ưu hoặc thậm chí trở nên vơ ích [7].

3.2.2 Hiệu quả đầu tư cơng ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011

Để đo lường hiệu quả đầu tư các nhà kinh tế học thường sử dụng hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio) để đánh giá. ICOR xác định mối quan hệ giữa vốn-tư bản và đầu ra-GDP. Có nhiều cách để tính tốn hệ số ICOR, nếu tiếp cận theo hiệu quả sử dụng vốn thì ICOR là tỷ số giữa tỷ lệ đầu tư trên GDP so với tốc độ tăng trưởng GDP. Theo khuyến cáo của WB, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hệ số ICOR toàn xã hội của Việt Nam tăng rất nhanh, giai đoạn 1995-2000 ICOR bình quân là 4,75, giai đoạn 2001-2005 tăng lên 5,15 và giai đoạn 2006-2011 đã tăng lên 6,20. Hệ số ICOR tăng nhanh đồng nghĩa với đầu tư không hiệu quả và tăng trưởng kinh tế không bền vững. Trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào vốn đầu tư. Phần đóng góp vào tăng trưởng GDP của yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng 76,8%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 15,6%, cịn yếu tố khoa học cơng nghệ chỉ đóng góp khoảng 7,5%. Điều đó nói lên vì sao để tạo được 1 đơn vị tăng trưởng GDP, Việt Nam lại cần phải đầu tư nhiều hơn so với các nước khác trong khu vực. Một nền kinh tế tăng trưởng dựa vào tăng số lượng thì chất lượng tăng trưởng sẽ thấp và tăng trưởng kém bền vững [8].

Bảng 3.2: Tăng trưởng kinh tế và ICOR các thành phần kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1995-2011. Năm Tăng trưởng GDP (%) ICOR vốn đầu tư toàn

xã hội

ICOR khu vực

công

ICOR

khu vực tư ICOR khu vực có vốn đầu tư nước ngồi 1995 9,5% 3,31 3,47 1,19 10,19 1996 9,3% 3,44 3,89 2,09 7,92 1997 8,2% 4,22 4,38 4,50 4,89 1998 5,8% 5,63 8,06 10,54 3,47 1999 4,8% 6,87 19,11 9,82 2,50 2000 6,8% 5,02 6,78 3,26 4,00 2001 6,9% 5,12 7,41 3,00 6,08 2002 7,1% 5,27 7,85 2,83 6,42 2003 7,3% 5,31 6,92 4,08 4,06 2004 7,8% 5,22 6,45 4,84 3,30 2005 8,4% 4,84 6,83 4,13 2,88 2006 8,2% 5,05 8,24 4,10 2,79 2007 8,5% 5,50 8,17 4,15 4,83 2008 6,4% 6,53 9,08 4,25 8,88 2009 5,3% 8,04 12,38 4,77 12,38 2010 6,8% 6,18 10,26 3,92 7,18 2011 5,9% 5,88 9,16 3,71 7,49

Nguồn: Tác giả tính tốn từ GSO [18]

Nếu so sánh hệ số ICOR giữa ba khu vực kinh tế thì giai đoạn từ năm 2001 cho đến nay ICOR khu vực công luôn cao hơn so với khu vực tư và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Điều này cho thấy đầu tư công thời gian qua kém hiệu quả. Năm 2011, hệ số ICOR của khu vực cơng là 9,16 lần trong đó có đầu tư cơng và đầu tư của DNNN, cao hơn nhiều so với con số 3,71 lần của khu vực tư. Hệ số ICOR của tổng

vốn đầu tư toàn xã hội cũng như ICOR khu vực cơng ở mức cao có phần vì đầu tư cơng cho kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội lớn, tác động đến tăng trưởng GDP có độ trễ. Thêm vào đó, Việt Nam mới bước vào giai đoạn đầu của quá trình cơng nghiệp hóa và phát triển. Vì vậy, xu hướng tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng dựa vào số lượng vốn đầu tư và khai thác các ngành có lợi thế về tài ngun và lao động có trình độ thấp, giá rẻ là điều tất yếu.

Hình 3.5: So sánh hệ số ICOR của các thành phần kinh tế

Nguồn: Tác giả tính tốn từ GSO [18]

Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư phát triển kinh tế, ICOR tăng nhanh lại là điều đáng lo ngại của mọi nền kinh tế. Vì vậy, để đạt được hệ số ICOR =3 (theo khuyến nghị của WB) thì trong tương lai Việt Nam phải nâng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn giữ hoặc giảm được tỷ lệ đầu tư trên GDP. Nhưng làm sao để đồng vốn đầu tư của Nhà nước nói chung và đầu tư của từng doanh nghiệp nói riêng đạt

hiệu quả cao nhất, là một câu hỏi không phải dễ giải trong một sớm, một chiều. Do đó, Việt Nam cần có những chiến lược đầu tư thích hợp để cải thiện hệ số ICOR trong thời gian tới.

3.3 Đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2011 giai đoạn 2001-2011

3.3.1 Kết quả đạt được

- Tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế

Sau thời kỳ đổi mới Việt Nam luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao, trung bình đạt 7,6% giai đoạn 1991-2000, và 7,1% giai đoạn 2001-2011. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2008 đạt 6,23%, năm 2009 đạt 5,32%, Việt Nam vẫn được xếp vào hàng các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Theo kết quả của mơ hình định lượng ở trên nhằm đánh giá tác động của các nhân tố vĩ mơ được chọn đến tăng trưởng kinh tế, thì nhân tố đầu tư cơng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, khi tỷ lệ đầu tư công trên GDP tăng 1% thì tăng trưởng kinh tế sẽ tăng 0.263668 điểm phần trăm.

- Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng CNH-HĐH là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng (gọi chung là công nghiệp) và thương mại – dịch vụ (gọi chung là dịch vụ), đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nơng nghiệp). Cùng với q trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo

hướng CNH-HĐH của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các lực lượng lao động xã hội…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 42)