Cơ cấu vốn đầu tư công theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 40)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ GSO[18]

- Phân cấp đầu tư công

Vốn đầu tư công được phân bổ theo hai cấp ngân sách là ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Cơ cấu vốn đầu tư cơng theo cấp quản lý ít có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2001-2011. Vốn đầu tư công do Trung ương quản lý chiếm 43% năm 2001 tăng lên 50% năm 2002 và gần như giữ ổn định cho đến nay. Trước năm 2003 tất cả các dự án được quyết định ở cấp Trung ương, tuy nhiên từ năm 2003 quyết định dự án đầu tư được phân cấp theo tính chất của dự án và từ năm 2006 phần lớn các dự án được phân cấp cho ngành và địa phương. Điều này làm cho đầu tư chồng chéo, trùng lắp ở các vùng vốn có điều kiện thuận lợi, trong khi các vùng khó khăn

lại ít được đầu tư. Phân cấp đầu tư đã làm phát sinh nhiều dự án cơ sở hạ tầng có tính manh mún và khơng hiệu quả, đặc biệt là các khu công nghiệp, khu kinh tế, cảng biển, sân bay. Mỗi tỉnh thường hành động một cách riêng rẻ để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng không đem lại hiệu quả tối ưu hoặc thậm chí trở nên vơ ích [7].

3.2.2 Hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011

Để đo lường hiệu quả đầu tư các nhà kinh tế học thường sử dụng hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio) để đánh giá. ICOR xác định mối quan hệ giữa vốn-tư bản và đầu ra-GDP. Có nhiều cách để tính tốn hệ số ICOR, nếu tiếp cận theo hiệu quả sử dụng vốn thì ICOR là tỷ số giữa tỷ lệ đầu tư trên GDP so với tốc độ tăng trưởng GDP. Theo khuyến cáo của WB, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hệ số ICOR toàn xã hội của Việt Nam tăng rất nhanh, giai đoạn 1995-2000 ICOR bình quân là 4,75, giai đoạn 2001-2005 tăng lên 5,15 và giai đoạn 2006-2011 đã tăng lên 6,20. Hệ số ICOR tăng nhanh đồng nghĩa với đầu tư không hiệu quả và tăng trưởng kinh tế không bền vững. Trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào vốn đầu tư. Phần đóng góp vào tăng trưởng GDP của yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng 76,8%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 15,6%, cịn yếu tố khoa học cơng nghệ chỉ đóng góp khoảng 7,5%. Điều đó nói lên vì sao để tạo được 1 đơn vị tăng trưởng GDP, Việt Nam lại cần phải đầu tư nhiều hơn so với các nước khác trong khu vực. Một nền kinh tế tăng trưởng dựa vào tăng số lượng thì chất lượng tăng trưởng sẽ thấp và tăng trưởng kém bền vững [8].

Bảng 3.2: Tăng trưởng kinh tế và ICOR các thành phần kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1995-2011. Năm Tăng trưởng GDP (%) ICOR vốn đầu tư toàn

xã hội

ICOR khu vực

công

ICOR

khu vực tư ICOR khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1995 9,5% 3,31 3,47 1,19 10,19 1996 9,3% 3,44 3,89 2,09 7,92 1997 8,2% 4,22 4,38 4,50 4,89 1998 5,8% 5,63 8,06 10,54 3,47 1999 4,8% 6,87 19,11 9,82 2,50 2000 6,8% 5,02 6,78 3,26 4,00 2001 6,9% 5,12 7,41 3,00 6,08 2002 7,1% 5,27 7,85 2,83 6,42 2003 7,3% 5,31 6,92 4,08 4,06 2004 7,8% 5,22 6,45 4,84 3,30 2005 8,4% 4,84 6,83 4,13 2,88 2006 8,2% 5,05 8,24 4,10 2,79 2007 8,5% 5,50 8,17 4,15 4,83 2008 6,4% 6,53 9,08 4,25 8,88 2009 5,3% 8,04 12,38 4,77 12,38 2010 6,8% 6,18 10,26 3,92 7,18 2011 5,9% 5,88 9,16 3,71 7,49

Nguồn: Tác giả tính tốn từ GSO [18]

Nếu so sánh hệ số ICOR giữa ba khu vực kinh tế thì giai đoạn từ năm 2001 cho đến nay ICOR khu vực công luôn cao hơn so với khu vực tư và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Điều này cho thấy đầu tư cơng thời gian qua kém hiệu quả. Năm 2011, hệ số ICOR của khu vực cơng là 9,16 lần trong đó có đầu tư cơng và đầu tư của DNNN, cao hơn nhiều so với con số 3,71 lần của khu vực tư. Hệ số ICOR của tổng

vốn đầu tư tồn xã hội cũng như ICOR khu vực cơng ở mức cao có phần vì đầu tư cơng cho kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội lớn, tác động đến tăng trưởng GDP có độ trễ. Thêm vào đó, Việt Nam mới bước vào giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp hóa và phát triển. Vì vậy, xu hướng tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng dựa vào số lượng vốn đầu tư và khai thác các ngành có lợi thế về tài nguyên và lao động có trình độ thấp, giá rẻ là điều tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 40)