Cơ cấu GDP và cơ cấu vốn đầu tư công theo ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 44)

Đvt: %

Cơ cấu GDP Cơ cấu vốn đầu tư công

1995 2000 2005 2010 1995 2000 2005 2010

Nền kinh tế 100 100 100 100 100 100 100 100 Khu vực I:

Nông lâm nghiệp và thủy sản 27,2 24,5 21,0 20,6 11,5 12,2 7,1 5,9 Khu vực II:

Công nghiệp và xây dựng 28,8 36,7 41,5 41,6 33,0 39,9 35,6 36,6 Khu vực III:

Dịch vụ 44,1 38,7 37,5 37,8 55,5 47,9 57,3 57,5

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ GSO[18]. Về cơ cấu ngành kinh tế, cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP,

cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Đó là tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống còn 20,6% năm 2010. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%; năm 2005: 41% và đến năm 2010 tăng lên 41,6%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 1990 là 38,6%; năm 2005: 38,1%; năm 2010 là khoảng 37,8%.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng CNH-HĐH. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi.

Về cơ cấu vùng kinh tế, trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành tựu

quan trọng, đóng góp vào q trình phát triển kinh tế. Trên bình diện quốc gia, đã hình thành 6 vùng kinh tế: vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sơng

Hồng, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Trong đó, có 3 vùng kinh tế trọng điểm là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước.

Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng các khu cơng nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hố trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng vùng. Điều này tạo thuận lợi cho phát triển cơng nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu.

Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội nhập vào kinh tế toàn cầu, thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu/GDP ngày càng tăng, nghĩa là hệ số mở cửa

ngày càng lớn, từ 36% năm 1990 lên 55% năm 2000, và đến năm 2011 là khoảng 80% với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 105,2 tỷ USD.

Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau 25 năm đổi mới là một trong những nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất đưa đến các kết quả, thành tựu tăng trưởng kinh tế khả quan, tạo ra những tiền đề vật chất trực tiếp để giữ được các cân đối vĩ mơ của nền kinh tế, góp phần bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế – xã hội theo hướng bền vững.

- Tác động đối với phát triển khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ thể hiện vai trị vơ cùng quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì vậy mà trong những năm qua Việt Nam đã rất chú trọng đến vấn đề phát triển năng lực công nghệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh. Đầu tư công cho Khoa học công nghệ ở Việt Nam tính trung bình khoảng 0,5% GDP. Hiện nay, ở Việt Nam có 2 khu

cơng nghệ cao đa chức năng, quy mô lớn là khu cơng nghệ cao Láng Hịa Lạc và khu cơng nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh và khoảng 10 khu cơng viên phần mềm: Quang Trung, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Hải Phòng, Hà Nội…).

- Tác động gián tiếp giải quyết các vấn đề xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 44)