Kiểm định Wald mơ hình ECM 1 bước trễ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 65)

ECM dựa trên phần dư phương

pháp Engle-Granger Mức ý nghĩa Kết luận

Wald test: H0: Tất cả các biến của mơ hình đồng thời bằng 0

F-statistic 5.150892

Probability 0.0000 5% Bác bỏ giả thiết

Với mức ý nghĩa = 5%, kiểm định ràng buộc tuyến tính (kiểm định Wald) bác bỏ giả thiết các biến trong mơ hình đồng thời bằng 0. Điều này cho thấy kết quả hồi quy mơ hình là có ý nghĩa.

3.4.2.4 Kết luận

Theo kết quả kiểm định mơ hình các biến đầu tư công, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu, nguồn nhân lực và nợ nước ngồi đã giải thích được khoảng 66% thay đổi của biến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.

Trong dài hạn, đầu tư công, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài và nợ nước ngoài là các nhân tố chính trong các biến được lựa chọn có tác động nhiều đến tăng trưởng kinh tế.

Trong ngắn hạn, chỉ có nợ nước ngồi ở kỳ trước có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế kỳ hiện tại, cịn đầu tư cơng tác động đến tăng trưởng kinh tế khơng có ý nghĩa thống kê. Khi có biến động mạnh của các yếu tố vĩ mơ, q trình điều chỉnh từ cân bằng ngắn hạn về dài hạn là khá nhanh, hệ số cân bằng lớn (ECt-1 = -1.77).

Cũng từ kết quả nghiên cứu cho thấy trong các biến kinh tế vĩ mô được chọn, biến đầu tư cơng tác động đến tăng trưởng kinh tế ít hơn so với biến đầu tư tư nhân. Do đó, để đảm bảo nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, bền vững, Chính phủ cần có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh đầu tư khu vực tư nhân đồng thời tăng cường mạnh mẽ hiệu quả đầu tư của khu vực Nhà nước.

3.4.3 Hạn chế của mơ hình định lượng

Mẫu quan sát tương đối nhỏ (26 quan sát, theo số liệu từ năm 1986-2011), nếu số liệu của Việt Nam được phản ảnh theo quý, thì số mẫu quan sát nhiều hơn và kết quả đo lường kinh tế lượng sẽ chuẩn xác hơn.

Do thống kê trong nước không đầy đủ nên nghiên cứu sử dụng thêm số liệu từ các tổ chức tài chính quốc tế nên có thể sẽ có một số điểm khác biệt so với các số liệu báo cáo trong nước, điều này có thể do phương pháp và cách phân bổ khác nhau.

Kết luận chương 3.

Thực trạng đầu tư công ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, đóng góp vào q trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đầu tư công đã tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho đầu tư tư nhân phát triển, đầu tư công đóng góp đáng kể vào cơng tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống người dân. Kết quả mơ hình định lượng cũng cho thấy tác động tích cực của đầu tư cơng đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, ngoài những thành quả đạt được, đầu tư công trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu tư. Đầu tư cơng ln đi kèm với lãng phí và tốn kém. Điều này làm hạn chế vai trị tích cực của đầu tư cơng đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, Chính phủ cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư cơng, từ đó có thể nâng cao chất lượng tăng trưởng và tăng trưởng bền vững.

Chương 4: Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế

4.1 Định hướng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 thì Việt Nam phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7-8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần năm 2010. Nền kinh tế chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 45% trong tổng GDP. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm khoảng 30-40% lao động xã hội.

Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thơng. Hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ với một số cơng trình hiện đại là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng.

Phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới. Rà sốt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, có cơ chế chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển, phát huy lợi thế của từng vùng, tạo sự liên kết giữa các vùng. Phát triển mạnh lĩnh vực y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế.

Phát triển khoa học và công nghệ làm động lực cho quá trình phát triển. Hướng trọng tâm hoạt động khoa học cơng nghệ vào phục vụ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển theo chiều sâu, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế [1].

4.2 Giải pháp nâng cao tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế - Xác định những ngành, lĩnh vực ưu tiên đầu tư công - Xác định những ngành, lĩnh vực ưu tiên đầu tư công

Nhu cầu nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội giai đoạn 10 năm tới là rất lớn. Trong điều kiện nguồn lực huy động là có giới hạn, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính, nhất là nguồn vốn Nhà nước phải được xem là chìa khóa quan trọng. Do đó, cần cân nhắc kỹ việc phân bổ nguồn vốn đầu tư công vào các ngành, lĩnh vực. Nhà nước cần cân nhắc, tính tốn kỹ việc phân bổ đầu tư cơng vào sản xuất hàng hóa có tính chất thương phẩm vì loại hàng hóa này nên để cho đầu tư tư nhân và để cho thị trường quyết định là chính. Nhà nước chỉ nên can thiệp khi có thất bại của thị trường; không phân bổ đầu tư công vào những ngành mà tư nhân trong nước có thể đầu tư như các loại dịch vụ thương mại, nhà hàng, khách sạn…Đầu tư công của Nhà nước chỉ nên tập trung vào các ngành có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như sau:

Thứ nhất là lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng được xác

định là một trong ba đột phá quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020. Cần chú trọng đầu tư vào lĩnh lực kết cấu hạ tầng vì lĩnh vực này có tác

động đến việc thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, ngồi ra cịn tác động nâng cao phúc lợi và mức sống người dân. Trong đầu tư phát triển cần đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, nhất là hệ thống đường giao thơng, năng lượng, cấp thốt nước, viễn thơng. Tập trung xây dựng dứt điểm và đồng bộ một số cơng trình kết cấu hạ tầng trọng điểm.

Thứ hai là lĩnh vực khoa học cơng nghệ. Nhà nước cần hướng trọng tâm hoạt động

khoa học cơng nghệ vào phục vụ CNH-HĐH, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu triển khai, ứng dụng công nghệ để đủ sức tiếp thu công nghệ mới, cải tiến công nghệ và sáng tạo công nghệ mới gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực, dự án mũi nhọn có tác dụng lan tỏa về mặt công nghệ.

Thứ ba là lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu. Đối tượng chính mà Nhà nước cần hướng đến là đào tạo đại học, sau đại học, đào tạo nghề gắn với nhu cầu của xã hội. Nhà nước cần xây dựng các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực mũi nhọn.

Thứ tư là lĩnh vực y tế, công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. Nhà nước cần xây

thêm một số bệnh viện chun khoa có trình độ cao ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng nhằm khắc phục tình trạng quá tải ở các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh. Đầu tư nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em và người dân tộc thiểu số.

- Đổi mới cơ chế quản lý vốn đầu tư công

Các dự án nhận ngân sách từ Trung ương cần có sự phê duyệt và giám sát từ cấp Trung ương. Để tránh tình trạng các cấp địa phương lập dự án tràn lan để xin ngân sách Trung ương thì việc phê duyệt cũng như giám sát từ cấp Trung ương là cần thiết. Chính sách này một mặt đảm bảo quyền tự chủ trong việc xây dựng và lựa chọn dự án của địa phương, mặt khác đảm bảo địa phương không phá vỡ quy hoạch chung ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể nền kinh tế.

- Giảm quy mô đầu tư công

Qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm khi đánh giá tác động của các biến vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cho thấy tác động đến tăng trưởng GDP của đầu tư công là thấp so với tác động của đầu tư tư nhân, theo đó, 1% tăng lên của tỷ trọng đầu tư tư nhân trên GDP có thể đóng góp 0,45 điểm phần trăm tăng trưởng, trong khi đầu tư cơng chỉ đóng góp 0,26 điểm phần trăm tăng trưởng GDP trong dài hạn. Do đó, cần giảm tỷ trọng đầu tư cơng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đồng thời tăng cường mạnh mẽ hiệu quả và chất lượng của đầu tư công.

Cần làm rõ quy mô, cơ cấu, và tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư công. Cần làm rõ mơ hình tăng trưởng trong điều kiện tái cơ cấu nền kinh tế, hướng đến hiệu quả, năng suất, chất lượng và phát triển bền vững. Măt khác, làm rõ chức năng của đầu tư công. Vốn đầu tư công chỉ nên dành cho các mục tiêu xã hội như giáo dục, khoa học, y tế…

- Mở rộng huy động đầu tư của khu vực tư nhân

Trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập, nhu cầu đầu tư công rất lớn, trong khi nguồn lực lại có hạn. Trên cả bình diện Trung ương và địa phương, nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2011-2020 là rất lớn. Bài học của hàn Quốc cho việc giải

quyết thực trạng này ở Việt Nam cho thấy một trong những giải pháp quan trọng là Nhà nước cần phải thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực đầu tư các dự án, hạng mục công cộng, tăng đầu tư từ khu vực tư nhân. Khi các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào sẽ phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn, tính sáng tạo, chia sẻ rủi ro cũng như hiệu quả của hoạt động quản lý dự án, cơng trình xây dựng. Đây chính là nội dung của hình thức hợp tác cơng-tư (PPP).

Hợp tác cơng tư là một xu thế tất yếu để thu hút vốn của các nhà đầu tư cũng như tranh thủ năng lực về quản lý, kỹ thuật, công nghệ của khu vực tư nhân để nâng cao hiệu quả đầu tư và cải thiện chất lượng dịch vụ công. Việc triển khai rộng rãi đầu tư cơng theo hình thức PPP sẽ giúp cho Nhà nước tránh phải gánh chịu rủi ro trong quá trình thực thi dự án, bên cạnh đó việc làm này cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân. Hoạt động hợp tác công-tư ở Việt Nam tuy mới đi vào thực hiện trong mấy năm trở lại đây nhưng đã góp phần cải thiện tình trạng hiệu quả thấp của đầu tư công, giải quyết vấn đề về vốn trong đầu tư tồn xã hội. Tác động tích cực nhất của hợp tác công-tư là mở ra cơ hội, điều kiện, huy động nguồn vốn của khu vực tư nhân vào việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giảm gánh nặng cho NSNN, thúc đẩy hoạt động của khu vực tư nhân trong việc góp trách nhiệm cùng với Nhà nước khai thác và xây dựng các cơng trình, hạng mục, dự án công cho sự phát triển kinh tế xã hội. Trong thời gian tới, Việt Nam cần đa dạng hóa, tăng cường thêm nhiều hình thức hợp tác cơng-tư, áp dụng hình thức này trong nhiều loại hình đầu tư hơn. Kinh nghiệm Hàn Quốc cho thấy, nên mở rộng không chỉ ở lĩnh vực cơ sở hạ tầng mà có thể phát triển cả trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu khoa học và triển khai.

- Nâng cao chất lượng quy hoạch

Trong công tác quy hoạch cần mang tầm chiến lược, hướng tới xem xét phát triển kinh tế xã hội theo vùng. Nâng cao chất lượng quy hoạch bằng cách huy động sự tham gia rộng rãi của đội ngũ khoa học, chuyên gia kỹ thuật và mọi tầng lớp nhân dân. Mỗi vùng cần tìm cho địa phương mình những hướng đi riêng dựa trên lợi thế bản địa vùng miền. Trong quá trình phát triển, thực hiện quy hoạch theo vùng với một số tiêu chuẩn về hạ tầng nhất định, đủ để đáp ứng lợi ích phát triển kinh tế của vùng. Các tỉnh hoặc địa phương nằm trong quy hoạch vùng cần tuân thủ chỉ tiêu này, tránh tình trạng tỉnh nào cũng đầu tư xây dựng sân bay, bến cảng, gây lãng phí và giảm hiệu quả kinh tế.

- Tăng cường quản lý nợ công

Với nhu cầu tiếp tục đầu tư để phát triển, nợ công của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Chính phủ sẽ phải đi vay nhiều để bù đắp khoản chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư. Cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực Châu Âu đang lan rộng, là lời cảnh báo cho những quốc gia có tình hình nợ cơng cao. Giảm dần vay nợ cho đầu tư công và quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn vay. Việc tiếp tục duy trì tỷ lệ bội chi ngân sách cao để đảm bảo đầu tư cơng cần được tính tốn lại một cách thận trọng.

4.3 Các giải pháp hỗ trợ

- Ban hành Luật đầu tư công

Thực tế cho thấy cần sớm có Luật đầu tư cơng làm căn cứ pháp lý và cơ sở chung thực hiện phối hợp chính sách trong quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Luật đầu tư cơng sẽ góp phần tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý sử dụng vốn Nhà nước theo định hướng phù hợp với

chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Việc ban hành Luật cũng sẽ chống thất thốt, lãng phí, dàn trải và bảo đảm tính minh bạch, cơng khai trong hoạt động đầu tư sử dụng vốn Nhà nước.

- Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng

Từ bỏ mơ hình tăng trưởng theo chiều rộng, dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư, khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 65)