Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2001-2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 52)

Năm

Vốn đầu tư cơng (nghìn tỷ đồng) Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2001 170,5 6,3 2002 200,1 6,0 2003 239,2 5,8 2004 290,9 5,6 2005 343,1 5,3 2006 404,7 4,8 2007 532,1 4,6 2008 616,7 4,7 2009 708,8 4,6 2010 830,3 4,3 2011 877,9 3,3

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ GSO[18]

Đầu tư cơng cũng góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Giai đoạn 2001-2011 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao trong khu vực và trên thế giới, cùng với đó, tỷ trọng vốn đầu tư công trên GDP luôn tăng và ở mức cao. Đầu tư công tăng nhanh thúc đẩy đầu tư của các thành phần kinh tế. Hàng loạt các doanh nghiệp được thành lập góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp đáng kể tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2001-2011, vốn đầu tư cơng tăng mạnh từ 170 nghìn tỷ đồng năm 2001 lên 878

nghìn tỷ đồng năm 2011 (tính theo giá thực tế) thì tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 6,3% năm 2001 xuống còn 3,3% năm 2011.

3.3.2 Hạn chế

Trong thời gian qua, bên cạnh những thành cơng và đóng góp tích cực vào q trình tăng trưởng kinh tế không thể phủ nhận, đầu tư cơng ở Việt Nam vẫn cịn nhiều hạn chế.

- Đầu tư cơng ln đi kèm với lãng phí và tốn kém.

Việc Tập đoàn kinh tế Nhà nước Vinashin bỏ 1.000 tỷ đồng để mua tàu vận tải biển tuyến Bắc-Nam, nhưng chỉ chạy mấy chuyến rồi dừng, điều này được nhắc đến như một sự lãng phí của đầu tư công. Hay, đầu tư cảng biển dọc 600 km ở bờ biển miền Trung quá dày đặc, cứ khoảng 30-40km lại có một cảng, song, các cảng biển này lại hoạt động không hết công suất. Thực tế này cho thấy sự lãng phí của các dự án đầu tư công rất đáng báo động [5]. DNNN đầu tư kém hiệu quả có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan như: chiến lược kinh doanh, đầu tư sai lầm, quản lý kém, thiếu trách nhiệm… Các DNNN được Nhà nước hỗ trợ thơng qua các chính sách ưu đãi, được ưu tiên tiếp cận vốn tín dụng. Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho DNNN lớn đi vay nợ. Với sự ưu đãi như vậy, một số DNNN lớn đã trở thành lực lượng mạnh chi phối các ngành kinh tế chủ lực. Song Chính phủ chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các DNNN, nhất là đối với việc đầu tư. Nhiều DNNN vay nợ lớn để mở rộng quy mô, đầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực hoạt động ngồi ngành nghề chính, quản lý kém, gây thất thốt, kinh doanh thua lỗ.

Vốn đầu tư công đã được bỏ rất nhiều vào các cơng trình từ nhỏ đến lớn và phân tán khắp nơi nhằm tạo ra nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế trong dài hạn hay cải thiện phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế khơng ít những cơng trình dường như khơng

phát huy hiệu quả hay tiêu tốn một lượng lớn vốn đầu tư. Điều này đã góp phần gây ra tình trạng mất cân bằng kép. Thứ nhất, đầu tư công dẫn đến thâm hụt ngân sách trầm trọng. Hơn thế nữa, do các khoản đầu tư này không tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế nên tạo ra mất cân đối giữa tiền-hàng dẫn đến tình trạng tăng giá chung trong nền kinh tế. Mất cân đối bên trong được thể hiện ở lạm phát và thâm hụt ngân sách cao. Thứ hai, phần lớn nguyên vật liệu và một số dịch vụ của dự án đầu tư công là hàng nhập khẩu. Do vậy, khi đầu tư cao dẫn đến nhập khẩu và thâm hụt thương mại cao. Hơn thế, tình trạng tham nhũng sẽ đẩy giá thành lên cao dẫn đến thâm hụt ngoại thương hay mất cân đối bên ngoài trầm trọng hơn. Đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, tình trạng thất thốt, lãng phí, cơng tác quản lý vốn đầu tư cơng vẫn cịn nhiều bất cập. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tăng trưởng [5].

- Chính sách đầu tư chưa gắn với cơng tác quy hoạch

Chính sách đầu tư chưa quan tâm thỏa đáng đến quy hoạch dẫn đến tình trạng đầu tư thiếu quy hoạch, thiếu đồng bộ. Với kiểu xin cấp phép xây dựng tràn lan như hiện nay thì tỉnh nào cũng có sân bay, cảng biển, khu công nghiệp, khu đô thị, khu kinh tế mở mà hiệu quả thì chưa biết được mà mới chỉ thể hiện trên báo cáo nghiên cứu khả thi. Điều này biểu hiện của việc thiếu chiến lược đầu tư hợp lý theo vùng và sự phát triển có tính cục bộ địa phương.

- Đầu tư cơng chưa chú ý đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực

Vấn đề phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất ở nước ta hiện nay. Lao động là một trong những yếu tố đầu vào đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Việt Nam là một nước có dân số tương đối trẻ, nguồn lao động dồi dào nhưng mức đóng góp của yếu tố lao động vào tốc độ

tăng GDP không cao. Thực trạng lao động hiện nay cho thấy Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ kỹ thuật cao nên nhiều ngành nghề và công việc phải thuê lao động nước ngồi trong khi lao động xuất khẩu đa phần có chun mơn kỹ thuật thấp. Thêm vào đó là tình trạng doanh nghiệp phải đào tạo lại khi nhận sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Trong khi đó, nền giáo dục chậm được cải cách và chưa được đầu tư thích đáng cũng đang là điểm yếu trên con đường phát triển đất nước. Ngân sách giáo dục hiện được phân bổ và quản lý một cách phân tán các địa phương quản lý 74% NSNN chi cho giáo dục hàng năm, các bộ ngành khác 21%, Bộ giáo dục và đào tạo chỉ quản lý 5% [20]. Do đó, đầu tư cơng vào giáo dục, đào tạo cần được quan tâm đúng mức để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển.

- Quản lý và giám sát đầu tư còn yếu kém

Quản lý và giám sát đầu tư cịn yếu kém làm thất thốt vốn đầu tư và chưa đảm bảo chất lượng và hiệu quả cơng trình; phân cấp quyết định và sử dụng vốn đầu tư chưa đi kèm với giám sát, kiểm soát chất lượng và hiệu quả đầu tư. Trong nhiều năm qua, đặc biệt trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (2007-2011), Việt Nam đã liên tục tăng mức bội chi ngân sách và phát hành trái phiếu Chính phủ để phân bổ cho các ngành và địa phương. Tuy nhiên, chưa có đánh giá mang tính định lượng nào về hiệu quả các dự án và cơng trình đã sử dụng nguồn vốn này. Khi phân bổ nguồn vốn đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có đưa ra tiêu chí để phân bổ nhưng chưa có sự đánh giá về kết quả thực hiện một cách cụ thể. Thực tế hiện nay cho thấy chưa có cơ chế trách nhiệm về đầu tư kém hiệu quả [19].

Về phương diện pháp lý, vấn đề quản lý đầu tư cơng hiện nay cịn một số vướng mắc chưa giải quyết được như: chưa có một văn bản luật thống nhất về đầu tư công

làm cơ sở pháp lý triển khai thực hiện và quản lý đầu tư sử dụng vốn Nhà nước khơng nhằm mục đích kinh doanh; các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa xác định rõ yêu cầu quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư công; trong các vấn đề cụ thể các văn bản pháp luật hiện hành cịn có những nội dung chưa rõ, chưa đủ đối với đầu tư công; một số quy định hiện hành chưa đảm bảo sự rõ ràng, chặt chẽ và hiệu quả đối với từng nhiệm vụ cụ thể trong quản lý đầu tư công; thiếu các chế tài cụ thể để đảm bảo chấp hành kỷ cương, kỷ luật trong đầu tư; khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, hiệu quả thấp.

Đầu tư công và quản lý đầu tư công kém hiệu quả, không chỉ khiến hiệu quả đầu tư xã hội bị hạn chế mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực và kéo dài khác, như: tăng sức ép lạm phát trong nước, mất cân đối vĩ mơ trong đó có cân đối ngành, sản phẩm, cán cân xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tích lũy tiêu dùng cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ hội nhập.

Đặc biệt, đầu tư công kém hiệu quả làm tăng gánh nặng và tác động tiêu cực lên tình trạng nợ nần của đất nước, do làm tăng nợ Chính phủ nhất là nợ nước ngoài. Trong những năm qua, thâm hụt NSNN hàng năm là trên 5%, có năm lên đến 8%GDP. So sánh với nhiều nước đang phát triển khác, đây là một mức thâm hụt khá cao. Phần thâm hụt ngân sách dành cho đầu tư phát triển được bù đắp bằng vay nợ. Ngoài chi đầu tư trong cân đối ngân sách, đầu tư cơng cịn được lấy từ vốn vay trong và ngoài nước khác. Các khoản vay này tạo thành nợ cơng của Chính phủ. Như vậy đầu tư cơng là căn ngun làm phát sinh nợ công ở nước ta [3].

Về tổng thể, mơ hình tăng trưởng theo chiều rộng của Việt Nam đã lên đến đỉnh. Nếu không điều chỉnh mà càng thúc đẩy tăng trưởng dựa vào động lực mở rộng quy

mô vốn, giá trị gia tăng thấp, và sự khai thác thái quá tài nguyên, lao động rẻ thì nền kinh tế càng mất khả năng cạnh tranh, thậm chí, càng tăng trưởng, đất nước và người dân càng nghèo đi [13].

3.3.3 Nguyên nhân hạn chế

Ngun nhân của tình trạng trên có thể kể đến như quản lý kém, đầu tư không hợp lý, đầu tư nhiều vào những ngành tư nhân sẵn sàng đầu tư, thiếu đầu tư tương xứng cho những ngành có khả năng lan tỏa, dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đầu tư thiếu tập trung, khơng dứt điểm cho các cơng trình trọng điểm.

Ngồi ra hiệu quả đầu tư cơng thấp cịn chịu ảnh hưởng của cơ chế khép kín, lợi ích cục bộ, phe nhóm, địa phương. Thủ tục hành chính phức tạp nhưng lại lỏng lẻo, thiếu minh bạch, chất lượng quy hoạch và lập dự án thấp, tình trạng khơng hoặc chỉ đấu thầu hình thức, năng lực, trách nhiệm nhà thầu kém, nạn tham nhũng, thiếu kiểm soát và chế tài kịp thời, thiếu vắng Luật đầu tư công.

3.4 Đo lường tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 3.4.1 Mơ hình phân tích 3.4.1 Mơ hình phân tích

Nhằm đo lường tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tác giả thực hiện mơ hình nghiên cứu với giả định là tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng bởi các biến kinh tế vĩ mô như sau: Đầu tư công, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu, nguồn nhân lực và nợ nước ngồi, mơ hình dạng tuyến tính. Mơ hình này theo tác giả là phù hợp với hồn cảnh nghiên cứu về đầu tư công ở Việt Nam vì hệ số tuyến tính giữa biến tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ đầu tư công trên GDP chỉ ở mức 12,3% cho nên mơ hình đa biến là lựa chọn phù hợp hơn. Mặt khác, có thể tìm thấy số liệu thống kê của các biến trong mơ hình trong khi các mơ hình khác rất khó tìm được đủ số liệu thống kê. Mơ hình cụ thể như sau:

Yt = 0 + 1IGt + 2IPt + 3FDIt + 4EXt + 5Lt + 6EDTt + t (1)

Trong đó:

- Biến Y(%) là biến phụ thuộc đại diện cho tăng trưởng kinh tế và các biến độc lập hay biến giải thích sau:

- Biến IG là tỷ số giữa đầu tư công trên GDP, (%); - Biến IP là tỷ số giữa đầu tư tư nhân trên GDP, (%);

- Biến FDI là tỷ lệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP, (%); - Biến EX là tỷ lệ giữa xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên GDP, (%);

- Biến L là chỉ tiêu đại diện cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực (%), là tỷ số giữa số sinh viên tốt nghiệp đại học cao đẳng trên tổng số lao động.

- Biến EDT là tỷ số giữa tổng nợ nước ngoài trên GDP, (%).

Từ lý thuyết tăng trưởng ở Chương 1, cho thấy các nhà kinh tế học đều kết luận rằng có mối tương quan giữa tỷ lệ đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế và họ đều thừa nhận rằng đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế, muốn có tăng trưởng kinh tế thì phải có đầu tư, do đó nghiên cứu kỳ vọng

đầu tư cơng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu mong đợi 1 > 0;

tương tự tỷ lệ đầu tư tư nhân trên GDP dự kiến sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế nên nghiên cứu mong đợi 2 > 0; tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP bổ sung nguồn lực bên ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mong đợi một tác động tích cực đến tăng trưởng, vì vậy kỳ vọng 3 > 0; nền kinh tế Việt Nam hiện đã và đang hòa nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tốc độ xuất khẩu tăng nhanh, nghiên cứu kỳ vọng 4 > 0; nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, do đó, nghiên cứu kỳ vọng 5 > 0; khi nợ nước ngoài của Việt Nam hiện

nay chưa vượt ngưỡng an toàn (theo kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Dũng (2011) khi nghiên cứu về nợ nước ngoài ở Việt Nam) nên kỳ vọng nợ nước ngồi tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu kỳ vọng 6 > 0.

Mơ hình trên được sử dụng nhằm mục đích tìm hiểu liệu có hay khơng mối quan hệ trong dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và các yếu tố đầu vào nêu trên. Khả năng xảy ra mối quan hệ trong dài hạn được kiểm định bằng kỹ thuật đồng liên kết.

3.4.2 Kết quả thực nghiệm

3.4.2.1 Các phân tích và kiểm định ban đầu a. Phân tích ma trận hệ số tương quan

Từ kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan cho thấy các cặp hệ số tương quan giữa các biến giải thích trong mơ hình có giá trị <0.9, nên sự kết hợp giải thích giữa các biến trong mơ hình là phù hợp và đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 52)