Tăng trưởng vốn đầu tư theo nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 34)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ GSO[18]

Xét về tốc độ tăng trưởng, trong hơn thập niên trở lại đây, vốn đầu tư cơng có xu hướng tăng trưởng thấp hơn so với khu vực kinh tế ngồi Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trừ năm 2009 và 2010 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới. Trong thời kỳ 2001-2011, tổng vốn đầu tư cơng tăng bình qn 7,6% (theo giá so sánh năm 1994), thấp hơn tốc độ tăng vốn đầu tư

khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (15,7%/năm) và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (17,4%/năm).

- Cơ cấu vốn đầu tư công

Theo nguồn vốn đầu tư công, cơ cấu vốn đầu tư công bao gồm vốn từ NSNN, vốn vay và vốn DNNN. Tỷ trọng vốn ngân sách tăng liên tục từ năm 1998 đến năm 2009, nhưng có xu hướng giảm do chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư công từ năm 2009 đến nay.

Hình 3.3: Cơ cấu vốn đầu tư cơng theo nguồn vốn đầu tư

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ GSO [18]

Vốn DNNN chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư cơng, có xu hướng giảm trong giai đoạn 2001-2005, tăng lên trong hai năm 2006, 2007, nhưng hiện nay có xu hướng

động chưa cao, thiếu cơ chế quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, một số doanh nghiệp thậm chí thua lỗ, vay nợ trong và ngoài nước lớn.

Vốn vay bao gồm vay trong nước (trái phiếu Chính phủ) và vay ngồi nước. Tỷ trọng vốn vay trong tổng đầu tư cơng đang có xu hướng gia tăng từ năm 2009 đến nay đã làm nợ cơng của Việt Nam gia tăng. Tính đến hết năm 2010 nợ công của Việt Nam đã lên đến 56,7% GDP, trong đó nợ nước ngồi chiếm 44,5% GDP [7].

Cơ cấu vốn đầu tư công theo ngành, trong những năm qua, cơ cấu vốn đầu tư cơng

theo ngành, lĩnh vực đã có sự chuyển dịch làm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng CNH-HĐH.

Vốn đầu tư công cho ngành nông, lâm và thủy sản thời kỳ 2001-2011 tăng trưởng bình qn 1,7 %/năm. Đây là ngành có mức tăng trưởng đầu tư công thấp nhất trong tất cả các ngành. Tỷ trọng vốn đầu tư công cho nông lâm nghiệp và thủy sản lại có xu hướng giảm, từ 12,2% thời kỳ 1995-2000 xuống 7,9% thời kỳ 2001-2005 và 7,0% thời kỳ 2006-2011. Trong 10 năm qua, đầu tư công đã tập trung vào các ngành bao gồm: khai thác dầu khí, sản xuất điện và khí đốt, khai thác than, bất động sản và kinh doanh bất động sản, sản xuất xi măng, quản lý Nhà nước, giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, cung cấp nước và dịch vụ viễn thông, xây dựng dân dụng, văn hóa thể thao, thương mại, khách sạn, các dịch vụ khác phục vụ nơng nghiệp, sản xuất phân hóa học. Trong khi đó, các ngành cơng nghiệp chế biến, nhất là các ngành công nghệ cao, các ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, giáo dục, đào tạo, dịch vụ y tế và bảo trợ xã hội đã không thuộc vào nhóm ngành được đầu tư nhiều.

Hình 3.4: Cơ cấu vốn đầu tư công theo ngành kinh tế

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ GSO[18]

- Phân cấp đầu tư công

Vốn đầu tư công được phân bổ theo hai cấp ngân sách là ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Cơ cấu vốn đầu tư cơng theo cấp quản lý ít có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2001-2011. Vốn đầu tư công do Trung ương quản lý chiếm 43% năm 2001 tăng lên 50% năm 2002 và gần như giữ ổn định cho đến nay. Trước năm 2003 tất cả các dự án được quyết định ở cấp Trung ương, tuy nhiên từ năm 2003 quyết định dự án đầu tư được phân cấp theo tính chất của dự án và từ năm 2006 phần lớn các dự án được phân cấp cho ngành và địa phương. Điều này làm cho đầu tư chồng chéo, trùng lắp ở các vùng vốn có điều kiện thuận lợi, trong khi các vùng khó khăn

lại ít được đầu tư. Phân cấp đầu tư đã làm phát sinh nhiều dự án cơ sở hạ tầng có tính manh mún và không hiệu quả, đặc biệt là các khu công nghiệp, khu kinh tế, cảng biển, sân bay. Mỗi tỉnh thường hành động một cách riêng rẻ để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng không đem lại hiệu quả tối ưu hoặc thậm chí trở nên vơ ích [7].

3.2.2 Hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011

Để đo lường hiệu quả đầu tư các nhà kinh tế học thường sử dụng hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio) để đánh giá. ICOR xác định mối quan hệ giữa vốn-tư bản và đầu ra-GDP. Có nhiều cách để tính tốn hệ số ICOR, nếu tiếp cận theo hiệu quả sử dụng vốn thì ICOR là tỷ số giữa tỷ lệ đầu tư trên GDP so với tốc độ tăng trưởng GDP. Theo khuyến cáo của WB, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hệ số ICOR toàn xã hội của Việt Nam tăng rất nhanh, giai đoạn 1995-2000 ICOR bình quân là 4,75, giai đoạn 2001-2005 tăng lên 5,15 và giai đoạn 2006-2011 đã tăng lên 6,20. Hệ số ICOR tăng nhanh đồng nghĩa với đầu tư không hiệu quả và tăng trưởng kinh tế không bền vững. Trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào vốn đầu tư. Phần đóng góp vào tăng trưởng GDP của yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng 76,8%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 15,6%, cịn yếu tố khoa học cơng nghệ chỉ đóng góp khoảng 7,5%. Điều đó nói lên vì sao để tạo được 1 đơn vị tăng trưởng GDP, Việt Nam lại cần phải đầu tư nhiều hơn so với các nước khác trong khu vực. Một nền kinh tế tăng trưởng dựa vào tăng số lượng thì chất lượng tăng trưởng sẽ thấp và tăng trưởng kém bền vững [8].

Bảng 3.2: Tăng trưởng kinh tế và ICOR các thành phần kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1995-2011. Năm Tăng trưởng GDP (%) ICOR vốn đầu tư toàn

xã hội

ICOR khu vực

công

ICOR

khu vực tư ICOR khu vực có vốn đầu tư nước ngồi 1995 9,5% 3,31 3,47 1,19 10,19 1996 9,3% 3,44 3,89 2,09 7,92 1997 8,2% 4,22 4,38 4,50 4,89 1998 5,8% 5,63 8,06 10,54 3,47 1999 4,8% 6,87 19,11 9,82 2,50 2000 6,8% 5,02 6,78 3,26 4,00 2001 6,9% 5,12 7,41 3,00 6,08 2002 7,1% 5,27 7,85 2,83 6,42 2003 7,3% 5,31 6,92 4,08 4,06 2004 7,8% 5,22 6,45 4,84 3,30 2005 8,4% 4,84 6,83 4,13 2,88 2006 8,2% 5,05 8,24 4,10 2,79 2007 8,5% 5,50 8,17 4,15 4,83 2008 6,4% 6,53 9,08 4,25 8,88 2009 5,3% 8,04 12,38 4,77 12,38 2010 6,8% 6,18 10,26 3,92 7,18 2011 5,9% 5,88 9,16 3,71 7,49

Nguồn: Tác giả tính tốn từ GSO [18]

Nếu so sánh hệ số ICOR giữa ba khu vực kinh tế thì giai đoạn từ năm 2001 cho đến nay ICOR khu vực công luôn cao hơn so với khu vực tư và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Điều này cho thấy đầu tư cơng thời gian qua kém hiệu quả. Năm 2011, hệ số ICOR của khu vực cơng là 9,16 lần trong đó có đầu tư cơng và đầu tư của DNNN, cao hơn nhiều so với con số 3,71 lần của khu vực tư. Hệ số ICOR của tổng

vốn đầu tư tồn xã hội cũng như ICOR khu vực cơng ở mức cao có phần vì đầu tư cơng cho kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội lớn, tác động đến tăng trưởng GDP có độ trễ. Thêm vào đó, Việt Nam mới bước vào giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp hóa và phát triển. Vì vậy, xu hướng tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng dựa vào số lượng vốn đầu tư và khai thác các ngành có lợi thế về tài nguyên và lao động có trình độ thấp, giá rẻ là điều tất yếu.

Hình 3.5: So sánh hệ số ICOR của các thành phần kinh tế

Nguồn: Tác giả tính tốn từ GSO [18]

Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư phát triển kinh tế, ICOR tăng nhanh lại là điều đáng lo ngại của mọi nền kinh tế. Vì vậy, để đạt được hệ số ICOR =3 (theo khuyến nghị của WB) thì trong tương lai Việt Nam phải nâng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn giữ hoặc giảm được tỷ lệ đầu tư trên GDP. Nhưng làm sao để đồng vốn đầu tư của Nhà nước nói chung và đầu tư của từng doanh nghiệp nói riêng đạt

hiệu quả cao nhất, là một câu hỏi không phải dễ giải trong một sớm, một chiều. Do đó, Việt Nam cần có những chiến lược đầu tư thích hợp để cải thiện hệ số ICOR trong thời gian tới.

3.3 Đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2011 giai đoạn 2001-2011

3.3.1 Kết quả đạt được

- Tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế

Sau thời kỳ đổi mới Việt Nam luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao, trung bình đạt 7,6% giai đoạn 1991-2000, và 7,1% giai đoạn 2001-2011. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2008 đạt 6,23%, năm 2009 đạt 5,32%, Việt Nam vẫn được xếp vào hàng các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Theo kết quả của mơ hình định lượng ở trên nhằm đánh giá tác động của các nhân tố vĩ mô được chọn đến tăng trưởng kinh tế, thì nhân tố đầu tư cơng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, khi tỷ lệ đầu tư công trên GDP tăng 1% thì tăng trưởng kinh tế sẽ tăng 0.263668 điểm phần trăm.

- Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng CNH-HĐH là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng (gọi chung là công nghiệp) và thương mại – dịch vụ (gọi chung là dịch vụ), đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nơng nghiệp). Cùng với q trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo

hướng CNH-HĐH của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các lực lượng lao động xã hội…

Bảng 3.3: Cơ cấu GDP và cơ cấu vốn đầu tư công theo ngành

Đvt: %

Cơ cấu GDP Cơ cấu vốn đầu tư công

1995 2000 2005 2010 1995 2000 2005 2010

Nền kinh tế 100 100 100 100 100 100 100 100 Khu vực I:

Nông lâm nghiệp và thủy sản 27,2 24,5 21,0 20,6 11,5 12,2 7,1 5,9 Khu vực II:

Công nghiệp và xây dựng 28,8 36,7 41,5 41,6 33,0 39,9 35,6 36,6 Khu vực III:

Dịch vụ 44,1 38,7 37,5 37,8 55,5 47,9 57,3 57,5

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ GSO[18]. Về cơ cấu ngành kinh tế, cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP,

cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Đó là tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống còn 20,6% năm 2010. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%; năm 2005: 41% và đến năm 2010 tăng lên 41,6%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 1990 là 38,6%; năm 2005: 38,1%; năm 2010 là khoảng 37,8%.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng CNH-HĐH. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi.

Về cơ cấu vùng kinh tế, trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành tựu

quan trọng, đóng góp vào q trình phát triển kinh tế. Trên bình diện quốc gia, đã hình thành 6 vùng kinh tế: vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sơng

Hồng, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, có 3 vùng kinh tế trọng điểm là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước.

Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng các khu cơng nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hố trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng vùng. Điều này tạo thuận lợi cho phát triển cơng nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu.

Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội nhập vào kinh tế toàn cầu, thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu/GDP ngày càng tăng, nghĩa là hệ số mở cửa

ngày càng lớn, từ 36% năm 1990 lên 55% năm 2000, và đến năm 2011 là khoảng 80% với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 105,2 tỷ USD.

Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau 25 năm đổi mới là một trong những nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất đưa đến các kết quả, thành tựu tăng trưởng kinh tế khả quan, tạo ra những tiền đề vật chất trực tiếp để giữ được các cân đối vĩ mơ của nền kinh tế, góp phần bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế – xã hội theo hướng bền vững.

- Tác động đối với phát triển khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ thể hiện vai trị vơ cùng quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì vậy mà trong những năm qua Việt Nam đã rất chú trọng đến vấn đề phát triển năng lực công nghệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh. Đầu tư công cho Khoa học công nghệ ở Việt Nam tính trung bình khoảng 0,5% GDP. Hiện nay, ở Việt Nam có 2 khu

cơng nghệ cao đa chức năng, quy mô lớn là khu cơng nghệ cao Láng Hịa Lạc và khu cơng nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh và khoảng 10 khu cơng viên phần mềm: Quang Trung, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Hải Phòng, Hà Nội…).

- Tác động gián tiếp giải quyết các vấn đề xã hội

Bảng 3.4: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng

Đvt: % Năm 2004 2006 2008 2010 2011 Cả nước 18,1 15,5 13,4 14,2 12,6 Phân theo thành thị- nông thôn Thành thị 8,6 7,7 6,7 6,9 5,1 Nông thôn 21,2 18,0 16,1 17,4 15,9 Phân theo vùng lãnh thổ Đồng bằng sông Hồng 12,9 10,0 8,6 8,3 7,1 Trung du miền núi phía

Bắc 34,7 27,5 25,1 29,4 26,7 Bắc Trung bộ và Duyên

hải miền Trung 25,4 22,2 19,2 20,4 18,5 Tây nguyên 29,2 24,0 21,0 22,2 20,3 Đông Nam bộ 6,1 3,1 2,5 2,3 1,7 Đồng bằng sông Cửu Long 15,3 13,0 11,4 12,6 11,6

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ GSO[18]

Do những thành tựu trong tăng trưởng kinh tế đã góp phần giúp Việt Nam thực hiện cơng tác xóa đói giảm nghèo tốt hơn. Thành quả xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, góp phần ổn định chính trị, thu hút vốn đầu tư nước ngồi, tăng trưởng kinh tế đất nước, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm nhanh từ 18,1% năm 2004

xuống còn 12,6% năm 2011. Cơ sở hạ tầng của các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn từng bước được xây dựng làm cho bộ mặt các xã nghèo được cải thiện đáng kể nhất là trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, giao thông, nước sạch và vệ sinh môi trường. Chất lượng cuộc sống người dân ở các xã nghèo được nâng lên một bước. Năm 2011, Chính phủ đã phân bổ 2.740 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 550 tỷ đồng vốn sự nghiệp cho 62 huyện nghèo trên cả nước.

Bảng 3.5: Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2001-2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 34)