Sự thâm nhập và phát triển của sở hữu nước ngoài trong ngành ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU

3.1. Sự thâm nhập và phát triển của sở hữu nước ngoài trong ngành ngân

hàngViệt Nam

Hiện nay có năm hình thức để các nhà đầu tư nước ngồi có thể tham gia vào thị trường ngành ngân hàng của Việt Nam, bao gồm:Chi nhánh ngân hàng nước ngồi, văn phịng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và cuối cùng là nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam để trở thành cổ đơng nước ngồi của ngân hàng này.

Tính đến thời điểm 31/12/2016, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước,Việt Nam có 2 ngân hàng liên doanh, 8 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (chi tiết xem phụ lục 1).

Có thể chia thành ba giai đoạn thâm nhập của sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam như sau:

* Giai đọan những năm 1990

Trong những năm đầu thập niên 90, khi mà hệ thống ngân hàng Việt Nam được phân thành hai cấp, các ngân hàng nước ngồi bắt đầu có mặt ở Việt Nam dưới các hình thức ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngồi và văn phịng đại diện.

Giai đoạn này, các NHTM Nhà nước bắt đầu liên doanh với các ngân hàng nước ngoài như: Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và Nga. Ngồi ra hình thức thành lập chi

thâm nhập của các tổ chức tín dụng nước ngồi bắt đầu diễn ra mạnh mẽ, đến năm 1997 thì lắng xuống cho đến cuối thập niên.

Bên cạnh đó, năm 1993, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 228/QĐ-NH5, theo đó các cổ đơng nước ngồi được tham gia góp vốn cổ phần vào NHTMCP trong nước với mức góp tối đa của tất cả các cổ đơng nước ngồi là 30% vốn điều lệ của ngân hàng. Quy định này cho thấy các rào cản đã được nới lỏng phần nào để đáp ứng yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

* Giai đoạn những năm 2000

Hiệp định thương mại song phương với Mỹ năm 2001 và việc trở thành thành viên của WTO vào năm 2007 đã nâng Việt Nam lên một tầm cao mới trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, các tổ chức tín dụng nước ngồi cũng đã tranh thủ thời cơ này để thâm nhập vào thị trường ngân hàng Việt Nam. Từ năm 2005 cho đến cuối thập niên, Việt Nam tiếp tục chứng kiến một làn sóng thâm nhập mạnh mẽ của các tổ chức tín dụng nước ngồi, nhiều văn phịng dại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đã được cấp phép thành lập trong thời gian này.

Ở giai đoạn này, ngân hàng đóng vai trị là kênh tài chính chính cho nền kinh tế tuy nhiên đến năm 2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra ở Mỹ cũng đã ít nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam làm cho thị trường tín dụng đứng trước nguy cơ rất cao. Vì vậy để chuẩn bị cho áp lực cạnh tranh cũng như hồi phục ngành cơng nghiệp dễ bị tổn thương này chính phủ đã ban hành nhiều quy định quan trọng, trong đó có quy định về việc nâng vốn điều lệ của các NHTMCP lên 1.000 tỷ đồng vào năm 2008 và lên 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Gia tăng vốn trong ngành ngân hàng trở thành một nhu cầu cấp thiết. Bên cạnh việc kêu gọi các nhà đầu tư trong nước tham gia góp vốn thì các chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài cũng được các ngân hàng chú trọng.

Cũng trong giai đoạn này, một hình thức thâm nhập mới xuất hiện đó là thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Nếu như mua lại cổ phần được xem là một hình thức

tiếp cận và tìm hiểu thị trường ngân hàng Việt Nam thì thành lập các ngân hàng 100% vốn đồng nghĩa với việc các ngân hàng nước ngoài quyết định chinh phục thị trường Việt bằng những sản phẩm cụ thể. Chỉ riêng năm 2008, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cấp phép thành lập cho 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoàinhư HSBC, Standard Chartered, ANZ hay các ngân hàng trong khu vực châu Á như Hong Leong (Malaysia) và Shinhan (Hàn Quốc).

* Giai đoạn từ năm 2010 trở về sau

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt Đề án 254 với mục đích tái cấu trúc ngành ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng đã thực hiện tái cơ cấu thông qua việc sáp nhập hoặc nhận vốn đầu tư nước ngoài. Trong năm 2011, 2012 mặc dù số lượng không nhiều nhưng giá trị của các thương vụ M&A giữa ngân hàng trong nước với các tổ chức tín dụng nước ngồi chính là điểm nổi bật của giai đoạn này. Trong đó có thể kể đến là việc Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ trở thành cổ đông chiến lược của CTG để sở hữu 20% cổ phần với trị giá 743 triệu USD; thương vụ Mizuho mua lại 15% cổ phần trị giá 567,3 triệu USD của VCB.

Sự ra đời của nghị định 01/2014/NĐ-CP về việc “Nhà đầu tư nước ngồi mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam” cho thấy Chính phủ đang có những bước tiến trong việc xem xét, nới rộng tỷ lệ giới hạn sở hữu nước ngoài ở một số trường hợp, tạo cơ hội cho nhà đầu tư nước ngồi gia tăng quyền hạn trong q trình thâm nhập vào lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.

Năm 2016, Việt Nam chứng kiến sự ra đời của 3 ngân hàng 100% vốn nước ngồi đó là: VID Public (24/3/2016), CIMB Việt Nam (31/8/2016) và Woori Việt Nam (31/10/2016). Thêm vào đó, cịn nhiều ngân hàng nước ngoài khác cũng đã được cấp phép hoạt động dưới dạng chi nhánh, văn phòng đại diện trong giai đoạn này.

nâng cao khả năng cạnh tranh. Việc có được các cổ đơng chiến lược nước ngồi phù hợp với định hướng được xem là yếu tố để các ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa cơng nghệ cũng như phát triển sản phẩm dịch vụ, đào tạo nhân sự và quản trị điều hành tốt hơn hướng đến chuẩn mực quốc tế. Vì vậy bài luận văn sẽ đi sâu vào nghiên cứu tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam trong trường hợp các cổ đơng nước ngồi tham gia góp vốn mua cổ phần của các ngân hàng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)