CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU
3.3. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam gia
giai đoạn từ 2008 – 2016
3.3.1. Khái quát chung về hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2008 - 2016
Về số lượng
Vào đầu những năm 1990, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam được phân thành hai cấp, số lượng các ngân hàng thành lập ngày càng gia tăng chủ yếu là các ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Sau khi gia nhập WTO, các cam kết về việc cho phép ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập ở Việt Nam vào năm 2008 đã góp phần làm cho hệ thống ngân hàng đa dạng thêm về loại hình sở hữu.
Bảng 3.2: Số lượng ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016 Năm Loại hình 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 NHTMNN 5 5 5 5 5 5 5 7 4 NHTMCP 39 39 39 37 34 33 33 28 31 Chi nhánh NHNNg 43 47 49 49 49 53 47 50 51 NH Liên doanh 5 5 5 4 4 4 4 3 2 NH 100% nước ngoài 5 5 5 5 5 5 5 5 6
Như vậy hệ thống các ngân hàng Việt Nam đã không chỉ gia tăng hơn về mặt số lượng mà cịn đa dạng hơn về hình thức sở hữu. Riêng về số lượng NHTMCP có phần sụt giảm kể từ năm 2011 đến nay là nằm trong chương trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng theo đề án 254 của Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015 nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Về tổng tài sản
Quy mô tài sản ngành ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2016 đã gia tăng đáng kể. Theo số liệu thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng tài sản khu vực ngân hàng tăng hơn gấp hai lần từ năm 2007 đến năm 2010, tăng từ 1.097 nghìn tỷ VND lên 2.690 nghìn tỷ VND. Và con số này tính đến thời điểm 31/12/2016 đã đạt 8.503 nghìn tỷ VND, tăng hơn gấp 8 lần so với năm 2007.
Dựa theo bảng thống kê một số chỉ tiêu cơ bản vào 31/12/2016 của ngân hàng Nhà nước (chi tiết xem phụ lục 2) cho thấy, tính đến cuối năm 2016 tổng tài sản của các tổ chức tín dụng đạt 8.503 nghìn tỷ VND, tăng 16.18% so với cuối năm 2015, trong đó: tổng tài sản của nhóm NHTMCP và NHTMNN tăng cùng tốc độ 16.89%; ngân hàng liên doanh và nước ngoài tăng 9.63%.
Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng tổng tài sản của một số NHTMCP Việt Nam từ 2007 đến 2016
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả
Như vậy, trong giai đoạn nghiên cứu từ 2007 đến 2016, đa số các NHTMCP đều có sự tăng trưởng tổng tài sản qua từng năm. Tuy nhiên vẫn có một số ngân hàng như ACB, EIB, MSB, TCB, VIB … có sự sụt giảm tổng tài sản khoảng từ năm 2011, 2012 sau đó cũng tăng trưởng trở lại cho đến năm 2016. Điều này có thể được giải thích bởi sự
Tổng tài sản (Đvt: tỷ VND) 2016 2015 2014 2013 2012 2011 2010 2009 2008 2007
biến động của nền kinh tế, các quy định quản lý điều hành của Nhà nước trong từng thời kỳ cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Biểu đồ 3.1 cho thấy, tính đến năm 2016, ba ngân hàng có quy mơ tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống các NHTMCP Việt Nam lần lượt là BID, CTG và VCB, đây cũng chính là ba ngân hàng có nguồn gốc xuất phát từ sở hữu Nhà nước.
Vào đầu năm 2017, tạp chí tài chính ngân hàng khu vực châu Á – The Asian Banker vừa công bố bảng tổng kết xếp loại các ngân hàng mạnh nhất của Châu Á Thái Bình Dương năm 2016. Trong Top 500 ngân hàng mạnh nhất Châu Á có 17 ngân hàng Việt Nam. VCB được đánh giá cao nhất trong các ngân hàng Việt Nam về chất lượng tài sản, sự tăng trưởng tín dụng, huy động, lợi nhuận, kiểm soát rủi ro … tuy nhiên vẫn chỉ xếp ở thứ hạng 62 trong khu vực. Điều này cho thấy mặc dù đã tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên so với các ngân hàng trong khu vực thì quy mơ cũng như chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa.
Về vốn chủ sở hữu
Năm 2007 khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, các NHTM trong nước đã đua nhau tăng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo năng lực tài chính, giữ thị phần trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành. Bên cạnh đó, vốn điều lệ - một thành phần chủ yếu của vốn chủ sở hữu đã tăng nhanh theo nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ ban hành nhằm quy định mức vốn pháp định đối với các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Hệ quả là, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chứng kiến một làn sóng mua lại cổ phần của các định chế tài chính lớn nước ngồi để trở thành cổ đông chiến lược của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 – 2011. Mặc dù từ cuối năm 2008 đến 2011 việc gia tăng vốn chủ sở hữu gặp khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này vẫn khá cao (trên 20%).
Biểu đồ 3.2: Tăng trưởng vốn chủ sở hữu các NHTMCP giai đoạn 2007 – 2016
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả
Vốn chủ sở hữu các ngân hàng đã gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn từ 2007 – 2016. Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu các ngân hàng luôn ở mức cao từ năm 2007 đến 2011. Theo đó, biểu đồ 3.2 cho thấy vốn chủ sở hữu đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất vào năm 2011 với 31,7%, sau đó tốc độ này sụt giảm mạnh vào năm 2012 chỉ còn 13,5%, năm 2013 tăng nhẹ so với 2012, đến năm 2014 đạt tốc độ thấp nhất ở 2,7% và đã tiếp tục gia tăng trở lại cho đến năm 2016 thì tốc độ tăng trưởng đạt mức 7,5%.
Biểu đồ 3.3: Vốn chủ sở hữu của các NHTMCP giai đoạn 2007 – 2016
Biểu đồ 3.3 cho thấy, tính đến năm 2016 thì các ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao nhất lần lượt là các ngân hàng có nguồn gốc từ sở hữu Nhà nước như CTG, VCB và BID; tiếp đến là nhóm các NHTM lớn với mức vốn chủ sở hữu từ 30.000 – 50.000 tỷ VND như STB, MBB, TCB, EIB, ACB,… và nhóm các NHTM nhỏ có quy mơ dưới 10.000 tỷ như KLB, NCB, PGB, NAB…
Có thể nói vốn chủ sở hữu là một thành phần vốn vô cùng quan trọng trong nguồn vốn hoạt động của các NHTM. Mặc dù vấn đề tăng trưởng về quy mô vốn chủ sở hữu là tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng nhưng sự gia tăng này sẽ gây áp lực đối với các ngân hàng phải đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý cho cổ đơng. Khi đó, con đường mà các NHTM Việt Nam thường hướng đến là tăng trưởng tín dụng và hệ quả của việc tăng trưởng nóng cho vay sẽ dẫn đến rủi ro nợ xấu cao, làm cho chất lượng tài sản suy giảm và cuối cùng là ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng bên cạnh việc xây dựng kế hoạch gia tăng vốn chủ sở hữu cũng cần có chính sách cân đối trong hoạt động kinh doanh và phân phối lợi nhuận của mình sao cho hợp lý, sao cho có thể phát huy được tối đa vai trị của vốn chủ sở hữu gia tăng.
Về tín dụng và huy động
Có thể nói năm 2007 là năm đỉnh điểm của ngành ngân hàng Việt Nam cho cả hai khu vực tín dụng và huy động, tỷ lệ tăng trưởng đạt 53,9% đối với tín dụng và 51,5% đối với huy động. Từ năm 2007 đến 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam gấp hơn 4 lần tốc độ tăng trưởng GDP hay nói cách khác tín dụng đã tăng trưởng q nóng trong giai đoạn này.
Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP giai đoạn 2007 - 2016 Năm Tốc độ (%) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tăng trưởng tín dụng 53,9 25,4 39,6 32,4 14,4 8,9 12,5 14,2 17,3 18,3 Tăng trưởng GDP 8,48 6,18 5,32 6,78 5,89 5,25 5,42 5,98 6,68 6,21
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Thống kê
Kể từ 2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã giảm đáng kể chỉ cịn 8,9%, đến năm 2013 thì có xu hướng tăng trở lại ở mức độ vừa phải 12,5% và tăng dần lên trong năm 2014, 2015 với tốc độ lần lượt là 14,2% và 17,3% cho đến 2016 tốc độ này đạt 18,3%.
Biểu đồ 3.4: Tổng huy động và tín dụng giai đoạn 2012 – 2016
Biểu đồ 3.5: Tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng giai đoạn 2012 - 2016
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Biểu đồ 3.4 và 3.5 cho thấy quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng tổng huy động và tín dụng trong giai đoạn 2012 – 2016. Nhìn chung cả tín dụng và huy động đều gia tăng qua các năm và khơng có biến động quá lớn trong giai đoạn này về mặt quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng. Về tín dụng, tính đến cuối năm 2016 dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 5.505 nghìn tỷ VND tăng 18,25% so với năm 2015, như vậy khu vực tín dụng đã đạt mục tiêu tăng trưởng từ 18 – 20% mà Ngân hàng Nhà nước đề ra trước đó. Về huy động, tính đến cuối năm 2016, tổng huy động đạt 7.126 nghìn tỷ VND tăng 18.38% so với năm 2015, cho thấy việc đầu tư vào tiền gửi ngân hàng vẫn thu hút, an tồn và góp phần duy trì thanh khoản ổn định cho hệ thống các tổ chức tín dụng.
3.3.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016
Thứ nhất, tỷ lệ ROA và ROE
Tỷ lệ ROA, ROE trung bình của các NHTMCP Việt Nam có xu hướng giảm trong giai đoạn nghiên cứu 2008 - 2016. Năm 2008, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu cùng với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán đã làm cho hệ thống ngân hàng gặp khơng ít khó khăn. Trước tình hình đó, năm 2009 NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng trong đó bao gồm các hoạt động thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để vực dậy nền kinh tế. Bên cạnh hoạt động tín dụng, các dịch vụ khác như chuyển tiền, thanh tốn … cũng gia tăng đã góp phần làm cho tỷ lệ ROA, ROE trung bình của các ngân hàng gia tăng, lần lượt đạt 1.6% và 15.0% trong năm 2009. LPB có tỷ lệ ROA cao nhất đạt 4.4%, còn ROE cao nhất là VCB với 28.7% trong năm này. Các năm sau đó, ROE tăng nhẹ, đạt đỉnh vào năm 2010 với 16,8% và bắt đầu đi xuống kể từ năm 2011, cịn ROA có xu hướng giảm ngay từ năm 2010. Đây có thể là hệ quả của áp lực tăng vốn nhanh chóng theo nghị định 141 của Chính phủ khiến các ngân hàng chưa có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm do nền kinh tế vẫn chưa thật sự hồi phục, lãi suất cho vay cao khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận, thị trường chứng khốn sụt giảm …cũng đã gây ra tác độngtiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Giai đoạn từ 2008 đến 2011, đa số các NHTMCP đều có ROA và ROE cao hơn so với toàn giai đoạn. Nhưng đến năm 2012, các ngân hàng này ngoại trừ MBB, CTG và VCB đều gặp khó khăn. Năm 2012, mức độ trì trệ của nền kinh tế ngày càng thể hiện rõ nét hơn, hàng chục nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, hàng trăm nghìn tỷ đồng có nguy cơ bị mất trắng khi thị trường bất động sản đóng băng … Điều này đã góp phần giải thích cho sự sụt giảm mạnh rõ rệt tỷ lệ ROA và ROE trung bình của các NHTMCP trong năm này, xuống còn 0,9% và 8,7%.
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ ROA, ROE trung bình các NHTMCP giai đoạn 2008 - 2016
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả
Giai đoạn từ 2013 - 2015, mặc dù nền kinh tế nước ta đã dần hồi phục tuy nhiên ảnh hưởng từ những khó khăn của giai đoạn trước đó đi kèm với chất lượng tín dụng giảm do hậu quả của việc tăng trưởng nóng trước đây đã làm cho tỷ lệ ROA và ROE trung bình duy trì ở mức thấp hơn giai đoạn trước đó. Tuy tỷ suất sinh lợi của khu vực ngân hàng thể hiện ở tỷ lệ ROA và ROE không cao nhưng cho thấy một sự ổn định, tỷ lệ ROE trung bình của 24 ngân hàng giai đoạn 2013 - 2015 dao động từ 6,1% đến 6,5%; cịn tỷ lệ ROA trung bình trong hai năm 2013, 2014 là 0,6% và giảm nhẹ trong năm 2015 về mức 0,5%. Đến năm 2016, có thể nói hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đã có phần được cải thiện hơn thể hiện qua sự gia tăng tỷ lệ ROE và ROA lên lần lượt là 7.4% và 0.6%.
Mặc dù hai tỷ số về tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng là ROA và ROE duy trì ở mức thấp trong những năm sau này tuy nhiên lợi nhuận của ngân hàng cũng đã gia tăng cùng với sự gia tăng quy mô của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu (biểu đồ 3.7).
Biểu đồ 3.7: Lợi nhuận sau thuế, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản trung bình của các NHTMCP giai đoạn 2008 – 2016
Thứ hai, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM
Theo tính tốn của tác giả, NIM trung bình của 24 NHTMCP trong giai đoạn 2008 – 2016 có xu hướng gia tăng từ năm 2008, đạt đỉnh vào năm 2011 và sau đó có xu hướng giảm xuống đến năm 2016 (Biểu đồ 3.8). Cụ thể, NIM trung bình năm 2008 của các ngân hàng ở mức 3,0% đến năm 2011 đạt mức cao nhất là 4,0% và trở về mức 3,0% vào 2016. Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế vào năm 2011, khi mà lạm phát ở mức rất cao khoảng 20%, lãi suất cho vay lên đến 25%, lãi suất liên ngân hàng có thời điểm lên đến 35%, hệ thống ngân hàng rơi vào nguy cơ mất thanh khoản. Từ 2011-2012, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động và theo đó lãi suất cho vay cũng tăng lên không ngừng, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động lớn điều này góp phần giải thích cho sự gia tăng đột biến hệ số NIM của các ngân hàng trong giai đoạn này. Từ năm 2013 trở đi, khi nền kinh tế dần ổn định hơn, mặt bằng lãi suất giảm xuống thì NIM trung bình của các ngân hàng cũng trở về mức vừa phải vào khoảng 3%.
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM trung bình của các NHTMCP giai đoạn 2008 – 2016 (Đvt: %)
Ngồi ra, có thể thấy rằng ngân hàng có hệ số NIM cao hơn thông thường là những ngân hàng có thế mạnh trong phân khúc bán lẻ, bao gồm VPB, TCB, STB và ACB. Trong đó, nổi bật hơn cả là VPB với hệ số NIM trung bình từ năm 2008 – 2016 khá cao, đạt 4.40% và NIM năm 2016 của ngân hàng này là 7.67%. Các NHTMCP nhỏ như LPB, KLB … thường có hệ số NIM cao hơn nhưng cũng kém ổn định hơn. Cần lưu ý rằng NIM mặc dù là một hệ số xác định tính hiệu quả hoạt động tốt nhưng vẫn chưa phản ánh đầy đủ tính sinh lời của các ngân hàng bởi vì NIM khơng tính đến phí dịch vụ cũng như những thu nhập ngoài lãi khác và chi phí hoạt động như chi phí trả lương nhânviên, khấu hao tài sản cố định, chi phí dự phịng rủi ro …
Thứ ba, thu nhập ngoài lãi
Đa số các ngân hàng Việt Nam, thu nhập lãi thuần vẫn là nguồn thu nhập chính. Theo tính tốn của tác giả, tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập trung bình của 24