CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU
4.3. Mô tả biến dữ liệu
4.3.1. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài
Trong nghiên cứu “Tác động của sự thâm nhập nước ngoài và cấu trúc sở hữu
đến thị trường ngân hàng nội địa Philippin”, Unite và Sullivan (2003) sử dụng hai chỉ số
FOR# (số lượng ngân hàng có sở hữu nước ngoài trong tổng số ngân hàng) và FOR% (phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi cổ đơng nước ngồi trong ngân hàng) để đo lường sự thâm nhập của sở hữu nước ngoài. Tương tự, bài luận văn tiếp thu cơng thức tính của hai tác giả này để tính tốn biến tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tuy nhiên tác giả đã ký hiệu lại thành FORC và FORR để phù hợp với phần mềm chạy mơ hình được sử dụng là Stata13.
Biến FORC
Cơng thức tính như sau:
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ FORC của 24 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả
FORC Số lượng các NHTMCP Việt Nam có cổ đơng nước (4.1) ngoài
Tổng số các NHTMCP Việt Nam =
Biểu đồ 4.1 cho thấy tỷ lệ FORC có xu hướng gia tăng từ năm 2008 đến năm 2012, tỷ lệ này đã gia tăng từ 33,3% lên 54,2% và ổn định cho đến năm 2016. Tỷ lệ FORC ở mức 54,2% cho thấy có 13 ngân hàng có vốn nước ngồi trong 24 ngân hàng mà tác giả khảo sát. Như vậy, tỷ lệ FORC qua các năm cho thấy thị trường ngân hàng Việt Nam ngày càng mở cửa và thu hút được sự tham gia ngày càng cao của nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài bị hấp dẫn bởi lợi nhuận và thâm nhập vào thị trường, điều này buộc các ngân hàng trong nước phải nỗ lực hoạt động hiệu quả hơn để cạnh tranh duy trì thị phần.Tác giả kỳ vọng đi cùng với tỷ lệ FORC ngày càng cao là các ngân hàng sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
Biến FORR
Cơng thức tính như sau:
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ FORR trung bình của 24 NHTMCP Việt Nam giai đoạn
FORR (4.2)
Cổ phần của cổ đơng nước ngồi trong một NHTMCP
Tổng số cổ phần của NHTMCP =
Nếu như tỷ lệ FORC cho thấy một cái nhìn tổng qt về sở hữu nước ngồi trong ngành ngân hàng thì FORR mang đến một cái nhìn cụ thể hơn về tỷ lệ sở hữu của cổ đơng nước ngồi trong một NHTMCP. Với kết quả thể hiện ở biểu đồ 4.2, tác giả nhận thấy tỷ lệ FORR trung bình của 24 ngân hàng mẫu có xu hướng tăng trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2008 đến 2016. Đặc biệt, năm 2011 tỷ lệ này tăng mạnh so với các năm trước từ 8,2% năm 2010 tăng lên mức 9,8%. Đây cũng là năm cuối để các ngân hàng tăng vốn theo quy định về mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng theo nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính Phủ. Theo đó, bên cạnh việc kêu gọi các nhà đầu tư trong nước tham gia góp vốn thì các chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài cũng rất được chú trọng. Như vậy, song song với quá trình mở cửa nền kinh tế đó là sự gia tăng của tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng nội địa. Các NHTMCP Việt Nam thu hút vốn nước ngồi nhằm mục đích gia tăng quy mô, năng lực cạnh tranh và cuối cùng là có thể đem đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn. Vì vậy, tác giả kỳ vọng tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đơng nước ngồi FORR sẽ có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.