Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 75 - 82)

CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU

4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, tác giả tổng hợp mối quan hệ cùng chiều/ ngược chiều giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc, cũng như mức ý nghĩa thống kê thu được từ kết quả chạy mơ hình.

Bảng 4.2: Bảng tổng hợp các kết quả chạy mơ hình Biến độc

lập

ROA ROE NIM NII OE RISK

Kết quả Mức ý nghĩa Kết quả Mức ý nghĩa Kết quả Mức ý nghĩa Kết quả Mức ý nghĩa Kết quả Mức ý nghĩa Kết quả Mức ý nghĩa FORC - *** - ** + ** - *** + ** + FORR + - ** + *** - + - ** EquityTA + + * + + + + LiquidTA + + + - - *** + LoanDepo + + + ** - *** + ** + TotAsset + + * - + *** - + Gdpgrow - *** + + - *** - ** - ***

Biến sở hữu nước ngồi FORC

Biến FORC có mối tương quan âm với tỷ suất sinh lợi ROA và ROE. Nếu các yếu tố khác khơng đổi thì khi tỷ lệ FORC tăng lên 1%, ROA và ROE sẽ giảm lần lượt là 25,17% và 56,55%. Mối quan hệ ngược chiều giữa FORC và ROA phù hợp với nghiên cứu của Denizer (1999), Claessens et al (2001). Lợi nhuận tạo ra chưa tương ứng với việc gia tăng nhanh quy mơ vốn đã góp phần làm giảm TSSL ROA và ROE. Bên cạnh đó, đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, sự gia nhập ngày càng nhiều của các ngân hàng nước ngoài đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực ngân hàng. Để duy trì và phát triển thị phần của mình, khơng chỉ các ngân hàng có vốn nước ngồi mà các ngân hàng nội địa cũng phải chi nhiều hơn cho các chi phí như quảng cáo, đầu tư cơng nghệ hiện đại, đào tạo nhân viên, chi phí bán hàng, chi phí tiền lương … Những chi phí gia tăng này trong ngắn hạn không thể đảm bảo cho việc doanh thu của ngân hàng sẽ được cải thiện tương ứng cộng với sự tăng nhanh của tổng tài sản do đầu tư qua các năm đã dẫn đến sự sụt giảm của tỷ suất sinh lợi ROA và ROE. Phù hợp với giải thích trên, kết quả cịn cho thấy FORC có mối tương quan cùng chiều với biến OE – chi phí hoạt động trên tổng tài sản. Như vậy, nếu các yếu tố khác khơng đổi thì khi FORC tăng lên 1% OE sẽ tăng 3,81%. Các cải tiến liên quan đến hiệu quả điều hành, quản lý trước sự thâm nhập của ngân hàng nước ngồi sẽ làm giảm chi phí hoạt động (Unite và Sullivan, 2003). Tuy nhiên, trong ngắn hạn chi phí có thể sẽ gia tăng bởi vì khi các đối tác nước ngoài gia nhập vào sẽ thúc đẩy các ngân hàng nội địa chi tiêu nhiều hơn để đầu tư vào cơng nghệ và kết quả là chi phí tăng cao. Theo đó, để có thể thích nghi với các thiết bị, cơng nghệ hiện đại thì nhân viên cần phải được đào tạo và điều này cũng góp phần gia tăng chi phí hoạt động. Lập luận này phù hợp với các thị trường mới nổi, thời gian mở cửa hội nhập chưa dài như Việt Nam.

Ngoài ra, FORC còn thể hiện mối quan hệ cùng chiều với biến NIM ở mức ý nghĩa 5%. Nếu các yếu tố khác khơng đổi thì khi tỷ lệ FORC tăng 1% thu nhập lãi cận biên NIM tăng 14,05%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Shen, Wu và Lu (2009).

Biến tỷ lệ sở hữu nước ngoài FORC tương quan âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản – NII. Nếu các yếu tố khác khơng đổi thì khi FORC tăng 1% NII giảm 8,89%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Claessens et al (2001). Thực tế tại Việt Nam, sự gia nhập ngày càng nhiều của các ngân hàng nước ngoài buộc các ngân hàng trong nước chuyển hướng sang các lĩnh vực có thu nhập khác mà khơng phải dựa vào tín dụng để tìm kiếm lợi nhuận như trước đây. Để gia tăng thu nhập ngoài lãi, các ngân hàng trước tiên tăng đầu tư vào công nghệ, sản phẩm dịch vụ, nhân sự … Trong ngắn hạn, các khoản đầu tư này sẽ làm tổng tài sản tăng nhanh hơn thu nhập ngoài lãi mang lại dẫn đến sự sụt giảm trong tỷ lệ NII và tạo ra mối quan hệ ngược chiều giữa hai biến FORC và NII.

Biến sở hữu nước ngoài FORR

Tương tự biến FORC, biến tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi trong mỗi ngân hàng FORR có tác động ngược chiều lên ROE ở mức ý nghĩa 5%, tác động cùng chiều lên NIM ở mức ý nghĩa 10%. Mối quan hệ ngược chiều giữa FORR và NIM phù hợp với nghiên cứu của của Shen, Wu và Lu (2009), tuy nhiên kết quả của các tác giả này thì khơng có ý nghĩa thống kê. Như vậy khi các yếu tố khác không đổi, nếu FORR tăng lên 1% thì ROE sẽ giảm 80,83 % và NIM tăng 10,39 %.

Thêm vào đó, FORR tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê với biến RISK ở mức ý nghĩa 5%. Nếu các yếu tố khác không đổi khi FORR tăng 1% thì RISK giảm 4,34%. Kết quả nghiên cứu của Unite và Sullivan (2003), cũng cho thấy mối tương quan nghịch tuy nhiên khơng có ý nghĩa thống kê giữa hai biến này. Ngân hàng nội địa có sự tham gia của cổ đơng nước ngồi thì chất lượng tín dụng càng được nâng cao hơn (Barajas et al, 1999). Như vậy, việc tham gia vốn của các nhà đầu tư nước ngoài giúp các ngân hàng trong nước cải thiện được kỹ năng quản lý, điều hành, hiện đại hóa cơng nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và điều này đã làm giảm rủi ro.

Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản EquityTA

Biến EquityTA tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với ROE ở mức ý nghĩa 1%. Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi khi EquityTA tăng 1% thì ROE tăng 140,30%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992); Tariq, Usman, Mir và Aman (2014). Ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản lớn sẽ giúp chống đỡ khi có khủng hoảng tài chính, làm tăng sự an tồn cho các khoản tiền gửi đồng thời giúp gia tăng sự tin tưởng của khách hàng trong quá trình huy động vốn trên thị trường. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế của của các NHTMCP Việt Nam hiện nay khi những lợi thế của vốn chủ sở hữu được phát huy, các ngân hàng này sẽ có thể tiếp cận được với nguồn vốn chi phí thấp cộng với việc đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động tín dụng, kết quả là sẽ mang đến tỷ suất sinh lợi cao hơn cho ngân hàng.

Biến tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản LiquidTA

Biến LiquidTA có hệ số hồi quy âm và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% đối với OE. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu LiquidTA tăng 1% thì OE sẽ giảm 2,19%. Điều này tương tự với kết quả nghiên cứu của Unite và Sullivan (2003) về mối quan hệ ngược chiều giữa biến NIA (được tính bằng tỷ lệ của tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng khác và các tài sản sinh lời khác trên tổng tài sản) và biến OE, tuy nhiên kết quả của hai tác giả này khơng có ý nghĩa thống kê. LiquidTA là biến đại diện cho thanh khoản của ngân hàng, kết quả này cho thấy khi ngân hàng có khả năng thanh khoản cao thì có thể chủ động trong hoạt động tín dụng và cung cấp dịch vụ của mình góp phần làm giảm chi phí hoạt động.

Biến tỷ lệ cho vay trên tiền gửi LoanDepo

Biến LoanDepo mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê với NIM ở mức 5%. Khi các yếu tố khác khơng đổi nếu LoanDepo tăng 1% thì NIM sẽ tăng 6,89%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Shen, Wu và Lu (2009). Điều này phản ánh đúng với

tình hình thực tế của các NHTMCP Việt Nam hiện nay, ngân hàng gia tăng hoạt động cho vay đi kèm với cơng tác nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng giúp gia tăng thu nhập từ lãi và góp phần nâng cao TSSL cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, LoanDepo cịn có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% với NII. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến LoanDepo tăng lên 1% thì sẽ làm tỷ lệ NII giảm 1,55%. Tập trung nhiều vào tín dụng sẽ dẫn đến sự hạn chế nguồn lực cho các mảng dịch vụ khác, đây cũng chính là thực trạng chung của các ngân hàng TMCP Việt Nam khi mà mảng thu nhập ngồi tín dụng vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Điều này ngược lại với nghiên cứu của Shen, Wu và Lu (2009), các tác giả này cho thấy mối quan hệ cùng chiều tuy nhiên khơng có ý nghĩa thống kê giữa LoanDepo và NII.

Biến LoanDepo có mối tương quan cùng chiều với OE và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến LoanDepo tăng lên 1% thì sẽ làm tỷ lệ OE tăng 1,35%. Điều này tương tự với kết quả nghiên cứu của Shen, Wu và Lu (2009) về mối quan hệ cùng chiều giữa biến LoanDepo và CostInc (tỷ lệ chi phí trên thu nhập, biến này tương tự biến OE đều có liên quan đến hiệu quả chi phí), tuy nhiên kết quả của các tác giả này khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng phù hợp với tình hình hoạt động hiện nay của các NHTMCP Việt Nam, khi gia tăng hoạt động cho vay thì các chi phí hoạt động liên quan cũng gia tăng như: chi phí nhân sự, trang thiết bị … để phục vụ trong q trình phân tích và quản lý tín dụng.

Biến tổng tài sản TotAsset

Biến TotAsset có mối tương quan dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với ROE. Kết quả này phù hợp với ngiên cứu của Alper và Anbar (2011), Topak và Talu (2017) khi cho rằng quy mơ ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với TSSL được đại

tạo ra các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư công nghệ điện tử hiện đại giúp giảm thiểu được chi phí và từ đó góp phần nâng cao thu nhập.

Biến TotAsset có mối tương quan dương và có ý nghĩa thống kê với NII ở mức ý nghĩa 10%.Nghiên cứu của Unite và Sullivan (2003) cũng cho thấy mối tương quan cùng chiều giữ quy mô ngân hàng và biến thu nhập ngồi lãi NII, tuy nhiên khơng có ý nghĩa thống kê.

Biến tăng trưởng kinh tế GdpGrow

GdpGrow có mối tương quan nghịch với ROA ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Shen, Wu và Lu (2009).

Bên cạnh đó, GdpGrow cịn có tác động ngược chiều ở mức ý nghĩa 10% với biến NII. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Claessens et al(2001), ngược lại với nghiên cứu của Unite và Sullivan (2003).

Đối với biến OE, GdpGrow cũng có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Unite và Sullivan (2003).

GdpGrow có mối tương quan âm với RISK ở mức ý nghĩa 10%, phù hợp với nghiên cứu của Unite và Sullivan (2003), Claessens et al(2001).

Biến tỷ lệ lạm phát CPI

Biến kiểm sốt vĩ mơ CPI hầu như khơng có tác động nào có ý nghĩa thống kê với các biến đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Điều này cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu từ 2008 – 2016 tỷ lệ lạm phát không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong nội dung chương 4, đề tài đã mơ tả ý nghĩa của các biến trong mơ hình nghiên cứu. Trong đó, sở hữu nước ngồi được tác giả xem xét trong phạm vi toàn ngành ngân hàng và cụ thể từng ngân hàng thông qua hai biến FORC và FORR. Liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP, để có được cái nhìn tổng quan tác giả đã phân tích thơng qua việc xem xét các biến liên quan đến tỷ suất sinh lợi, chi phí hoạt động và rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Để khắc phục các khuyết tật của mơ hình nghiên cứu, tác giả đã chọn mơ hình hồi quy dữ liệu bảng GMM làm phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Kết quả hồi quy cho thấy, FORC tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đối với ROA, ROE, NII; tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với NIM, OE. Bên cạnh đó, biến tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong một ngân hàng FORR có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đối với ROE, RISK; tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với NIM. Như vậy, tóm lại sở hữu nước ngồi trong lĩnh vực ngân hàng gia tăng trong giai đoạn nghiên cứu đã không giúp cải thiện được tỷ suất sinh lợi cũng như tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản của các NHTMCP nhưng góp phần nâng cao tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM. Bên cạnh đó, sự thâm nhập của đầu tư nước ngồi trong lĩnh vực ngân hàng kèm theo việc chuyển giao công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ trong ngắn hạn đã làm gia tăng chi phí hoạt động tuy nhiên rủi ro trong hoạt động cho vay đã được cải thiện trong các năm qua.

Ngồi ra, có thể thấy việc quy định về mức sở hữu cổ phần trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay không được vượt quá 20% đối với một nhà đầu tư nước ngồi và khơng q 30% cho tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đã giới hạn quyền quyết định của cổ đông nước ngồi, làm cho họ khơng có nhiều động lực chuyển giao hết các cơng nghệ hiện đại, các chương trình quản trị tiên tiến … để tập

CHƯƠNG 5 : GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ GÓP PHẦN VẬN DỤNG TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC

NGOÀI NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)