CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU
3.2. Thực trạng về sở hữu nước ngoài tại các NHTMCP Việt Nam
Vào giữa những năm 2000, nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam bắt đầu lên kế hoạch tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngồi. Kết quả mang lại là có rất nhiều giao dịch mua bán, sáp nhập được thực hiện thành công. Tháng 3/2005, ngân hàng ANZ góp vốn vào STB với tỷ lệ 9.93%. Kế đến là VPB ký thỏa thuận hợp tác với ngân hàng Singapore – Oversea Chinese Banking Corporation Ltd (OCBC) vào tháng 3/2006. Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Hệ quả là chỉ trong vịng hai năm 2007 – 2008 có đến 10 thương vụ M&A ngân hàng có yếu tố nước ngồi điển hình như: TCB hợp tác với HSBC; Sumitomo Mitsui Bank mua 15% cổ phần của EIB; Maybank đầu tư vào ABB với tỷ lệ sở hữu 15%; BNP Parisbas mua 15% cổ phần OCB… Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu nổ ra vào cuối năm 2008 đã ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các định chế tài chính trên toàn thế giới, nhiều ngân hàng lớn đã phải nộp đơn xin phá sản. Trước tình hình trên, nhiều định chế tài chính đã phải tạm ngừng hoạt động mở rộng đầu tư ra nước ngoài để ưu tiên khắc phục khó khăn cũng như ổn định kinh doanh tại chính quốc. Do đó, nhiều ngân hàng Việt Nam đã khơng thể triển khai được kế hoạch tìm kiếm, lựa chọn cổ đơng chiến lược nước ngồi.
Đến năm 2010, khi tình hình kinh tế thế giới đã dần ổn định trở lại sau khủng hoảng, các định chế tài chính lớn trên thế giới tiếp tục thực hiện hoạt động đầu tư mở rộng thị trường ra nước ngồi. Đây chính là thời cơ tốt cho các ngân hàng Việt Nam tiếp tục kế hoạch tìm kiếm cổ đơng chiến lược nước ngồi của mình. Năm 2011, Việt Nam
đã chứng kiến các thương vụ M&A với giá trị lớn giữa ngân hàng trong nước với các tổ chức tín dụng nước ngồi mà điển hình là 2 thương vụ: Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ trở thành cổ đông chiến lược của CTG để sở hữu 20% cổ phần với trị giá 743 triệu USD; Mizuho mua lại 15% cổ phần trị giá 567,3 triệu USD của VCB.
Trong năm 2016, ngành ngân hàng cũng đã chứng kiến nhiều thương vụ bán vốn cho nhà đầu tư nước ngồi, trong đó có thể kể đến là Vietcombank ký biên bản thỏa thuận ghi nhớ bán 7,73% cổ phần cho GIC Special Investments (Singapore) và hiện chỉ còn chờ sự chấp thuận của cấp thẩm quyền. Cũng trong năm này, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã chính thức trở thành cổ đơng của ngân hàng Tiên Phong với tỷ lệ sở hữu 4,99% vốn cổ phần tại ngân hàng này.
Hiện tại, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang rất quan tâm đến thị trường ngân hàng Việt Nam. Dù lĩnh vực ngân hàng ngày càng mở cửa, song đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài, để thiết lập một mạng lưới sâu rộng như ngân hàng trong nước là rất khó. Vì vậy, việc bỏ vốn mua lại một ngân hàng trong nước vẫn là một cơ hội hấp dẫn.
Bảng 3.1: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài của một số NHTMCP Việt Nam STT Ngân hàng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Cổ đông lớn nước ngoài 1 ABB 20.00% 20.00% 30.00% 30.00% 30.00% 30.00% Maybank IFC 2 ACB 30.00% 29.94% 29.96% 29.96% 30.00% 30.00% Standard Chaetered APR Ltd Connaught Investors Ltd Dragon Financial Holdings Limited Standard Chaetered Bank (Hongkong) Ltd 3 CTG 12.50% 12.05% 28.61% 28.74% 29.53% 29.83%
The bank of Tokyo – Misubishi UFJ, LtdIFC
Capitalization (Equity) Fund, L.P
4 EIB 30.00% 30.00% 27.16% 25.50% 26.21% 28.00% Sumitomo Mitsui
Banking Corporation 5 MBB 1.51% 8.64% 10.00% 10.00% 10.00% 20.00% 6 OCB 20.00% 20.00% 20.00% 20.00% 20.00% 18.68% BNP Paribas 7 SCB 14.00% 14.00% 12.76% 12.77% 29.70% 29.70% Macquarie Capital 8 SEB 20.00% 20.00% 20.00% 20.00% 20.00% 19.52% Société Générale 9 SHB 0.97% 1.76% 9.31% 9.84% 11.31% 8.88% 10 STB 28.01% 5.43% 4.74% 5.87% 6.06% 8.54% 11 TCB 19.60% 19.50% 19.41% 19.41% 19.41% 19.41% HSBC 12 VCB 3.64% 19.44% 19.67% 20.84% 20.91% 20.84% Mizuho Corporate Bank Ltd 13 VIB 20.00% 20.00% 20.00% 20.00% 20.00% 20.00% Commonwealth Bank of Australia (CBA) 14 VPB 14.88% 20.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% Overseas Chinese Banking Corporation Limited (OCBC)
Bảng 3.1 tác giả đã liệt kê tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các NHTMCP Việt Nam từ năm 2011 đến 2016. Bảng này cho thấy tính đến cuối năm 2016, có đến 14 ngân hàng trong tổng số 24 ngân hàng mà tác giả khảo sát có sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngồi, trong đó có nhiều ngân hàng đã sử dụng hết hoặc gần hết tỷ lệ 30% cho phép của Chính phủ như: ABB, ACB, CTG, EIB, SCB … các ngân hàng còn lại tỷ lệ này hầu hết đều ở mức 20%.
Hình thức tham gia mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi để trở thành cổ đơng của ngân hàng Việt Nam đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên trong quá trình hợp tác. Cụ thể là, các ngân hàng nước ngồi có thể tận dụng mạng lưới sẵn có, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và khách hàng của các NHTM Việt Nam mà khơng cần tốn chi phí mở chi nhánh mới. Các NHTM Việt Nam trong quá trình hợp tác sẽ nâng cao được năng lực tài chính, hiện đại hố cơng nghệ, đổi mới quản trị điều hành, nâng cao chất lượng nhân sự,... Bởi vì bên cạnh việc bỏ tiền mua cổ phần, các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngồi cịn có các cam kết trợ giúp kỹ thuật, thậm chí cử chuyên gia, cố vấn, trợ lý giúp các NHTM Việt Nam. Những năm qua, các ngân hàng nước ngồi khi trở thành cổ đơng chiến lược của ngân hàng trong nước cũng đã ít nhiều góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Việt Nam, khơng chỉ ở những ngân hàng có nhà đầu tư nước ngoài mà nhờ áp lực cạnh tranh này, các ngân hàng khác cũng phải tự nâng tầm để tồn tại trên thị trường.