Các biến kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 64 - 69)

CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU

4.3. Mô tả biến dữ liệu

4.3.3. Các biến kiểm soát

Bao gồm 4 biến kiểm soát ở cấp độ ngân hàng là EquityTA, LiquidTA, LoanDepo và TotAsset; 2 biến kinh tế vĩ mô là Gdpgrow và CPI.

Biến EquityTA

Cơng thức tính như sau:

Tỷ lệ này thể hiện hoạt động của một ngân hàng được tài trợ bởi bao nhiêu phần trăm là vốn chủ sở hữu, bao nhiêu phần trăm là nợ. Hay nói cách khác nó thể hiện việc sử dụng địn bẩy tài chính của ngân hàng. Vì vậy, tác giả sử dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản EquityTA nhằm để kiểm sốt hiệu ứng địn bẩy. Số liệu về vốn chủ sở hữu và tổng tài sản dùng để tính tốn hệ số này được thu thập từ bảng cân đối kế toán của các ngân hàng.

EquityTA (4.9)

Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản =

Biến LiquidTA

Cơng thức tính như sau:

Các ngân hàng cần thiết phải duy trì tài sản có tính lỏng hay khả năng thanh tốn nhanh để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách huy động và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết nhằm tránh các vấn đề thiếu hụt nhất thời làm mất uy tín ngân hàng hoặc thậm chí là phá sản. Và tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản LiquidTA được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này như một công cụ đo lường hiệu ứng thanh khoản của ngân hàng.

Biến LoanDepo

Cơng thức tính như sau:

Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn tiền gửi của khách hàng LoanDepo được sử dụng để kiểm soát hoạt động cho vay của một ngân hàng. Nếu tỷ lệ này quá cao ngân hàng có thể gặp rủi ro thanh khoản, ngược lại tỷ lệ này quá thấp có thể ngân hàng chưa tận dụng được hết nguồn vốn huy động để cho vay tạo ra lợi nhuận và hiệu quả không cao.

Biến TotAsset

LoanDepo (4.11)

Dư nợ cho vay khách hàng

Tiền gửi khách hàng = LiquidT A (4.10) Tài sản lưu động Tổng tài sản =

quy mô ngân hàng, tác giả sử dụng biến TotAsset được tính tốn bằng cách lấy log của tổng tài sản các ngân hàng. Theo lập luận của Unite và Sullivan (2003), việc các ngân hàng nội địa phản ứng như thế nào trước sự thâm nhập của sở hữu nước ngồi có thể có liên quan đến quy mô của các ngân hàng nội địa, mà đại diện là mối quan hệ rộng rãi và danh tiếng của các ngân hàng này.

Biến GDPgrow

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng được sử dụng để phản ánh sự tăng trưởng của một nền kinh tế. Vì vậy, tác giả sử dụng biến tốc độc tăng trưởng GDP (GDPgrow) nhằm mục đích kiểm sốt sự gia tăng của nền kinh tế nói chung có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng.

Biến CPI

Chỉ số giá tiêu dùng CPI là một chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá lạm phát của nền kinh tế, nó phản ánh mức độ biến động giá theo thời gian của các mặt hàng trong rổ hàng hóa và dịch vụ đại diện. Tác giả sử dụng chỉ số này làm biến kiểm sốt bởi vì mức độ lạm phát của nền kinh tế thì có liên quan trực tiếp đến lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

4.4. Phương pháp nghiên cứu

Để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp nhằm đánh giá tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam, tác giả dự kiến thực hiện theo trình tự sau:

- Bước 1: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu

Số liệu trong bài luận văn sau khi thu thập sẽ được xử lý thơng qua phần mềm Stata 13 để có được kết quả thống kê của tất cả các biến trong mơ hình như: số quan sát,

giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. Bước này đưa ra cái nhìn tổng quát về sở hữu nước ngoài cũng như hiệu quả hoạt động của các ngân hàng mẫu trong giai đoạn nghiên cứu.

- Bước 2: Phân tích mối tương quan của các biến

Thiết lập ma trận hệ số tương quan để cho thấy được mối tương quan giữa các biến sử dụng trong mơ hình hồi quy. Từ đó có cái nhìn tổng qt hơn trong phân tích và là cơ sở để thảo luận kết quả nghiên cứu.

- Bước 3: So sánh giữa hai mơ hình FEM và REM

Từ kết quả của hai mơ hình nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện kiểm định Hausman Test để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp là FEM hay REM. Sau khi kiểm định nếu mơ hình bị vi phạm các giả thuyết hồi quy như hiện tượng phương sai các sai số thay đổi, hiện tượng tự tương quan thì phải dùng một phương pháp khác tối ưu hơn là mơ hình GMM để khắc phục hiện tượng trên nhằm đảm bảo thu được ước lượng vững và hiệu quả.

- Bước 4: Kiểm định các giả thuyết hồi quy của mơ hình nghiên cứu

Thực hiện kiểm tra sự phù hợp và các khuyết tật của mơ hình hồi quy bao gồm kiểm định đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi.

+ Kiểm tra sự phù hợp của mơ hình: Tác giả sử dụng phương pháp giá trị P – value

H0: Các biến độc lập khơng có ảnh hưởng hay tác động lên biến phụ thuộc.

Nếu P – value = P(|t| > t0) < α = 10%: bác bỏ giả thuyết H0. Ngược lại chấp nhận giả thuyết H0 tức là các biến độc lập này khơng có ý nghĩa thống kê hay tác động đến biến phụ thuộc.

+ Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình

sẽ được kiểm tra bằng hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập và nhân tử phóng đại phương sai (VIF). Nếu hệ số tương quan này lớn hơn 0,8 (Farrar & Glauber, 1967) sẽ dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến, tuy nhiên tiêu chuẩn này đôi khi khơng chính xác vì có những trường hợp hệ số tương quan khá thấp nhưng vẫn xảy ra đa cộng tuyến. Do đó, để hạn chế sai sót bài luận văn sẽ kiểm định thêm bằng cách sử dụng chỉ tiêu nhân tử phóng đại phương sai (VIF).

+ Kiểm định phương sai các sai số thay đổi: tác giả tiến hành kiểm định Wald đối

với FEM/ kiểm định nhân tử Lagrange với REM để kiểm tra hiện tượng phương sai các sai số thay đổi với giả thuyết sau:

H0: Khơng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

H1: Có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Nếu kết quả kiểm định bác bỏ giả thuyết H0 tức mơ hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và ngược lại.

+ Kiểm định hiện tượng tự tương quan: tác giả tiến hành kiểm định Wooldridge

để kiểm tra hiện tượng tự tương quan với giả thuyết sau:

H0: Khơng có hiện tượng tự tương quan.

H1: Có xảy ra hiện tượng tự tương quan.

Nếu kết quả kiểm định bác bỏ giả thuyết H0 tức mơ hình có hiện tượng tự tương quan và ngược lại.

Bước 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu

Sau khi thu được kết quả thực nghiệm của mơ hình nghiên cứu, tác giả sẽ thảo luận và đưa ra nhận xét về sự tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động các NHTMCP Việt Nam dựa trên cơ sở lý thuyết, kết quả tham khảo từ các nghiên cứu trước và phần thực trạng đã nêu ở các chương trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)