2.1 Lý thuyết nền của đề tài nghiên cứu
2.1.5.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng
Tác giả Foos (2010) nghiên cứu vấn đề: liệu sự tăng trưởng của khoản vay có ảnh hưởng đến rủi ro của các ngân hàng cá nhân tại 16 quốc gia lớn hay không? Sử dụng dữ liệu Bankscope từ hơn 16.000 ngân hàng cá nhân trong giai đoạn 1997-2007. Tác giả thấy rằng sự sụp đổ của nợ dẫn đến tăng khoản dự phòng mất mát trong ba năm tiếp theo, giảm thu nhập từ lãi và giảm tỷ lệ vốn. Các phân tích sâu hơn cho thấy tăng trưởng tín dụng cũng có những tác động tiêu cực đến thu nhập lãi từ điều chỉnh rủi ro. Những kết quả này cho thấy tăng trưởng tín dụng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro của các ngân hàng.
Tác giả López và cộng sự (2014) đưa ra các bằng chứng về các khoản cho vay trong giai đoạn bùng nổ có khả năng vỡ nợ cao hơn các khoản cho vay trong thời kỳ tăng trưởng tín dụng chậm.
Đối với các tác giả Soedarmono, Sitorus, Tarazi (2017) điều tra sự tương tác của tăng trưởng tín dụng bất thường, hệ thống báo cáo tín dụng và rủi ro hệ thống trong hoạt động ngân hàng. Dựa trên mẫu của các ngân hàng thương mại được niêm yết ở Châu Á từ năm 1998 đến năm 2012, tác giả thấy rằng tăng trưởng tín dụng bất thường cao dẫn đến rủi ro hệ thống cao hơn so với năm trước đó.
Cịn theo tác giả Altunbas và cộng sự (2017) cho rằng một số đặc điểm ngân hàng như tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, ít phụ thuộc vào tiền gửi và quy mô ngân hàng trước cuộc khủng hoảng 2007-2009 luôn liên quan đến các khía cạnh hệ thống của rủi ro ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng.
Một nghiên cứu của Kjenstad (2015) đã xây dựng mơ hình tổng hợp để nghiên cứu phân chia tín dụng theo quy mơ khoản vay. Tác giả cho rằng việc tăng quy mô khoản vay ở mức lãi suất cân bằng sẽ làm tăng nguy cơ vỡ nợ.
Ngược lại với các nghiên cứu trước đây, Vithessonthi (2016) thực hiện nghiên cứu sử dụng hồi quy OLS và hồi quy hai bước GMM cho dữ liệu bảng gồm 82 ngân hàng thương mại niêm yết công khai tại Nhật Bản trong giai đoạn 1993- 2013. Tác giả cho rằng tăng trưởng tín dụng ngân hàng tương quan cùng chiều với các khoản nợ xấu trước khi bắt đầu của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2007 nhưng tương quan nghịch với các khoản nợ xấu sau khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2007. Tác giả nhấn mạnh thực tế là tăng tăng trưởng tín dụng ngân hàng khơng phải lúc nào cũng dẫn đến mức nợ xấu cao hơn. Ngồi ra, tác giả cịn khẳng định tăng tăng trưởng tín dụng và nợ xấu khơng có ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Tác giả Suluck và Supat (2012) nghiên cứu dữ liệu các ngân hàng và tổ chức tài chính 15 quốc gia ở Đơng Á, Nam Á và khu vực Đông Nam Á từ năm 1997-2009, kết quả cho thấy khi tăng trưởng tín dụng cao sẽ dẫn đến giảm rủi ro tín dụng trong một đến ba năm tiếp theo, điều này được giải thích là bằng cách chọn những khách hàng tín dụng tốt sẽ làm giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.
Quy mơ ngân hàng và rủi ro tín dụng
Theo Swarnava và cộng sự (2017) đã tiến hành kiểm tra quy mô của ngân hàng ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro tín dụng, khi sự khơng đối xứng thông tin không nghiêm trọng. Mẫu của bài nghiên cứu bao gồm 20.806 khoản vay được cấp cho 3.625 công ty Hoa Kỳ. Tác giả cho rằng các doanh nghiệp có những khoản vay được cấp bởi các ngân hàng lớn thì sử dụng đầu tư nhiều hơn, phát triển nhanh hơn và có nguy cơ cao hơn.
Bài nghiên cứu của tác giả Poghosyan và cộng sự (2016) kiểm tra xem Fitch có hỗ trợ xếp hạng của các ngân hàng Mỹ hay không tùy thuộc vào quy mô của ngân hàng. Sử dụng dữ liệu hàng quý cho giai đoạn 2004 đến 2012 và kiểm soát một vài yếu tố làm cho các ngân hàng lớn và nhỏ khác nhau, chúng tôi nhận thấy rằng quy mô của ngân hàng có liên quan cùng chiều đến rủi ro tín dụng để hỗ trợ xếp hạng tín dụng.
Mục đích nghiên cứu của Mahdi và Abbes (2017) là để điều tra các yếu tố quyết định và mối quan hệ chung giữa vốn, rủi ro và tính thanh khoản của các ngân hàng thông thường và ngân hàng Hồi giáo1. Tác giả tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa vốn và rủi ro của các ngân hàng Hồi giáo. Ngoài ra, sự thay đổi về thanh khoản ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro trong các ngân hàng Hồi giáo và ngân hàng thông thường, cho thấy rằng cả hai loại ngân hàng, bằng cách tích lũy tài sản lưu động; có xu hướng có danh mục đầu tư tương đối rủi ro.
Tác giả Bhagat (2015) kết luận rằng các ngân hàng lớn được quản trị tốt hơn làm giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, các ngân hàng đầu tư nhiều rủi ro hơn so với các ngân hàng thương mại. Cuối cùng, mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và rủi ro ngân hàng có trong giai đoạn trước khủng hoảng (2002-2006) và thời kỳ khủng hoảng (2007-2009), và giai đoạn sau khủng hoảng (2010-2012).
Hai tác giả Haq và Heaney (2012) tiến hành điều tra vốn ngân hàng, vốn điều lệ, hoạt động ngoại bảng, tỷ lệ chi trả và giá trị cổ tức như là yếu tố quyết định rủi ro vốn ngân hàng (rủi ro hệ thống, rủi ro tổng thể, rủi ro lãi suất và rủi ro riêng) và rủi ro tín dụng. Tác giả đã sử dụng thơng tin 117 tổ chức tài chính trên 15 quốc gia Châu Âu trong giai đoạn 1996-2010, tác giả chứng minh bằng chứng về mối quan hệ giữa vốn ngân hàng và rủi ro hệ thống ngân hàng và rủi ro tín dụng. Kết quả cho thấy các ngân hàng lớn phản ánh rủi ro tổng thể cao hơn và rủi ro tín dụng thấp hơn.
Tác giả Bougatef và Mgadmi (2016) sử dụng dữ liệu bảng của 24 ngân hàng
1 Ngân hàng Hồi giáo cung cấp hầu hết các sản phẩm và dịch vụ tương tự như một ngân hàng thương mại bao
gồm huy động vốn, cấp tín dụng, các phương thức đầu tư tài chính và các dịch vụ khác. Tuy nhiên, phương thức vận hành các dịch vụ này có một số điểm khác biệt xuất phát từ nguyên tắc tài chính Hồi giáo là khơng cho phép có lãi suất trong các giao dịch, khơng tồn tại sự khơng chắc chắn và khơng mang tính chất may rủi.
hoạt động trong khu vực MENA2 trong giai đoạn 2004-2012 bằng nhiều kỹ thuật ước tính dữ liệu bảng khác nhau. Tác giả phát hiện thấy mối quan hệ nghịch chiều mạnh mẽ giữa quy mô và rủi ro của ngân hàng cho thấy các ngân hàng lớn có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quản lý mức độ rủi ro thơng qua việc đa dạng hóa.
Các tác giả Foos (2010), Suluck và Supat (2012) đã đề cập phía trên thì khơng tìm thấy mối quan hệ nào giữa biến rủi ro tín dụng và biến quy mơ ngân hàng.
Chi phí hoạt động và rủi ro tín dụng
Theo bài nghiên cứu của Berger và De Yuong (1997) cho thấy hiệu quả về chi phí có thể là một chỉ số quan trọng phản ánh rủi ro tín dụng trong tương lai và các vấn đề của ngân hàng.
Theo Hess và cộng sự (2008) cho rằng các ngân hàng hoạt động hiệu quả sẽ làm giảm thiệt hại về tín dụng. Một cách khác, người ta có thể cho rằng các ngân hàng như vậy có thể duy trì đánh giá tín dụng hiệu quả do đó sẽ gây ra tổn thất tín dụng thấp hơn. Tỷ lệ chi phí- thu nhập (CIR) được chọn làm đại diện hiệu quả về chi phí hoạt động.
Lợi nhuận thuần trước chi phí dự phịng và rủi ro tín dụng
Tác giả Bouvatier, Lepetit, Strobe (2013) thực nghiệm xem liệu cách ngân
hàng có thể sử dụng các khoản chi phí dự phịng rủi ro tín dụng để làm mịn thu nhập ngân hàng bằng quyền sở hữu ngân hàng và điều kiện kế toán. Sử dụng bộ dữ liệu của các NHTM Châu Âu, nhóm tác giả chứng minh các ngân hàng có sở hữu tập trung sử dụng nhiều hơn các khoản dự phịng rủi ro tín dụng để che giấu thu nhập. Hành vi này ít được phát hiện ở các quốc gia có chế độ giám sát chặt chẽ hoặc chất lượng kiểm tốn độc lập cao hơn. Các ngân hàng có mức độ tập trung quyền sở hữu thấp khơng tìm thấy hành vi làm mờ thu nhập như vậy. Điều này cho thấy cần phải cải thiện để khơng gây ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTM.
2 MENA (Tiếng Anh: Middle East and North Africa), là một cụm từ gộp chỉ chung về hai khu vực chính và
quan trọng trên thế giới, khu vực Trung Đông/Tây Nam Á với khu vực Bắc Phi, quen gọi trong tiếng Việt là khu vực Trung Đơng-Bắc Phi. Nó thi thoảng hay bị lẫn với từ Cận Đơng hoặc Đại Trung Đơng. Nó trải dài từ Maroc tới Iran.
Theo nghiên cứu của Fonsec và González (2008) về các yếu tố quyết định thu nhập thông qua việc quản lý các khoản chi phí dự phịng trong các ngân hàng trên toàn thế giới. Bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu bảng động của 3.221 ngân hàng của 40 quốc gia và kiểm soát các tác động của ngân hàng không quan sát được và về tính nội sinh của các biến giải thích. Tác giả thấy rằng thu nhập ngân hàng che giấu bởi sự bảo vệ của các nhà đầu tư, quy định và giám sát, cơ cấu tài chính và phát triển tài chính.
Theo tác giả Wahlen (1994) cho rằng các báo cáo tài chính của ngân hàng cung cấp ba thông tin riêng làm thay đổi rủi ro: các khoản nợ xấu, các khoản dự phòng rủi ro và các khoản nợ cho vay. Các khoản dự phòng rủi ro phản ánh sự gia tăng trong kỳ của khoản nợ vay trong tương lai và được trình bày như các khoản chi phí trích trước vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ nghịch chiều giữa dự phòng bất ngờ và cả lợi nhuận với rủi ro thay đổi bất thường trong các khoản nợ xấu và các khoản chi phí cho vay khơng mong muốn.
Farook (2014) nghiên cứu được kết quả tổng thể thấy rằng có một xu hướng về
mối quan hệ ngược chiều giữa quản lý lợi nhuận và các khoản nợ xấu (rủi ro tín dụng). Nếu có thặng dư lợi nhuận thu được từ việc phân phối lợi nhuận, thì các ngân hàng Hồi giáo sẽ tăng khoản dự phịng rủi ro tín dụng
*Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây:
Bảng 2.1: Thống kê một số cơng trình nghiên cứu trước đây có liên quan Yếu tố Mối tương quan Tác giả Yếu tố Mối tương quan Tác giả
Tăng trưởng tín dụng
Cùng chiều
Foos (2010), López và cộng sự (2014), Soedarmono, Sitorus, Tarazi (2017), Altunbas và cộng sự (2017), Kjenstad (2015), Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2015)
Ngược chiều Vithessonthi (2016), Suluck và Supat (2012), Nguyễn Tuấn Kiệt và Đinh Hùng Phú (2016)
Quy mô ngân
hàng Cùng chiều
Swarnava và cộng sự (2017), Poghosyan và cộng sự (2016), Mahdi và Abbes (2017),
Bhagat (2015), Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2015), Nguyễn Văn Thuận và Dương Hồng Ngọc (2015)
Ngược chiều Haq và Heaney (2012), Bougatef và Mgadmi (2016)
Khơng có mối
liên hệ Foos (2010), Suluck và Supat (2012)
Chi phí hoạt
dộng Cùng chiều
Berger và De Yuong (1997), Hess và công sự (2015) , Bhagat (2015), Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2015) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phịng Nghịch chiều
Bouvatier, Lepetit, Strobe (2013), Fonsec và González (2008), Wahlen (1994), Farook (2014)
Khơng có mối liên hệ
Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2015)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp