4.4 Kết quả, giải thích ý nghĩa các hệ số hồi quy
4.4.5 Thảo luận kết quả hồi quy
Sau khi thực hiện các phương pháp ước lượng: POOL OLS, FEM, REM và FGLS thì mơ hình nghiên cứu của đề tài là:
𝑪𝑹𝑹𝒊,𝒕 = −0.1817779 + 0.0059689𝑳𝑮𝐢,𝐭 + 0.1230689𝑺𝑰𝒁𝑬𝒊,𝒕 + 0.0786822𝑪𝑰𝑹𝐢,𝐭+ (−0.0237627 )𝑬𝑩𝑷𝒊,𝒕
Mơ hình và các hệ số hồi quy biến LG, SIZE và CIR có ý nghĩa thống kê tại α=1%.
Hệ số hồi quy biến EBP có ý nghĩa thống kê tại α=10%.
Tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều với tỷ lệ rủi ro tín dụng
Ở mức ý nghĩa thống kê 1%, tăng trưởng tín dụng có tác động thuận chiều khá mạnh mẽ lên rủi ro tín dụng, nghĩa là các ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng cao sẽ có nguy cơ gặp rủi ro tín dụng cao hơn các ngân hàng khác. Điều này dễ dàng giải thích được vì ngay từ khi giải ngân, các khoản vay đều phải trích lập dự phịng chung và riêng, sau một khoảng thời gian cụ thể, các khoản vay này được phân nhóm nợ cho phù hợp và tỷ lệ này sẽ tăng lên tùy theo mức độ rủi ro mất vốn. Theo nghiên cứu của DeLiz & cộng sự (2000) thì tăng trưởng tín dụng thường đi kèm với chu kỳ phát triển kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng, trước áp lực cạnh tranh để phát triển, các ngân hàng có xu hướng nới lỏng điều kiện xét duyệt cho vay. Điều này sẽ tích lũy rủi ro và bộc phát vào giai đoạn kinh tế suy thối. Kết quả nghiên cứu này cũng tìm được trong nghiên cứu của Hess & cộng sự (2009), Jimenez & Saurina (2006) và Foos & cộng sự (2010). Nghiên cứu tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Minh Kiều & Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2015) cũng có kết luận tương tự. Điều này càng khẳng định cho kết quả nghiên cứu của tác giả là đáng tin cậy.
Theo như thực trạng hệ thống NHTM thì tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng có mối quan hệ thuận chiều, xu hướng này được hình thành và duy trì trong tồn khoảng thời gian nghiên cứu 2009-2016, chứng tỏ rằng kết quả nghiên cứu của tác giả là hoàn toàn phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Đầu năm 2009, hoạt động tín dụng
có mức tăng trưởng cao do nhu cầu đầu tư lớn trong nền kinh tế cho các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, mở rộng sản xuất kinh doanh…từ những năm 2006, chính vì hiện tượng cho vay tràn lan do đó các khoản vay này ẩn chứa nhiều rủi ro. Những rủi ro tiềm ẩn này kết hợp với ảnh hướng xấu từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, khủng hoảng hệ thống ngân hàng và những diễn biến phức tạp của nền kinh tế trong nước năm 2008 làm tăng trưởng tín dụng giảm kéo theo tỷ lệ rủi ro tín dụng cũng giảm, nhưng tốc độ giảm của tăng trưởng tín dụng nhanh và nhiều hơn hẳn so với rủi ro tín dụng. Giai đoạn 2010-2012, xuất phát từ ảnh hưởng cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu năm 2010, nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn dẫn đến tăng trưởng tín dụng năm 2010 bắt đầu giảm, chạm đáy là năm 2011 với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 14.19% so với năm 2010, thấp nhất trong 8 năm nghiên cứu. Năm 2012, Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thơng qua kênh lãi suất làm cho mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm đáng kể. Điều này hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân có thể tiếp cần được nguồn vốn để hoạt động tháo gỡ khó khăn, chi phí và giá trị trích lập dự phịng tăng lên, tỷ lệ rủi ro tín dụng cũng tăng theo. Từ sau năm 2012 đến nay, tốc độ tăng trưởng tín dụng khá ổn định và rủi ro tín dụng cũng tăng giảm nhịp nhàng. Vì vậy mà vấn đề tăng trưởng nhưng đảm bảo an tồn ln là yếu tố được quan tâm nhiều nhất khi đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Quy mơ ngân hàng có tác động cùng chiều với tỷ lệ rủi ro tín dụng
Trong mơ hình hồi quy tác động cố định, biến quy mô ngân hàng có hệ số là 0.123 với p là 0.000, nghĩa là các ngân hàng có quy mơ lớn hơn sẽ có nguy cơ gặp rủi ro tín dụng cao hơn các ngân hàng có quy mơ nhỏ hơn. Biến này được nghiên cứu theo một hướng mới so với các nghiên cứu trước, thay vì quy mơ ngân hàng được tính bằng lg(tổng dư nợ) theo Hess & cộng sự (2008), Foos & cộng sự (2010), Nguyễn Minh Kiều & Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2015) thì tác giả lại đo lường theo cách truyền thống là lấy logarit của tổng tài sản. Đồng thời đa phần các nghiên cứu ở ngồi nước đều khơng tìm thấy mối quan hệ giữa biến quy mơ ngân hàng và biến rủi ro tín dụng, nhưng bài nghiên cứu này lại tìm ra mối tương quan khá mạnh mẽ, điều này trùng với nghiên cứu của Nguyễn Minh Kiều & Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2015) và Nguyễn
Văn Thuận & Dương Hồng Ngọc (2015). Như vậy bước đầu có thể nhận định, bối cảnh nghiên cứu về quy mô ngân hàng tại Việt Nam là khác biệt so với các nước khác trên thế giới.
Ở Việt Nam còn mang nặng thể chế nhà nước, đa phần các doanh nghiệp lớn là các tập đồn nhà nước thường có hiệu quả kinh doanh thấp, điển hình là các tập đồn như Vinashin, EVN, Petro Việt Nam, Vinacomin.... Mà các doanh nghiệp này được sự chỉ đạo của Chính quyền nhà nước nên dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tại các ngân hàng như Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank, đây là bốn ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống các NHTM Việt Nam. Khi các tập đồn nhà nước có quy mơ lớn vay vốn, thơng thường các ngân hàng phải đơn giản hóa các thủ tục thẩm định và tiềm ẩn nguy cơ nợ quá hạn cao.
Ngồi ra, các ngân hàng có quy mơ lớn thường được các tổ chức tài chính chú ý đầu tư, do đó, họ thường có các chiến lược đầu tư ổn định lâu dài. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các ngân hàng chấp nhận một tỷ lệ rủi ro cao hơn vì họ tin tưởng vào sự bảo hộ của Chính phủ khi ngân hàng gặp rủi ro, từ đó làm cho tỷ lệ rủi ro tín dụng gia tăng đáng kể.
Tuy nhiên, biến quy mô ngân hàng dù được giải thích theo hướng nào thì tác giả vẫn kỳ vọng các ngân hàng quy mơ lớn có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu tập trung rủi ro từ hoạt động cho vay.
Chi phí hoạt động có tác động cùng chiều với tỷ lệ rủi ro tín dụng
Biến này được đo lường bằng cách lấy chi phí hoạt động chia cho tổng dư nợ vay. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng quản lý chi phí của đội ngủ quản trị trong ngân hàng. Theo Theo lý luận và kết quả nghiên cứu của Hess & cộng sự (2009), của Berger & De Young (1997) và Salas & Saurina (2002) chỉ ra rằng có mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ chi phí hoạt động và rủi ro tín dụng. Theo kết quả mơ hình hồi quy, dấu của hệ số hồi quy tương tự với giả thuyết mà tác giả đã đưa ra và của các nghiên cứu đã nêu trên khi hệ số hội quy là 0.079, và với giá trị thống kê p-value là 0.006 có nghĩa là biến tỷ lệ chi phí có ý nghĩa thống kê vớ độ tin cậy đến 99%. Từ đó, ta có
thể kết luận có mối tương quan thuận chiều giữa biến tỷ lệ chi phí hoạt động và rủi ro tín dụng.
Trước năm 2011, khi đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn năm 2011 – 2015” ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ- TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ thì chi phí hoạt động của các ngân hàng thật sự bất ổn. Tình trạng thiết lập thêm các ngân hàng mới, cũng như mở chi nhánh/ phòng giao dịch tràn lan, nhân sự tuyển dụng ồ ạt đã khiến cho chi phí hoạt động của các ngân hàng gia tăng đáng kể. Khi các ngân hàng mở rộng quy mơ thì rất khó sâu sát vào hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch, đặc biệt là các phòng ở các vùng miền xa xơi, dễ dẫn đến tình trảng lỏng lẻo trong cơng tác thẩm định và xét duyệt hồ sơ vay, xác suất xảy ra rủi ro tín dụng gia tăng. Vì vậy mà cứ khi nào chi phí hoạt động năm trước gia tăng, thì giá trị trích lập dự phịng cho hoạt động tín dụng vào năm sau sẽ tăng theo, vì để một chi nhánh/ phịng giao dịch ngân hàng đi vào ổn định thì cần ít nhất một năm hoạt động, lượng khách hàng ngày càng gia tăng theo thời gian, dư nợ cho vay theo đó cũng tăng lên, rủi ro tín dụng gia tăng. Từ sau khi đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn năm 2011 – 2015” được triển khai và sau đó tiếp tục giai đoạn 2 từ năm 2014 – 2016, chi phí hoạt động cũng như rủi ro tín dụng được giảm đi đáng kể. Kết luận này cho thấy, một ngân hàng với chi phí hoạt động cao bểu thị cho năng lực quản lý và kiểm sốt, rủi ro tín dụng gia tăng là điều không tránh khỏi.
Lợi nhuận thuần trước chi phí dự phịng có tác động nghịch chiều với tỷ lệ rủi ro tín dụng
Biến EBP đo lường tỷ lệ Lợi nhuận thuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trước chi phí dự phịng trên tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Tỷ số này được sử dụng như công cụ kiểm tra hiện tượng che giấu thu nhập của các ngân hàng thơng qua hình thức chuyển lợi nhuận vào chi phí dự phòng nhằm hạn chế tiền thuế thu nhập phải nộp. Tác giả lý luận, lợi nhuận thấp khơng có nghĩa là các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, mà có thể, các ngân hàng đang gia tăng về cả huy động lẫn tín dụng nên lợi nhuận thực tế rất cao, để tránh tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nên cố tình gia tăng chi phí dự phịng tín dụng, mà khi các ngân hàng tăng trưởng về tín dụng
thì rủi ro trong hoạt động này cũng tăng theo. Như vậy, giả thuyết tác giả đưa ra là có mối quan hệ nghịch chiều giữa biến lợi nhuận thuần trước chi phí dự phịng và rủi ro tín dụng.
Đây là biến nghiên cứu có sự đổi mới của tác giả, vì biến này hầu như chỉ được nghiên cứu khoa học tại nước ngồi, tại Việt Nam chỉ có tác giả Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Ngọc Điệp khi nghiên cứu “Ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm đến rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam” (2015) là có đề cập đến, nhưng kết quả lại ra khơng có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, sau khi chạy mơ hình hồi quy tác giả thu về kết quả ở mức ý nghĩa 10% và hệ số hối quy mang dấu âm -0.024 đúng như giả thuyết nghiên cứu, điều này trùng với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như Cavallo & Majnoni (2001), Hess & cộng sự (2009), Greenawalt & Sinkey (1998), Fudenberg & Tirole (1995) và Kanagaretnam & cộng sự (2003). Kết quả này có thể phần nào phản ánh tình trạng bảo thủ cũng như lối mịn trong tư tưởng của các nhà quản trị tài chính của ngân hàng Việt Nam, và trách nhiệm thuộc về bộ phận kiểm tốn nhà nước khi thật sự khơng sâu sát trong công tác kiểm tra, giám sát và khuyến khích các ngân hàng tự nguyện nộp thuế thu nhập để làm minh bạch báo cáo tài chính. Tuy nhiên, năm 2016 đã có dấu hiệu khả quan hơn khi kinh tế Việt Nam đang dẩn ổn định trở lại, các nhà đầu tư nước ngồi tự tin rót vốn đầu tư cho các NHTM Việt Nam, giúp cho tình trạng minh bạch tài chính cũng đã cải thiện đáng kể.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương này trình bày về mơ hình, phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu thực nghiệm về một số yếu tố tác động đến tỷ lệ rủi ro tín dụng trong hệ thống NHTM Việt Nam dựa trên dữ liệu thu thập từ báo cáo thường niên của các ngân hàng này trong giai đoạn từ năm 2009 – 2016.
Tác giả lựa chọn 4 yếu tố: Tăng trưởng tín dụng, Quy mơ ngân hàng, Chi phí hoạt động và Lợi nhuận thuần trước chi phí dự phịng để đưa vào mơ hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là tỷ lệ rủi ro tín dụng (CRR) và ký hiệu 4 biến độc lập lần lượt là: LG, SIZE, CIR và EBP.
Tham khảo lý luận của các nhà nghiên cứu trước và lý luận của riêng tác giả để hình thành các giả thuyết về mối tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Kết quả về dấu của các hệ số hồi quy của các biến độc lập như sau:
+ Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng + Quy mơ ngân hàng có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng
+ Chi phí hoạt động có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng
+ Lợi nhuận thuần trước chi phí dự phịng có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng
Tác giả trình bày cơ sở sử dụng phương pháp hội quy POOL OLS, FEM, REM để ước lượng. Sau đó tác giả trình bày tiến hành các kiểm định cần thiết và khắc phục các hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan bằng phương pháp hồi quy FGLS. Tác giả trình bày kết quả nghiên cứu hồi quy, xác định các biến ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng có ý nghĩa thống kê, phân tích các hệ số hồi quy từ đó biết được mối tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Và kết quả thu được như sau: các biến tác động thuận chiều với rủi ro tín dụng bao gồm biến tăng trưởng tín dụng, quy mơ ngân hàng và chi phí với hoạt với mức ý nghĩa đều đạt 1%, biến còn lại là biến lợi nhuận thuần trước chi phí dự phịng có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng ở mức ý nghĩa 10%. Tác giả xem xét mối tương quan trong thực trạng thực tế tại Việt Nam từ đó có ý tưởng hình thành những giải pháp cho chương tiếp theo.
CHƯƠNG 5 – GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TỪ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGHIÊN CỨU