Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phong cách lãnh đạo đến hành vi công dân tổ chức hướng về thay đổi thông qua sự trao đổi lãnh đạo nhân viên trường hợp công chức cục hải quan tây ninh (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá các thành phần của thang đo các phong cách lãnh đạo cách lãnh đạo

Sau khi kiểm tra mức độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha, có 19 biến quan sát đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để đánh giá lại mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần.

Kết quả đánh giá lần 1 (Bảng số 1, Phụ lục 6) cho thấy KMO = 0.769 > 0.5, nghĩa là các yếu tố phù hợp cho việc chạy EFA. Mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05 điều này chứng tỏ các biến quan sát có mối quan hệ tương quan với nhau trong tổng thể dữ liệu dùng để chạy EFA.

Kết quả phân tích EFA lần 1 (Bảng số 2, Phụ lục 6), cho thấy có 3 nhân tố được trích từ 19 biến quan sát,tại mức giá trị Eigenvanlues lớn hơn 1 có phương sai trích là 59,490% > 50%, đạt yêu cầu.

Dựa trên ma trận xoay lần 1- Rotated Component Matrixa

(Bảng số 3, Phụ lục 6) biến quan sát LDDD10bị loại do có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5.

Sau khi loại biến LDDD10, kết quả đánh giá lần 2 (Bảng số 4, Phụ lục 6) cho thấy KMO = 0.758> 0.5, nghĩa là các yếu tố phù hợp cho việc chạy EFA; mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 điều này chứng tỏ các biến quan sát có mối quan hệ tương quan với nhau trong tổng thể dữ liệu dùng để chạy EFA.

Kết quả phân tích EFA lần 2 (Bảng số 5, Phụ lục 6) cho thấy có 03 nhân tố được trích từ 18 biến quan sát. Tại mức giá trị Eigenvanlues lớn hơn 1 có phương sai trích bằng 61.042% > 50% cho thấy đạt yêu cầu.

Dựa trên ma trận xoay lần 2 - Rotated Component Matrixa (Bảng số 6, Phụ lục 6), biến LDCT4 có hệ số tải nhân tố > 0.5 nhưng vừa tải lên cho nhân tố số 2 vừa tải lên cho nhân tố số 3 và có tương quan hệ số tải nhân tố < 0.3 do đó biến LDCT4 bị loại bỏ.

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett

Kiểm định KMO và Bartlett

Kiểm định KMO .742

Kiểm định Bartlett Approx. Chi-Square 1791.883

df 136

Sig. .000

Nguồn Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả đánh giá lần 3 (Bảng 4.3) cho thấy KMO = 0.742 > 0.5, nghĩa là các yếu tố phù hợp cho việc chạy EFA. Mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05 điều này chứng tỏ các biến quan sát có mối quan hệ tương quan với nhau trong tổng thể dữ liệu dùng để chạy EFA.

Kết quả phân tích EFA lần 3 (Bảng 4.4) cho thấy có 3 nhân tố được trích từ 17 biến quan sát. Hai biến quan sát LDDD6 và LDDD7 có hệ số tải nhân tố > 0.5, vừa tải lên cho nhân tố số 1 vừa tải lên cho nhân tố số 2 nhưng có tương quan hệ số tải nhân tố > 0.3 do đó khơng bị loại. Tại mức giá trị Eigenvanlues lớn hơn 1 có phương sai trích bằng 61.577% (lớn hơn 50%) cho thấy đạt yêu cầu.

Kết quả phân tích EFA các thành phần của thang đo các phong cách lãnh đạo biến có 02 biến quan sát bị loại bao gồm: biến LDDD10 (Lãnh đạo của tôi tự hỏi “làm như thế nào cho đúng?” khi đưa ra quyết định) và LDCT4 (Lãnh đạo của tôi động viên khi tôi làm việc tốt hơn mức trung bình). Kết quả này phù hợp vì trong thực tế khi tác giả tiến hành khảo sát trực tiếp thì đối tượng khảo sát hầu như ít quan tâm đến 2 biến này. Đối với biến quan sát LDCT4, người được khảo sát cho rằng khơng cần thiết vì biến quan sát này mang tính chất đạo đức nhiều hơn là trao đổi; đối với biến quan sát LDDD10 xét về mặt nội dung thì đã được thể hiện một phần trong biến LDDD5 (Công bằng trong việc ra các quyết định). Vì vậy, việc loại bỏ 2 biến này là hợp lý và không ảnh hưởng đến sự lãnh đạo đạo đức và sự lãnh đạo chuyển tác đã đề cập trong mơ hình đề xuất.

Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA các thành phần của thang đo các phong cách lãnh đạo

Tên các biến độc lập Biến quan sát

Các biến độc lập 1 2 3 Lãnh đạo đạo đức LDDD1 LDDD2 LDDD3 LDDD4 LDDD5 LDDD6 LDDD7 LDDD8 LDDD9 .763 .753 .695 .692 .730 .656 .679 .715 .747 .354 .369 Lãnh đạo chuyển dạng LDCD1 LDCD2 LDCD3 LDCD4 LDCD5 .896 .656 .691 .865 .702 Lãnh đạo chuyển tác LDCT1 LDCT2 LDCT3 .843 .857 .749 Tiêu chí Eigenvalues 6.624 2.078 1.767

Phương sai trích tích lũy 61.577%

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá thang đo sự trao đổi lãnh đạo - nhân viên viên

Kết quả kiểm định KMO và Barlett cho thấy các biến quan sát của thang đo sự trao đổi lãnh đạo - nhân viên có mối quan hệ tương quan với nhau và đủ điều kiện để phân tích nhân tố (vì KMO = 0.651 > 0.50 và Sig. = 0.000 < 0.5).

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett

Kiểm định KMO và Bartlett

Kiểm định KMO .651

Kiểm định Bartlett Approx. Chi-Square 396.845

df 6

Sig. .000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Bảng 4.6: Kết quả phân tích EFA các thành phần của thang đo sự trao đổi lãnh đạo - nhân viên

Tên biến Biến quan sát

Nhân tố 1

Sự trao đổi lãnh đạo - nhân viên

LMX1 .751

LMX2 .863

LMX3 .779

LMX4 .912

Tiêu chí Eigenvalues 2.746

Phương sai trích tích lũy 68.647%

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả thể hiện trên Bảng 4.6 cho thấy, ở mức ý nghĩa Eigenvalues = 2.746 > 1, có 1 nhân tố được rút ra từ 4 biến quan sát và phương sai trích được là 68.647% và các nhân tố đều có hệ số tải nhân tố > 0.5.

4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá thang đo hành vi công dân tổ chức hướng về thay đổi hướng về thay đổi

Kết quả kiểm định KMO và Barlett cho thấy các biến quan sát của thang đo hành vi công dân tổ chức hướng về thay đổicó mối quan hệ tương quan với nhau và đủ điều kiện để phân tích nhân tố (vì KMO = 0.788 > 0.50 và Sig. = 0.000 < 0.5).

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett

Kiểm định KMO và Bartlett

Kiểm định KMO .788

Kiểm định Bartlett Approx. Chi-Square 773.387

df 28

Sig. .000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả thể hiện trên Bảng 4.8 cho thấy, ở mức ý nghĩa Eigenvalues = 4.492 > 1, có 1 nhân tố được rút ra từ 8 biến quan sát và phương sai trích được là 56.150% và các nhân tố đều có hệ số tải nhân tố > 0.5.

Bảng 4.8: Kết quả phân tích EFA các thành phần của thang đo hành vi công dân tổ chức hướng về thay đổi

Tên biến Biến quan sát Nhân tố

1

Hành vi công dân tổ chức hướng về thay đổi

COCB1 .806 COCB2 .786 COCB3 .599 COCB4 .799 COCB5 .694 COCB6 .799 COCB7 .768 COCB8 .718 Tiêu chí Eigenvalues 4.492

Phương sai trích tích lũy 56.150%

Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự trao đổi lãnh đạo - nhân viên đã có sự thay đổi, chỉ còn lại 17 biến quan sát (Bảng 4.4) sau khi loại 2 biến quan sát (LDCT4 và LDDD10), nhưng vẫn giữ nguyên 3 nhân tố như ban đầu. Thang đo sự trao đổi lãnh đạo - nhân viên gồm 4 biến quan sát (Bảng 4.6) và thang đo hành vi công dân tổ chức hướng về thay đổi gồm 8 biến quan sát (Bảng 4.8) vẫn giữ ngun. Do đó, mơ hình nghiên cứu khơng có sự điều chỉnh, cụ thể:

Nhân tố lãnh đạo đạo đức gồm 9 biến quan sát: LDDD1, LDDD2, LDDD3, LDDD4, LDDD5, LDDD6, LDDD7, LDDD8, LDDD9.

Nhân tố lãnh đạo chuyển dạng gồm 5 biến quan sát: LDCD1, LDCD2, LDCD3, LDCD4, LDCD5.

Nhân tố lãnh đạo chuyển tác gồm 3 biến quan sát: LDCT1, LDCT2, LDCT3. Nhân tố sự trao đổi lãnh đạo - nhân viên gồm 4 biến quan sát: LMX1, LMX2, LMX3, LMX4.

Nhân tố hành vi công dân tổ chức hướng về thay đổi gồm 8 biến quan sát: COCB1, COCB2, COCB3, COCB4, COCB5, COCB6, COCB7, COCB8.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phong cách lãnh đạo đến hành vi công dân tổ chức hướng về thay đổi thông qua sự trao đổi lãnh đạo nhân viên trường hợp công chức cục hải quan tây ninh (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)