ĐỊNH HƢỚNG CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 72)

Tái cấu trúc hệ thống NHTM là vấn đề trọng yếu của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Đề án này đã được Chính phủ và cả Trung ương Đảng đề xuất thực hiện. Do đó cần có những giải pháp cụ thể để giúp cho các NHTM hoạt động ổn định và ngày càng phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh trong những năm tiếp theo.

4.1. ĐỊNH HƢỚNG CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VIỆT NAM

Xuất phát từ những yếu kém của hệ thống tài chính Việt Nam và những hệ lụy đến nền kinh tế đất nước, Chính phủ Việt Nam đã có sự lựa chọn đúng đắn khi xác định 3 lĩnh vực quan trọng nhất của đề án tái cơ cấu nền kinh tế. Ba đối tượng này đóng vai trị quan trọng cho việc hình thành cơ cấu kinh tế của nề kinh tế với một mơ hình tăng trưởng và ổn định mới:

- Tái cơ cấu thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống NHTM, - Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng

công ty Nhà Nước,

- Tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công.

Khó khăn của nền kinh tế Việt Nam bắt đầu từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và những yếu kém của nền kinh tế. Chính vì vậy, giải pháp cho nền kinh tế nước ta là đổi mới căn bản hệ thống để khuyến khích huy động và phân bổ nguồn lực có hiệu quả hơn, tạo ra lợi nhuận và giái trị gia tăng ngày càng cao. Kinh nghiệm thực hiện cho thấy khi thị trường và cơ chế thị trường được mở rộng và hoạt động tốt hơn, cạnh tranh thực sự và bình đẳng hơn, mở cửa nhiều hơn, tạo cơ hội nhiều hơn cho khu vực tư nhân, tạo một môi trường kinh doanh chung cho

nền kinh tế thì lúc đó nền kinh tế mới ổn định và phát triển được. Tái cấu trúc nền kinh tế chính là hướng đi đến những mục tiêu này.

Đến nay, tái cấu trúc chỉ mới ở giai đoạn đầu, chưa tập trung giải quyết vấn đề căn bản là tạo lập một hệ thống động lực khuyến khích mới để phân bố lại nguồn lực trong toàn xã hội, làm cho nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn, hợp lý và bền vững hơn. Qua một năm triển khai chương trình tái cơ cấu, Chính phủ đã dành rất nhiều cơng sức để xây dựng một hệ thống văn bản. Tuy nhiên, chất lượng văn bản khơng cao, nhiều nội dung cịn thiếu tường minh, khơng rõ ràng.

Ngoài ra, kế hoạch 5 năm của đề án cũng đề ra 3 khâu đột phá quan trọng. Một là, đột phá một nổ lực vượt bậc trên lĩnh vực thiết lập thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai là xây dựng kết cấu hạ tầng và thứ ba là nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. Cả ba khâu đột phá đó cho đến nay được thực hiện rất khiêm tốn và việc Nhà nước đã can thiệp quá nhiều vào thị trường. Trong khi đó, những việc chính yếu của Nhà nước như bảo đảm luật pháp, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mơ thì Nhà nước lại làm kém hiệu quả. Việc thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế với các giải pháp cịn rất chung chung và q trình triển khai cịn chậm, chưa có những chuyển biến cụ thể nào trong từng nội dung nền kinh tế. Trong khi đó, nền kinh tế lại đang đuối dần. Do đó, việc tái cấu trúc nền kinh tế hiện nay là một vấn đề hết sức cấp thiết, không thể chậm trễ hơn được nữa.

Tái cấu trúc hệ thống NHTM là một quá trình thường xun liên tục khắc phục những khó khăn, yếu kém và chủ động đối phó với những thách thức để các NHTM không ngừng phát triển một cách an toàn, hiệu quả, vững chắc và đáp ứng yêu cầu tốt hơn phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới. Để thực hiện tái cấu trúc hệ thống NHTM cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như:

- Phát triển hệ thống các TCTD đa dạng về sở hữu, quy mơ và loại hình phù hợp với đặc điểm kinh tế Việt Nam hiện nay.

- Tiếp tục khuyến khích các NHTM sáp nhập, hợp nhất theo nguyên tắc tự nguyện, đảm bảo quyền lợi của người gởi tiền và các quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan.

- Thực hiện cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị của các TCTD theo hình thức, biện pháp và lộ trình thích hợp.

- Không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 72)