NAM
Sau gần hai năm thực hiện các biện pháp tái cơ cấu, hệ thống NHTM vượt qua thời kỳ khó khăn nhất khi đã hồn thành cơ bản nhiệm vụ tái cơ cấu sở hữu và tư cách pháp nhân của những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) yếu kém, các công ty tài chính và cho th tài chính. Đó là NHNN đã tích cực áp dụng các biện pháp để thúc đẩy quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM trong thời gian qua, thơng qua việc phân nhóm và sáp nhập, đây là một biện pháp thường sử dụng theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, biện pháp của NHNN chỉ giúp cho các TCTD yếu kém nhằm giải quyết về thanh khoản trong ngắn hạn. Mặt khác, việc tiến hành tái cấu trúc hệ thống NHTM phải tạo được lợi thế cạnh tranh và động lực phát triển cho toàn hệ thống NHTM. Do đó NHTM và NHNN cần tập trung vào một số vấn đề trọng tâm để tái cấu trúc thành công:
Đầu tiên là các vấn đề pháp lý:
- Hồn thiện khn khổ pháp lý hoạt động của hệ thống NHTM, đặc biệt là
các quy định an toàn hoạt động để hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng. - NHNN tạo điều kiện cho các NHTM tái cơ cấu lại nợ, thu nợ, giảm lãi suất, đẩy mạnh thủ tục pháp lý để xử lý nợ. Ngồi ra, Chính phủ cần cho phép miễn giảm một số loại thuế, phí đối với các TCTD được xử lý mua, bán, sáp nhập.
phương pháp trích lập dự phịng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các TCTD.
- Khơng chỉ NHNN mà Chính Phủ cần có những giải pháp tổng thể và kịp thời để xử lý nợ xấu của các NHTM về các “nút thắt” gây ra nợ xấu. Đó là “phá băng” thị trường bất động sản, giải quyết hàng tồn kho cho các doanh nghiệp, thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ xây dựng mua nhà xã hội cho những người có thu nhập thấp với 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên gói này chưa được giải ngân nhiều do chính sách quy định chưa rõ ràng.
- NHNN cần có chính sách kiểm sốt để các NHTM nhằm nâng cao chất lượng tài sản, kiểm sốt chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu và điều quan trọng là cần đẩy nhanh, dứt điểm tái cơ cấu các NHTM. Đẩy nhanh cơ cấu đầu tư công, bao gồm cả xử lý nợ tồn đọng xây dựng cơ bản. Theo kinh nghiệm của các nước khác thì có 6 phương thức xử lý nợ chủ yếu như:
Cơ cấu lại nợ,
Miễn giảm lãi và phí tín dụng, Mua và bán nợ,
Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý,
Xử lý, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, Chuyển nợ thành vốn góp.
Quy mô vốn của các NHTM: Các NHTM cần tăng quy mơ và năng lực tài
chính thơng qua việc tăng vốn để đảm bảo đủ mức vốn tự có theo tiêu chuẩn an tồn vốn của Hiệp ước vốn để đảm bảo đủ mức vốn tự có theo Basel II đến năm 2015. Đó là có thể thơng qua phát hành cổ phiếu bổ sung, mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng và mở rộng nguồn vốn huy động.
Hiện tại, theo NHNN tổng hợp báo cáo từ các tổ chức tín dụng, tổng nợ xấu của toàn ngành ngân hàng đang giảm xuống, chứng tỏ các biện pháp triển khai để giải
quyết nợ xấu của hệ thống NHTM tương đối đạt hiệu quả, đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.
NHNN cần tăng cƣờng quản trị rủi ro và nâng cao hiệu quả của thanh tra, giám sát ngân hàng: Hiện nay hoạt động quản trị rủi ro trong toàn hệ thống NHTM
chưa được kiểm sốt chặt chẽ, cịn nhiều bất cập. Theo như Đề án, đến cuối năm 2015, các NHTM mới đạt mức vốn tự có để bù đắp rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp theo quy định của Hiệp ước vốn Basel II. Hệ thống quản trị rủi ro phải độc lập và có đủ sức mạnh trước những biến động xảy ra. Đó là phải tách bạch giữa quản trị rủi ro với các bộ phận kinh doanh, nghiệp vụ của ngân hàng. Ngoài ra, quản trị rủi ro cần có đầy đủ cơng cụ, mơ hình, phương tiện để có thể phát hiện, đo lường, báo cáo và xử lý rủi ro theo các thông lệ tiên tiến.
Vấn đề xử lý nợ xấu của các NHTM: Hiện nay NHNN và các NHTM đang
tích cực xử lý nợ xấu nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Tính đến ngày 16/12/2013, VAMC đã mua được gần 28.170 tỷ đồng dư nợ gốc. Với tiến độ trên, dự kiến đến cuối năm 2013 VAMC sẽ mua được khoảng 30 - 35 nghìn tỷ đồng nợ xấu, như kế hoạch dự tính từ tháng 10/2013. Theo NHNN thì tổng số nợ xấu đã được xử lý và đưa ra theo dõi ngoại bảng trong năm 2012 và 10 tháng 2013 là 105,9 nghìn tỷ đồng. Ngồi ra, tính đến cuối tháng 10/2013, tổng số dư các khoản nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ là 316,8 nghìn tỷ đồng. Do đó, các NHTM cần tích cự thực hiện mua bán nợ với VAMC để xử lý nhanh nợ xấu tồn đọng.
Ngoài ra, đối với những cơng ty có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh nếu được các ngân hàng tái cấu trúc lại. Hiện nay có hai cơng ty được tái cơ cấu thành công là trường hợp của Công ty thủy sản Phương Nam và Cơng ty thủy sản Bình An. Hai cơng ty này có tổng nợ xấu lên tới hơn 3.000 tỷ đồng nhưng được các ngân hàng thống nhất kế hoạch tái cơ cấu lại. Như vậy, đối với những công ty có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh thì các ngân hàng cần tạo điều kiện để tiếp tục hoạt động.
hàng cần phải rà soát, làm chặt lại các khâu xét duyệt cho vay vốn để tránh phát sinh gây nợ xấu và thực hiện hàng loạt biện pháp khác để đánh giá hiệu quả kinh doanh của cơng ty. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần phải xây dựng một phương án mới để giải quyết vấn đề nợ xấu tại hàng loạt cơng ty khác mà mình có dư nợ. Chỉ khi nào có tất cả các giải pháp hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể thì việc giải quyết nợ xấu của ngân hàng mới được giải quyết một cách triệt để.
Vấn đề sở hữu chéo của các NHTM: NHNN cần kiểm soát kỹ hơn về tỷ lệ sở
hữu vốn điều lệ của các cổ đông theo Điều 55 của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. Sở hữu chéo ngân hàng – ngân hàng, nhóm lợi ích – nhiều ngân hàng tồn tại bởi lẽ tại Việt Nam, khi một ngân hàng được cấp phép hoạt động, giấy phép đó được coi là có giá trị. Những ngân hàng lớn đầu tư vì muốn biến ngân hàng nhỏ thành “sân sau” để có thể cho vay mà khơng giám định. Điều đó dẫn tới rủi ro khi ngân hàng nhỏ bị khủng hoảng thì ngân hàng lớn cũng bị hệ lụy theo. Vấn đề sở hữu chéo là vấn đề rất phức tạp, vì vậy, việc giải quyết sở hữu chéo ngân hàng là một vấn đề khó khăn cho cho q trình tái cấu trúc hệ thống NHTM.
Tăng cƣờng minh bạch thông tin: NHNN đã ban hành Thông tư số 35/2011/TT-NHNN (hiệu lực 01/04/2012) quy định về việc công bố và cung cấp thông tin. Mặc dù việc công bố thơng tin này cho thấy sự minh bạch hóa hoạt động của hệ thống NHTM nhưng những thông tin này vẫn cần phải được công bố rộng rãi. Bởi vì minh bạch thơng tin, nhất là công khai về xử lý nợ xấu sẽ tạo ra một hệ thống NHTM phát triển lành mạnh, làm nền tảng cho việc cơ cấu toàn bộ nền kinh tế. NHNN đóng vai trị quản lý vĩ mơ phải có các giải pháp hỗ trợ NHTM lành mạnh hóa tình hình tài chính, đặc biệt bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, tránh các trường hợp phản ứng dây chuyền cho cả hệ thống NHTM.
Cơ cấu lại vốn tự có của NHTM và cải thiện tính thanh khoản của hệ thống: Hiện nay quy mơ vốn tự có của mỗi ngân hàng tối thiểu đã 3.000 tỷ đồng,
tuy nhiên một số ngân hàng nhỏ đạt được mức vốn tự có trên là do sở hữu chéo giữa các NHTM và nhà đầu tư với nhau dễ gặp tình trạng mất thanh khoản. Vốn tự có tối
thiểu đã tăng lên nhưng so với nền kinh tế ngày càng lớn mạnh và so với các nước trong khu vực thì vẫn cịn thấp. Do đó, Chính phủ có thể đầu tư vào cổ phần của các ngân hàng nhỏ, yếu kém này và sau bán lại cho các nhà đầu tư khi các ngân hàng dần đi vào ổn định. Với vai trò là cổ đơng chính, Chính phủ sẽ yêu cầu các ngân hàng bị quốc hữu hóa thực hiện các chương trình tái cấu trúc tài sản và nguồn vốn. Thứ hai là Chính phủ có thể thực hiện hình thức đồng tài trợ. Đó là khi nhà đầu tư góp vốn vào các ngân hàng gặp khó khăn thì Chính phủ cũng cam kết góp vốn vào ngân hàng đó theo một tỷ lệ nhất định với vai trị nhà đầu tư thứ hai. Từ đó tạo niềm tin cho nhà đầu tư về khả năng vực dậy của ngân hàng. Tuy nhiên, hai cách đầu tư trên có thể gây ảnh hưởng đến chính sách tài khóa và tiền tệ. Ngồi ra, Chính phủ có thể nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên một mức cao hơn trong một khoảng thời gian nhất định, kèm theo điều kiện bán lại cổ phần trong tương lai đảm bảo tính an tồn cũng như mức quy định về tỷ lệ nắm giữ của cổ đơng nước ngồi.
Nhằm tăng cường khả năng thanh khoản cho các NHTM hiện nay, NHNN có thể xem xét cho áp dụng các cơ chế thanh khoản đặc biệt, trong đó hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng bằng cách sử dụng các công cụ phi tiền mặt như là cung cấp bảo lãnh cho các khoản vay liên ngân hàng. Trong thời gian qua, nhiều ngân hàng thận trọng trong việc cho vay trên thị trường liên ngân hàng do lo ngại vấn đề nợ xấu thì biện pháp này có thể tạo được sự tin tưởng giữa các ngân hàng, từ đó tạo ra động lực cho các ngân hàng cung cấp các khoản vay để làm dịu bớt trạng thái căng thẳng thanh khoản trên thị trường.
Cải thiện lòng tin vào hệ thống ngân hàng: Vấn đề tái cấu trúc rất phức tạp và
nhạy cảm nên cần có sự tin tưởng của người dân vào hệ thống NHTM. Do đó, điều đầu tiên là Chính phủ và NHNN đưa ra những bước đi tái cơ cấu rõ rãng để người dân hiểu được. Đó là hệ thống NHTM phải đảm bảo sự minh bạch thông tin trong các hoạt động của ngân hàng. Cần xây dựng cơ chế đề người dân có khả năng tiếp cận thông tin đầy đủ. Ngoài ra cần xem xem xét để tăng mức bảo hiểm tiền gửi cũng như phí bảo hiểm vì hiện nay chỉ có mức phí bảo hiểm tối đa 50 triệu đồng.
Việc tái cấu trúc các NHTM khơng hiệu quả có thể làm giảm sút niềm tin của người dân. Khi đó người dân sẽ nghĩ ngay đến việc ngân hàng đang gặp khó khăn, lâm vào tình trạng phá sản hay chuẩn bị đổ vỡ nên dễ xảy khủng hoảng dây chuyền. Chính vì vậy Chính phủ, NHNN và NHTM cần trấn an tâm lý trên và lấy lại được niềm tin từ người gửi tiền bằng các hoạt động thông tin, tuyên truyền.
Thành lập các tổ chức thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống NHTM: Hiện nay
NHNN đã thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC) để mua bán nợ xấu với các NHTM. Thông qua việc mua và xử lý nợ xấu, VAMC sẽ giảm áp lực trả nợ, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý khó khăn tài chính tạm thời. Khi doanh nghiệp bán nợ cho VAMC sẽ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; giảm hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh tốn; đầu tư, cung cấp tài chính. Các doanh nghiệp có nợ xấu bán cho VAMC sẽ được tiếp tục vay vốn của TCTD theo quy định hiện hành.
Tuy nhiên NHNN cần thành lập một tổ chức có quy mơ và quyền lực lớn hơn VAMC. Tồ chức này có thể đứng ra thay mặt Chính phủ thực hiện các biện pháp tái cơ cấu từ tổ chức đến hệ thống nhân sự, nghiệp vụ của NHTM chứ khơng riêng gì mua bán nợ xấu. Ngồi ra cần áp dụng các thành tựu, kinh nghiệm từ hệ thống NHTM nước ngồi. Cùng với đó, NHNN cần hướng các NHTM ở mức trung bình tiếp cận khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những NHTM nhỏ, năng lực quản trị kinh doanh yếu nhất thiết phải sáp nhập vào một NHTM lớn. Sau khi sáp nhập, số lượng NHTM sẽ giảm nhưng quy mô vốn sẽ tăng lên.
Bảo hiểm tiền gởi: Theo quy định hiện nay thì một món tiền gởi được bảo hiểm
tối đa là 50 triệu đồng. Như vậy là quá thấp so với giá trị tiền gởi và cũng không được khách hàng quan tâm. Do đó, trong thời gian sắp tới, Chính phủ và NHNN cần thay đổi quy định về bảo hiểm tiền gởi và tổ chức bảo hiểm tiền gởi. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và góp phần đảm bảo an tồn hoạt động ngân hàng trong q trình tái cấu trúc hệ thống NHTM tại Việt Nam.
quá trình tổ chức lại cơ cấu trong hệ thống bằng cách hình thành mới, cắt bỏ đi, tăng hay giảm các TCTD, các nghiệp vụ kinh doanh, bộ phận của hệ thống. Về bản chất, tái cấu trúc hệ thống NHTM là sự thay đổi mạnh mẽ, quyết liệt để nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư được phân bổ hiệu quả và tạo ra một sự khích lệ, động lực mới để thúc đẩy tăng tưởng kinh tế.
Tái cấu trúc hệ thống NHTM là vấn đề lớn của nền kinh tế không chỉ ở Việt Nam mà cịn trên thế giới. Hiện nay, có nhiều nước thực hiện tái cấu trúc hệ thống NHTM thành công như Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc và Malaysia. Các nước này đã bị ảnh hưởng nặng nề sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, nhưng nhờ áp dụng mơ hình cấu trúc hợp lý với nguồn lực sẵn có nên đến năm 1999 bước đầu đã có tác động tích cực với mức tăng trưởng kinh tế cao. Đây là kinh nghiệm và cũng là một động lực để Việt Nam tin tưởng vào nền kinh tế sẽ tăng trưởng tốt, ổn định sau khi tái cấu trúc hệ thống NHTM.
Tái cấu trúc hệ thống ngân NHTM chỉ thực hiện thành cơng khi mà q trình tái cấu trúc này gắn liền với quá trình tái cấu trúc của nền kinh tế. Đó là nền kinh tế có một môi trường vĩ mô ổn định, như lạm phát ổn định ở mức hợp lý, cán cân thanh toán thặng dư để giảm áp lực lên tỷ giá, giảm thâm hụt ngân sách để giảm mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư và quan trọng hơn nữa là cải cách doanh nghiệp làm giảm tiềm ẩn nợ xấu trong ngân hàng, tạo một môi trường kinh doanh tốt cho các NHTM.
4.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NHTM ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Qua kết quả của mô hồi quy trong chương 3 đã chứng minh rằng tăng trưởng tín dụng đã tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế. Điều này thực tế cũng đã chứng minh rất rõ vai trò của hệ thống NHTM trong nền kinh tế. Có thể nói hệ thống NHTM hiện nay là “xương sống” của nền kinh tế. Chính nhờ có nguồn vốn của NHTM mà các doanh nghiệp có nguồn vốn bổ sung vào hoạt động kinh doanh, đầu