Vấn đề về sở hữu chéo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 48)

2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.2. Vấn đề về sở hữu chéo

Cấu trúc hệ thống ngân hàng ngày càng đa dạng hóa phù hợp với sự phát triển kinh tế trong nước và xu thế hội nhập, tuy nhiên cơ cấu sở hữu chéo đang chứa đựng những rủi ro và phức tạp nên khó kiểm sốt được hoạt động tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Sở hữu chéo trong hệ thống NHTM bắt nguồn từ các NHTM nhà nước góp vốn với tư cách đại diện cho cổ đơng Nhà nước với mục đích giúp Nhà nước kiểm sốt hoạt động của các NHTM cổ phần. Các hình thức sở hữu chéo càng ngày càng đa dạng từ các cổ đông sở hữu nhiều ngân hàng đến các ngân hàng sở hữu ngân hàng. Tuy nhiên sở hữu chéo cũng có tác động tích cực như giúp các ngân hàng nhỏ mở rộng được quy mơ, nâng cao được năng lực về tài chính, cơng nghệ, nhân sự,....

Đối với NHTM nhà nước thì vấn đề sở hữu vốn khá rõ ràng. Hiện nay trong tổng số 4 NHTM nhà nước thì có 2 NHTM đã được cổ phần hóa và niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam là Vietcombank và Vietinbank. Các NHTM nhà nước cũng ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Đối tác nước ngoài cũng là một nhân tố quan trọng trong việc việc nâng cao quản trị rủi ro, quản lý hệ thống thông tin, phát triển sản phẩm và quản lý nguồn vốn của các ngân hàng trong những năm gần đây.

Đối với các NHTM cổ phần thì phần lớn là do các chủ doanh nghiệp, các tập đoàn trong nước làm chủ. Từ những lợi thế mà các NHTM mang lại, các chủ doanh nghiệp, tập đoàn mua vốn cổ phần của ngân hàng, không chỉ một mà nhiều ngân hàng. Các ngân hàng này đem vốn đầu tư vào các ngân hàng khác, rồi ngân hàng khác đầu tư vào một ngân hàng khác nữa. Từ vịng xốy này, các NHTM lại cho vay các doanh nghiệp mà các chủ ngân hàng đang quản lý. Từ đó làm cho sự kiểm sốt của NHNN trong vấn đề cho vay rất phức tạp.

Vấn đề sở hữu chéo đang ngày càng trở nên phức tạp hơn tại các NHTM. Sự đầu tư chồng chéo lẫn nhau giữa các ngân hàng, đặc biệt đó là sự tham gia của các tập đoàn kinh tế vào hệ thống NHTM đang tạo ra nguy cơ xung đột lợi ích trong

công tác điều hành quản lý tại những ngân hàng này. Ví dụ như vào năm 2010, Vietcombank đã góp vốn vào 4 ngân hàng với tỷ lệ nắm giữ xấp xỉ hoặc trên mức cổ đông chi phối bao gồm: Eximbank (8,19%), SCB (5,29%), MB (11%) và OCB (4,67%). Theo báo cáo tài chính năm 2012 của Vietcombank thì vẫn cịn đầu tư vào hệ thống NHTM như: Eximbank (8,19%), SCB (4,3%), MB (9,79%) và OCB (5,06%). Vietinbank cũng có tỷ lệ đầu tư dài hạn tại SCB (11%) và VietCapitalBank (0.69%). Ngồi ra, có trường hợp một nhà đầu tư sở hữu chi phối nhiều ngân hàng như ACB, KienlongBank, Đại Á,…

Việc đầu tư chồng chéo giữa các ngân hàng này hàm chứa những nguy cơ rủi ro cho toàn bộ hệ thống, cho thị trường vốn và cho cả nền kinh tế. Bởi vì các nguồn lực của nền kinh tế khơng được đánh giá đúng hay nói cách khác là nguồn vốn đầu tư cho các ngân hàng trở nên kém thực chất và tổng vốn thực của hệ thống ngân hàng là thấp nhiều hơn so với con số báo cáo. Điều này có thể gây nên những sai lầm nghiêm trọng trong việc dự báo và đánh giá sai “khả năng chịu đựng” của hệ thống ngân hàng trước những cú sốc kinh tế và tài chính. Sở hữu chéo gây ra những bất cập như:

- Hoạt động của một số ngân hàng bị chi phối bởi một số cổ đông là doanh nghiệp, tạo ra mối quan hệ thiếu minh bạch giữa người đi vay và người cho vay các tổ chức tín dụng và một số doanh nghiệp. Nhiều ngân hàng trong một thời gian dài đã được sử dụng như “sân sau” của doanh nghiệp, thực hiện việc cho vay vào các dự án đầu tư dài hạn dẫn đến mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn tiền huy động và cho vay. Cùng với việc thiếu minh bạch trong các thơng tin tài chính, cơ cấu sở hữu bị pha loãng tạo ra sự bất ổn và thiếu lịng tin cho phía đối tác cho dù họ là người đi vay, cho vay hay là người gửi tiền.

- Sở hữu chéo cũng gây ra vấn đề khó xác định đúng nguồn lực của từng ngân hàng. Như một cổ đông của ngân hàng này, vay vốn của ngân hàng khác để góp vốn vào ngân hàng này và ngược lại. Với tình trạng chủ yếu đó đã gây nên tình trạng tăng vốn ảo trong hệ thống NHTM. Hiện nay nhiều NHTM đã tăng vốn

nhanh chóng nhờ một phần từ sở hữu chéo giữa các NHTM, doanh nghiệp và công ty đầu tư.

- Việc sở hữu chéo gây ra vơ hiệu hóa quy định giới hạn tín dụng của từng ngân hàng. Đó là, một cổ đông không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của một TCTD, một cổ đông là tổ chức không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của một TCTD nhằm hạn chế sự thâu tóm ngân hàng. Do đó, khi sở hữu chéo thì quy định này không ràng buộc được việc giới hạn cho vay. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp, ngân hàng có tỷ lệ cổ phần lớn trong các ngân hàng khác có thể gây áp lực để cho vay, đầu tư vào các dự án của doanh nghiệp hay ngân hàng.

- Ngoài ra, khi sở hữu chéo cũng có thể giúp ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu, giảm được trích lập dự phịng từ đó ảnh hưởng tới mức độ rủi ro của hệ thống NHTM. Đó là ngân hàng sở hữu nhờ ngân hàng được góp cho vay các doanh nghiệp bị nợ xấu tại ngân hàng sở hữu. Từ đó giảm được mức nợ xấu và trích lập dự phịng phải khai báo cho NHTM.

Theo Báo cáo Kinh tế vĩ mô năm 2012 của Ủy ban kinh tế Quốc Hội thì sở hữu chéo được chia thành 6 nhóm như sau: Sở hữu của các NHTM nhà nước và NHTM nước ngoài tại các Ngân hàng liên doanh; Cổ đơng chiến lược nước ngồi tại các NHTM; Cổ đông tại các NHTM là các Cty quản lý quỹ; Sở hữu của NHTM nhà nước tại các NHTM cổ phần; Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần và Sở hữu NHTM cổ phần bởi các tập đoàn, tổng Cty Nhà nước và tư nhân.

Quy mô các NHTM tập trung quá lớn vào 2 trung tâm là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nên xảy ra tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các ngân hàng. Trong một số thời kỳ, nhiều NHTM “đi đêm” với khách hàng trong việc thỏa thuận mức lãi suất huy động bằng cách chi ngoài phần trăm lãi suất huy động so với mức trần của NHNN. Các ngân hàng đua nhau huy động vốn, tăng lãi suất huy động dẫn đến chi phí cho việc huy động vốn cao, làm cho lãi suất cho vay cao. Do đó đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). DNVVN nếu tiệp cận được nguồn vốn vay thì mức

lãi suất cho vay cũng cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn. Lãi suất quá cao cùng với tình trạng kinh doanh giảm, khó khăn do khủng hoảng kinh tế làm cho các DNVVN khó khả năng hoàn trả lãi, vốn cho ngân hàng. Ngoài ra việc gia tăng nhanh chóng số lượng chi nhánh, phịng giao dịch cũng làm tăng chi phí khơng nhỏ của các NHTM, do đó mức lợi nhuận giảm xuống.

Quy mô vốn của các NHTM được cải thiện trong những năm gần đây, tuy nhiên chỉ có các NHTM Nhà nước và một số ít NHTM cổ phần là có sự tăng mạnh về quy mô vốn. Mức quy mô vốn các NHTM hiện nay khá thấp so với mức trung bình trên thế giới và khu vực. Những ngân hàng có quy mơ vốn lớn nhất trong tồn hệ thống như Agribank, Vietinbank, Vietcombank hay BIDV cũng chỉ khoảng hơn 1.000 triệu USD, thấp xa so với một số ngân hàng trong khu vực như ngân hàng Bangkok Thái Lan: hơn 3.000 triệu USD, ngân hàng DBS của Singapore: hơn 9.000 triệu USD, ngân hàng Maybank của Malaysia: hơn 4.000 triệu USD. Với quy mô vốn hiện nay, các NHTM chưa đủ sức thực hiện vai trị dẫn dắt của mình trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)