Mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó với công việc và hành vi công dân tổ chức của công chức cấp phường trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 47)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành khảo sát với cỡ mẫu là 200 cán bộ, công chức đang công tác trên địa bàn 15 phường thuộc quận 4, thành phố Hồ Chí Minh thơng qua hình thức khảo sát điều tra trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Kết thúc điều tra sau khi tiến hành kiểm tra và loại bỏ những bảng câu hỏi bị lỗi, thiếu thông tin (không trả lời hết các câu hỏi hoặc trả lời cùng một mức độ cho các câu hỏi), nghiên cứu đã thu được 186 phiếu trả lời hoàn chỉnh, tương đương với tỷ lệ khoảng 93%. Như vậy, lượng phiếu điều tra hợp lệ và phù hợp được đưa vào phân tích là 186 phiếu.

Thơng tin mẫu điều tra được thống kê theo các tiêu chí: giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi và vị trí cơng tác.

Bảng 4.1. Mơ tả mẫu nghiên cứu

Tiêu chí Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 89 47,8 Nữ 97 52,2 Tuổi Dưới 30 tuổi 64 34,4 30 đến dưới 40 tuổi 93 50,0 Trên 40 tuổi 29 15,6 Trình độ học vấn Trung cấp, cao đẳng 64 34,4 Đại học 111 59,7 Sau đại học 11 5,9 Chức danh/vị trí cơng việc Cơng chức 160 86,0

Lãnh đạo, Trưởng/Phó đầu ngành hoặc

tương đương 26 14,0

Thâm niên công tác

Dưới 1 năm 9 4,8

Từ 1 đến dưới 5 năm 60 32,3

Từ 5 đến dưới 10 năm 60 32,3

10 năm trở lên 57 30,6

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

4.1.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính

Kết quả này cho thấy với 186 mẫu quan sát ngẫu nhiên được lấy từ các phường thuộc quận 4 thì thấy số lượng nữ nhiều hơn nam, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt lớn về giới tính của cơng chức cấp phường trên

địa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, kết quả khảo sát có 89 cơng chức (chiếm 47,8%) là nam giới, 97 cán bộ công chức là nữ giới (chiếm 52,2%).

4.1.2. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi

Thông tin mẫu nghiên cứu khi xem xét theo độ tuổi được mô tả trong biểu đồ 4.2. Chúng tôi phân chia độ tuổi theo 3 cấp độ là: dưới 30 tuổi; từ 30 tuổi đến 40 tuổi và từ 40 tuổi trở lên. Đối với những cán bộ, công chức dưới 30 tuổi là những cán bộ, công chức trẻ, thời gian, kinh nghiệm làm việc chưa nhiều, ở độ tuổi này thường có tâm lý muốn thử thách, khám phá những điều mới lạ, nhưng mức độ gắn bó với tổ chức chưa cao vì cịn nhiều cơ hội lựa chọn công việc giữa khu vực tư nhân và khu vựccông hoặc giữa khu vực công này với khu vực công khác. Ở độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi là độ tuổi bắt đầu có sự chín chắn và kinh nghiệm làm việc nhiều hơn, độ tuổi này bắt đầu đi vào sự ổn định. Cuối cùng ở độ tuổi trên 40 tuổi là nhưng nhân viên đã có nhiều kinh nghiệm, sự ổn định trong công việc.

Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt lớn về độ tuổi của công chức cấp phường trên địa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, kết quả khảo sát có 64 cơng chức trong độ tuổi dưới 30 (chiếm 34,4%), 93 công chức (chiếm 50,0%) ở trong độ tuổi từ 30 đến dưới 40 tuổi và 29 công chức ở độ tuổi trên 40 chiếm tỷ lệ thấp nhất với 15,6%. Với kết quả này cho thấy cán bộ, công chức cấp phường trên địa bàn Quận 4 đa số là từ 40 tuổi trở xuống.

4.1.3. Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn

Thơng tin mẫu khảo sát khi xem xét theo trình độ học vấn được mô tả trong biểu đồ 4.3. Chúng tơi phân chia trình độ học vấn làm 3 cấp độ là trung cấp/cao đẳng, đại học và sau đại học. Cán bộ, cơng chức cấp phường có trình độ trung cấp/ cao đẳng thường là những người hoạt động không chuyên trách hoặc công chức ngạch cán sự (thường phụ trách công việc văn thư, thống kê) đã tuyển trước đây. Cơng chức có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ ít, thường ở cấp lãnh đạo, một số ít là cơng chức tự nâng cao trình độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng khảo sát có

trình độ học vấn chủ yếu là đại học. Cụ thể là trong 186 cơng chức thì có 111 cơng chức là đại học (chiếm 59,7%) và có 64 cán bộ cơng chức là trung cấp, cao đẳng (chiếm 34,4%). Cịn tỷ lệ cơng chức có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ khá nhỏ là 5,9% tương đương 11 công chức.

Bảng 4.2. Kết quả phân tích chéo giữa trình độ học vấn và độ tuổi

Trình độ học vấn

Trung cấp, cao đẳng Đại học Sau đại học

Độ tuổi

Dưới 30 29 30 5

Từ 30 đến 40 tuổi 26 63 4

Trên 40 tuổi 9 18 2

Qua bảng phân tích chéo giữa trình độ học vấn và độ tuổi cho thấy cán bộ, cơng chức có trình độ đại học tập trung trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi, trong khi đó trình độ sau đại học tập trung nhiều trong độ tuổi dưới 30 đến 40 tuổi.

4.1.4. Cơ cấu mẫu theo chức danh/vị trí cơng việc

Thơng tin mẫu nghiên cứu khi xem xét theo chức danh/vị trí cơng việc trong biểu đồ 4.4. Chúng tơi phân chia theo hai mức là công chức/người hoạt động không chuyên trách và chức danh lãnh đạo, trưởng/ phó đầu ngành hoặc tương đương. Theo kết quả khảo sát thì cơ cấu mẫu theo chức danh/vị trí cơng việc là 86,0% thuộc công chức và chỉ 14,0% là Lãnh đạo, Trưởng/phó đầu ngành hoặc tương đương.

Bảng 4.3. Kết quả phân tích chéo giữa vị trí cơng tác và độ tuổi

Vị trí cơng tác

Cơng chức, những người hoạt động không chuyên trách

Lãnh đạo, trưởng/phó đầu ngành

Độ tuổi

Dưới 30 58 6

Từ 30 đến 40 tuổi 82 11

Trên 40 tuổi 20 9

Qua bảng 4.3 phân tích chéo giữa vị trí cơng tác và độ tuổi cho thấy cán bộ, cơng chức giữ vị trí lãnh đạo, trưởng/ phó đầu ngành tập trung trong độ tuổi từ 30 tuổi đến trên 40 tuổi, trong khi công chức, những người hoạt động không chuyên trách khơng giữ vị trí lãnh đạo tập trung trong độ tuổi dưới 30 và từ 30 đến 40 tuổi, giảm mạnh ở độ tuổi trên 40 tuổi, điều này cũng cho thấy trên 40 tuổi công chức bắt đầu rời khỏi cơ quan nhà nước

4.1.5. Cơ cấu mẫu theo thâm niên công tác

Thông tin mẫu nghiên cứu khi xem xét theo thâm niên công tác trong biểu đồ 4.4. Chúng tôi phân chia theo bốn mức là thâm niên dưới 1 năm, từ 1 năm đến 5 năm, từ 5 năm đến dưới 10 năm và 10 năm trở lên. Qua biểu đồ cho thấy phần lớn cơng chức có thời gian công tác trên 1 năm, khi mà tỷ lệ cơng chức có thời gian cơng tác từ 1 đến 10 năm đều chiếm đến 64,6% và trên 10 năm chiếm 30,6%. Còn tỷ lệ dưới 1 năm công tác chiếm tỷ lệ rất nhỏ với 4,8%.

Bảng 4.4. Kết quả phân tích chéo giữa thâm niên công tác và độ tuổi

Thâm niên công tác

Dưới 1 năm Từ 01 đến 05 năm Từ 05 đến 10 năm Trên 10 năm Độ tuổi Dưới 30 7 35 19 3 Từ 30 đến 40 tuổi 2 23 34 34 Trên 40 tuổi 0 2 7 20

Qua bảng 4.4 phân tích chéo giữa thâm niên công tác và độ tuổi cho thấy số lượng cán bộ, công chức tập trung nhiều trong độ tuổi dưới 30 tuổi với thâm niên công tác từ 1 đến 5 năm và từ 30 đến 40 tuổi với thâm niên công tác từ 5 năm đến trên 10 năm

Bảng 4.5. Kết quả phân tích chéo giữa vị trí cơng tác và thâm niên

Vị trí cơng tác

Cơng chức, những người hoạt động không

chuyên trách Lãnh đạo, trưởng/phó đầu ngành Thâm niên Dưới 1 năm 9 0 Từ 01 đến 05 năm 58 2 Từ 05 đến 10 năm 52 8 Trên 10 năm 41 16

Qua bảng 4.5 phân tích chéo giữa vị trí cơng tác và thâm niên cho thấy các cán bộ, công chức giữ vị trí lãnh đạo, trưởng/phó đầu ngành có thâm niên cơng tác từ 1 năm trở lên, trong đó tập trung nhiều ở mức thâm niên trên 10 năm, điều này cho thấy với những chức danh lãnh đạo thì thâm niên cơng tác là một trong những u cầu được đặt ra trong cơng tác bố trí cán bộ. Trong khi đó đối với cơng chức, những người hoạt động khơng chun trách thì thâm niên cơng tác tập trung nhiều từ 1 năm đến 10 năm, sau đó có giảm đi khi cơng tác trên 10 năm, tuy nhiên mức độ giảm khơng nhiều cho thấy cơng chức có thâm niên cao thì lúc này mức lương và phụ cấp cũng đã cao nên thường tiếp tục gắn bó để ổ định cơng việc và hưởng các quyền lợi như bảo hiểm xã hội khi về hưu

4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo

Hệ số Cronbach’s Alpha kiểm định độ tin cậy của thang đo, cho phép ta loại bỏ những biến khơng phù hợp trong mơ hình nghiên cứu.

Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo có Croncach’s Alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally & Burnstein - 1994), theo Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – 2008): Nhiều nhà nghiên cứu dồng ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 là thang đo luờng tốt, từ 0,7 dến 0,8 là sử dụng đuợc. Cũng có nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đuợc trong trường hợp khái niệm đang đo luờng là mới đối với nguời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

4.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo văn hóa hợp lý

Chạy kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo văn hóa hợp lý nhận được kết quả theo bảng 4.6

Bảng 4.6. Kết quả kiểm dịnh Cronbach’s Alpha thang đo văn hóa hợp lý

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại

bỏ biến Thang đo văn hóa hợp lý: Cronbach’s Alpha = 0,810

RC1 8,04 2,906 0,625 0,773

RC2 8,32 2,542 0,701 0,695

RC3 8,35 2,780 0,653 0,745

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

Kết quả bảng trên có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,810 > 0,6 và các hệ số tương quan biến tổng các biến quan sát của thang đo văn hóa hợp lý đều lớn hơn 0,3. Do đó, mức độ tin cậy của dữ liệu khảo sát dành cho các thang đo này đều đảm bảo được độ tin cậy. Kết quả khảo sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA ở bước tiếp theo.

4.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo văn hóa nhóm

Chạy kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo văn hóa nhóm nhận được kết quả theo bảng 4.7

Bảng 4.7. Kết quả kiểm dịnh Cronbach’s Alpha thang đo văn hóa nhóm

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại

bỏ biến Thang đo văn hóa nhóm: Cronbach’s Alpha = 0,763

GC1 7,49 3,127 0,585 0,692

GC2 7,18 3,264 0,606 0,668

GC3 7,63 3,251 0,591 0,685

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

Kết quả bảng trên có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,763 và các hệ số tương quan biến tổng đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3). Như vậy, mức độ tin cậy của dữ liệu khảo sát dành cho các thang đo này đều đảm bảo được độ tin cậy. Kết quả khảo sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA ở bước tiếp theo.

4.2.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo văn hóa phát triển

Chạy kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo văn hóa phát triển được kết quả theo bảng 4.8

Bảng 4.8. Kết quả kiểm dịnh Cronbach’s Alpha thang đo văn hóa phát triển

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại

bỏ biến Thang đo văn hóa phát triển: Cronbach’s Alpha = 0,764

DC1 3,72 0,789 0,619 .

DC2 3,83 0,702 0,619 .

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

Kết quả bảng trên có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,764 và các hệ số tương quan biến tổng đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3). Do đó, mức độ tin cậy của dữ liệu khảo sát dành cho các thang đo này đều đảm bảo được độ tin cậy. Kết quả khảo sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA ở bước tiếp theo.

4.2.4. Kiểm định độ tin cậy của thang đo văn hóa thứ bậc

Chạy kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo văn hóa thứ bậc được kết quả theo bảng 4.9

Bảng 4.9. Kết quả kiểm dịnh Cronbach’s Alpha thang đo văn hóa thứ bậc

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại bỏ

biến

Thang đo văn hóa thứ bậc: Cronbach’s Alpha = 0,861

HC1 3,94 0,921 0,757

HC2 3,89 0,933 0,757

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

Kết quả bảng trên có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,861 và các hệ số tương quan biến tổng đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3). Do đó, mức độ tin cậy của dữ liệu khảo sát dành cho các thang đo này đều đảm bảo được độ tin cậy. Kết quả khảo sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA ở bước tiếp theo.

4.2.5. Kiểm định độ tin cậy của thang đo hành vi công dân tổ chức hướng về người khác hướng về người khác

Chạy kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo hành vi công dân tổ chức hướng về người khác được kết quả theo bảng 4.10

Bảng 4.10. Kết quả kiểm dịnh Cronbach’s Alpha thang đo hành vi công dân tổ chức hướng về người khác

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại

bỏ biến Thang đo hành vi công dân tổ chức hướng về người khác:

Cronbach’s Alpha = 0,803

BI1 12,06 4,175 0,661 0,737

BI2 12,30 3,822 0,674 0,725

BI3 11,96 4,220 0,623 0,753

BI4 12,37 3,867 0,539 0,801

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

Kết quả bảng trên có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,803 và các hệ số tương quan biến tổng đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3). Do đó, mức độ tin cậy của dữ liệu

khảo sát dành cho các thang đo này đều đảm bảo được độ tin cậy. Kết quả khảo sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA ở bước tiếp theo.

4.2.6. Kiểm định độ tin cậy của thang đo hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức hướng về tổ chức

Chạy kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức được kết quả theo bảng 4.11

Bảng 4.11. Kết quả kiểm dịnh Cronbach’s Alpha thang đo hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại

bỏ biến Thang đo hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức:

Cronbach’s Alpha = 0,796

BO1 8,53 1,656 0,722 0,630

BO2 8,53 1,948 0,651 0,713

BO3 8,31 1,989 0,556 0,810

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

Kết quả bảng trên có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,796 và các hệ số tương quan biến tổng đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3). Do đó, mức độ tin cậy của dữ liệu khảo sát dành cho các thang đo này đều đảm bảo được độ tin cậy. Kết quả khảo sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA ở bước tiếp theo.

4.2.7. Kiểm định độ tin cậy của thang đo sự gắn bó với cơng việc

Chạy kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo sự gắn bó với cơng việc nhận được kết quả theo bảng 4.12:

Bảng 4.12: Kết quả kiểm dịnh Cronbach’s Alpha thang đo sự gắn bó với cơng việc

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại

bỏ biến Thang đo sự gắn bó với cơng việc: Cronbach’s Alpha = 0,659

JE1 15,00 6,595 0,593 0,530

JE2 15,26 6,206 0,550 0,537

JE3 14,95 6,890 0,597 0,540

JE4 15,75 8,936 -0,038 0,827

JE5 15,10 6,157 0,593 0,517

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

Kết quả bảng trên có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,659 và các hệ số tương quan biến tổng đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3), trừ biến JE4 có tương quan biến tổng là 0,038 < 0,3. Vì thế biến quan sát không phù hợp này sẽ bị loại bỏ khỏi thang đo. Sau đó, việc kiểm định sẽ được tiến hành với các biến quan sát còn lại. Kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó với công việc và hành vi công dân tổ chức của công chức cấp phường trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 47)