Mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó với công việc và hành vi công dân tổ chức của công chức cấp phường trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 50)

Tiêu chí Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 89 47,8 Nữ 97 52,2 Tuổi Dưới 30 tuổi 64 34,4 30 đến dưới 40 tuổi 93 50,0 Trên 40 tuổi 29 15,6 Trình độ học vấn Trung cấp, cao đẳng 64 34,4 Đại học 111 59,7 Sau đại học 11 5,9 Chức danh/vị trí cơng việc Cơng chức 160 86,0

Lãnh đạo, Trưởng/Phó đầu ngành hoặc

tương đương 26 14,0

Thâm niên công tác

Dưới 1 năm 9 4,8

Từ 1 đến dưới 5 năm 60 32,3

Từ 5 đến dưới 10 năm 60 32,3

10 năm trở lên 57 30,6

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

4.1.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính

Kết quả này cho thấy với 186 mẫu quan sát ngẫu nhiên được lấy từ các phường thuộc quận 4 thì thấy số lượng nữ nhiều hơn nam, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt lớn về giới tính của cơng chức cấp phường trên

địa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, kết quả khảo sát có 89 công chức (chiếm 47,8%) là nam giới, 97 cán bộ công chức là nữ giới (chiếm 52,2%).

4.1.2. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi

Thông tin mẫu nghiên cứu khi xem xét theo độ tuổi được mô tả trong biểu đồ 4.2. Chúng tôi phân chia độ tuổi theo 3 cấp độ là: dưới 30 tuổi; từ 30 tuổi đến 40 tuổi và từ 40 tuổi trở lên. Đối với những cán bộ, công chức dưới 30 tuổi là những cán bộ, công chức trẻ, thời gian, kinh nghiệm làm việc chưa nhiều, ở độ tuổi này thường có tâm lý muốn thử thách, khám phá những điều mới lạ, nhưng mức độ gắn bó với tổ chức chưa cao vì cịn nhiều cơ hội lựa chọn công việc giữa khu vực tư nhân và khu vựccông hoặc giữa khu vực công này với khu vực công khác. Ở độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi là độ tuổi bắt đầu có sự chín chắn và kinh nghiệm làm việc nhiều hơn, độ tuổi này bắt đầu đi vào sự ổn định. Cuối cùng ở độ tuổi trên 40 tuổi là nhưng nhân viên đã có nhiều kinh nghiệm, sự ổn định trong công việc.

Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt lớn về độ tuổi của công chức cấp phường trên địa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, kết quả khảo sát có 64 cơng chức trong độ tuổi dưới 30 (chiếm 34,4%), 93 công chức (chiếm 50,0%) ở trong độ tuổi từ 30 đến dưới 40 tuổi và 29 công chức ở độ tuổi trên 40 chiếm tỷ lệ thấp nhất với 15,6%. Với kết quả này cho thấy cán bộ, công chức cấp phường trên địa bàn Quận 4 đa số là từ 40 tuổi trở xuống.

4.1.3. Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn

Thơng tin mẫu khảo sát khi xem xét theo trình độ học vấn được mơ tả trong biểu đồ 4.3. Chúng tơi phân chia trình độ học vấn làm 3 cấp độ là trung cấp/cao đẳng, đại học và sau đại học. Cán bộ, cơng chức cấp phường có trình độ trung cấp/ cao đẳng thường là những người hoạt động không chuyên trách hoặc công chức ngạch cán sự (thường phụ trách công việc văn thư, thống kê) đã tuyển trước đây. Cơng chức có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ ít, thường ở cấp lãnh đạo, một số ít là cơng chức tự nâng cao trình độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng khảo sát có

trình độ học vấn chủ yếu là đại học. Cụ thể là trong 186 cơng chức thì có 111 cơng chức là đại học (chiếm 59,7%) và có 64 cán bộ cơng chức là trung cấp, cao đẳng (chiếm 34,4%). Cịn tỷ lệ cơng chức có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ khá nhỏ là 5,9% tương đương 11 công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó với công việc và hành vi công dân tổ chức của công chức cấp phường trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 50)