Phân tíchnhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó với công việc và hành vi công dân tổ chức của công chức cấp phường trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 64)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Phân tíchnhân tố khám phá EFA

Sau khi phân tích kiểm định Cronbach’s Alpha và loại những biến có tương quan biến – tổng yếu trong từng nhóm thang đo, ta tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích nhân tố khám EFA thì số biến quan sát được giữ lại là 20 biến quan sát tương ứng với 7 nhân tố. Trong q trình phân tích nhân tố khám phá, tác giả nhận thấy biến BI4 có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5, do đó biến này bị loại trong q trình chạy. Quy trình phân tích nhân tố như sau:

- Phân tích nhân tố lần 1: Biến BI4 không thỏa mãn điều kiện khi hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5

- Phân tích nhân tố lần 2: sau khi loại biến này, tất cả các biến quan sát đều đạt điều kiện.

Kết quả phân tích nhân tố khám phám EFA lần 2 sau khi loại biến BI4 được trình bày ở bảng 4.14

Bảng 4.14: Phân tích nhân tố EFA lần 2 các thang đo của mơ hình nghiên cứu Biến Biến Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 JE3 0,845 JE2 0,779 JE5 0,644 JE1 0,551 RC2 0,844 RC1 0,726 RC3 0,660 BO1 0,869 BO2 0,777 BO3 0,618 GC2 0,742 GC1 0,708 GC3 0,599 BI2 0,888 BI1 0,679 BI3 0,624 HC1 0,902 HC2 0,829 DC2 0,786 DC1 0,755 Phương sai trích (%) 30,662 39,793 46,818 51,585 55,428 59,139 62,322 Hệ số Eigenvalue 6,521 2,097 1,761 1,325 1,159 1,132 1,005 KMO: 0,836 Sig: 0,000

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

- Hệ số KMO trong phân tích bằng 0,836 > 0,5, cho thấy rằng kết quả phân tích yếu tố là đảm bảo độ tin cậy.

- Kiểm định Bartlett's Test có hệ số Sig là 0,000 < 0,05, thể hiện rằng kết quả phân tích yếu tố đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê.

- Kết quả phân tích cho thấy có 7 nhân tố được hình thành, tổng phương sai trích bằng 62,322, thể hiện rằng sự biến thiên của các yếu tố được phân tích có thể giải thích được 62,322% (>50%) sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu, đây là mức ý nghĩa ở mức khá, đạt yêu cầu

- Hệ số Eigenvalues của yếu tố thứ 7 bằng 1,005>1, thể hiện sự hội tụ của phép phân tích dừng ở yếu tố thứ 7, hay kết quả phân tích cho thấy có 7 yếu tố được trích ra từ dữ liệu khảo sát.

- Hệ số tải yếu tố của mỗi biến quan sát thể hiện các yếu tố đều lớn hơn 0,5, cho thấy rằng các biến quan sát đều thể hiện được mối ảnh hưởng với các yếu tố mà các biến này biểu diễn.

7 nhân tố được xác định có thể được mơ tả như sau:

Nhân tố 1: Gồm 4 biến quan sát: JE1, JE2, JE3, JE5. Chính các biến này cấu

thành nhân tố “Sự gắn bó với cơng việc” – ký hiệu là JE. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,5 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

Nhân tố 2: Gồm 3 biến quan sát: RC1, RC2, RC3. Chính các biến này cấu

thành nhân tố “Văn hóa hợp lý” – ký hiệu là RC. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,6 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

Nhân tố 3: Gồm 3 biến quan sát: BO1, BO2, BO3. Chính các biến này cấu

thành nhân tố “Hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức” – ký hiệu là BO. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,6 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

Nhân tố 4: Gồm 3 biến quan sát: GC1, GC2, GC3. Chính các biến này cấu

thành nhân tố “Văn hóa nhóm” – ký hiệu là GC. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,5 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

Nhân tố 5: Gồm 3 biến quan sát: BI1, BI2, BI3. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Hành vi công dân tổ chức hướng về người khác” – ký hiệu là BI. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,6 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

Nhân tố 6: Gồm 2 biến quan sát: HC1, HC2. Chính các biến này cấu thành

nhân tố “Văn hóa thứ bậc”– ký hiệu là HC. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,8 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

Nhân tố 7: Gồm 2 biến quan sát: DC1, DC2. Chính các biến này cấu thành

nhân tố “Văn hóa phát triển” - Ký hiệu là: DC. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,7 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó với công việc và hành vi công dân tổ chức của công chức cấp phường trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)