Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó với công việc và hành vi công dân tổ chức của công chức cấp phường trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 38)

3.2. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành thông qua hai bước: (1) Nghiên cứu định tính qua phỏng vấn nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo thành phần về văn hóa tổ chức, sự gắn bó với cơng việc và hành vi công dân tổ chức (2) Nghiên cứu

định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như kiểm định thang đo, kiểm định mơ hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết.

3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được xây dựng và hiệu chỉnh thông qua phương pháp định tính, thảo luận, tham khảo bảng hỏi với chuyên gia và cán bộ, công chức làm việc trong các ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận 4

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua các buổi thảo luận, trò chuyện và ghi nhận ý kiến của các chuyên gia gồm 4 người giữ vai trò lãnh đạo hoặc trưởng các khối trong hệ thống ủy ban phường, 8 người là cán bộ, công chức làm việc trong các bộ phận khác nhau như địa chính xây dựng, chứng thực, văn thư lưu trữ, cơng tác giảm nghèo, văn hóa thơng tin, dân số, cơng tác đồn thể, công tác hội. Danh sách các chuyên gia trong buổi thảo luận nhóm bao gồm 12 người (xem phụ lục). Qua buổi thảo luận, tác giả trao đổi cụ thể từng câu hỏi trong thang đo, ghi nhận ý kiến nhằm hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện ở Việt Nam.

3.2.2. Nghiên cứu chính thức

Kết quả của nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi định lượng. Bảng câu hỏi sau khi được hiệu chỉnh phục vụ cho việc khảo sát chính thức. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thơng qua phương pháp định lượng dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi gởi trực tiếp đến cán bộ, công chức ở ủy ban nhân dân của 15 phường trên địa bàn quận 4. Cách thức lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện (phi xác suất), được ưu tiên sử dụng do hạn chế về thời

gian. Dữ liệu dùng trong nghiên cứu được thu thập cắt ngang thời gian, từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 8 năm 2017. Bảng câu hỏi được gửi sau giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, thực hiện hỏi ý kiến chuyên gia và một số người tham gia khảo sát. Khoảng 10 ngày sau khi gửi bảng hỏi, chúng tôi tiến hành thu hồi bảng trả lời và thêm 5 ngày cho những người chưa kịp trả lời. Sau 15 ngày, chúng tơi thu những bảng trả lời cịn lại.

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo lường giá trị các biến số với mức thấp nhất là mức (1) hoàn tồn khơng đồng ý cho đến mức cao nhất là mức (5) hoàn toàn đồng ý.

Các phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá những nhân tố trên gồm: Kiểm định thang đo Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory factor analysisc). Kết quả từ kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá, được đánh giá lại bằng phương pháp Phân tích nhân tố khẳng định (CFA – Confirmatory factor analysis). Cuối cùng, để kiểm định các mối quan hệ trong mơ hình nghiên cứu, mơ hình phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM – Structural equation model) được sử dụng cho việc kiểm định các mối quan hệ giữa các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu được đề cập trong Chương 2.

3.2.3. Xác định mẫu nghiên cứu

Phương pháp xác định cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng chính thức được xác định theo nguyên tắc kinh nghiệm, tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, tức là kích thước mẫu = (số biến đưa vào phân tích * 5) theo Hair và cộng sự (2003), Trong nghiên cứu này, tác giả lấy kích thước mẫu theo cơng thức: N ≥ 5*x (trong đó: x là tổng số biến quan sát)

Mơ hình nghiên cứu gồm có 22 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu tối thiểu là (22*5) +50 = 160 bản trả lời. Để đạt được kích thước mẫu đề ra, 200 phiếu khảo sát đã được gửi khảo sát. Kết quả nhận lại 199 phiếu khảo sát trong đó có 186 phiếu khảo sát hợp lệ và 13 phiếu không hợp lệ. Số phiếu không hợp lệ sẽ được bỏ ra trước khi đưa vào phần mềm SPSS. Do đó, mẫu điều tra được chọn là 186 quan

sát, tỷ lệ 93%, phù hợp với yêu cầu và mang tính đại diện của mẫu nên đảm bảo cho việc thực hiện nghiên cứu

Dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập bằng cách khảo sát thông qua phiếu khảo sát được soạn sẵn. Phiếu khảo sát được gửi đến các đối tượng nghiên cứu là cán bộ công chức làm việc tại 15 phường trên địa bàn quận 4, thời gian thực hiện khảo sát từ trung tuần tháng 7/2017 đến cuối tháng 8/2017.

Với những phiếu hợp lệ, sau đó sẽ được xử lý và chạy bằng phần mềm SPSS 22.0 và AMOS 20.0 phiên bản Windows

3.3. Thang đo

3.3.1. Thang đo Văn hóa tổ chức

Nghiên cứu sử dụng mơ hình của Quinn và Kimberly (1984) với bốn loại văn hóa theo mơ hình này là văn háo hợp lý, văn hóa nhóm, văn hóa phát triển, và văn hóa thứ bậc. Bốn loại văn hóa này được chuyển thành các câu hỏi khảo sát bởi Zammuto và Krakower (1991) và chúng tôi cũng sử dụng các câu hỏi này làm thang đo cho các loại văn hóa của mơ hình.

3.3.2. Thang đo văn hóa hợp lý

Văn hóa hợp lý theo Zammuto và Krakower (1991) xem tổ chức là trọng tâm, nhấn mạnh sự kiểm sốt và lập kế hoạch như là cơng cụ chủ chốt, chú trọng sự đoàn kết giữa các nhân viên trong việc hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu chung,. Những định hướng về tầm nhìn của tổ chức đều được chia sẻ với tất cả nhân viên. Tổ chức thường đề cao thành tích và sự cạnh tranh. Phần thưởng sẽ dựa trên những thành quả đo lường được

Do đó trong nghiên cứu này, thang đo văn hóa hợp lý sẽ đánh giá mức độ tập trung vào mục tiêu của tổ chức đồng thời xem xét sự quan tâm của nhân viên đối với mục tiêu chung đó, sự đồn kết, tinh thần tập thể của nhân viên trong tổ chức. Thang đo văn hóa hợp lý được ký hiệu RC gồm 3 biến quan sát như sau:

Ký hiệu Thang đo văn hóa hợp lý

RC1 Cơ quan tơi rất tập trung vào công việc

RC2 Mọi người quan tâm đến kết quả giải quyết công việc RC3 Mọi người làm việc với tinh thần tập thể cao

3.3.3. Thang đo văn hóa nhóm

Thang đo văn hóa nhóm theo Zammuto và Krakower (1991) dựa trên sự gắn kết tổ chức bằng lòng trung thành và những giá trị mang tính truyền thống, con người là trung tâm, trong đó tổ chức giống như một gia đình lớn, mọi người có thể thoải mái chia sẻ với nhau. Văn hố này nhấn mạnh vào tính linh hoạt của tổ chức và sự gắn kết con người,phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu chính của tổ chức, nhân viên thể hiện sự gắn bó và cam kết cao với tổ chức

Thang đo văn hóa nhóm đánh giá tổ chức dưới góc độ tập trung vào con người, trong đó các cá nhân có được xem trọng, vai trị của tổ chức có như một gia đình thứ hai, tạo điều kiện cho các nhân được phát triển để họ gắn bó với tổ chức, mạnh dạn chia sẻ với đồng nghiệp và lãnh đạo về bản thân và công việc của họ. Thang đo này có 3 biến được ký hiệu là GC gồm:

Ký hiệu Thang đo văn hóa nhóm

GC1 Cơ quan tơi đề cao vai trị cá nhân GC2 Cơ quan tơi như một gia đình lớn

GC3 Mọi người trong cơ quan chia sẻ rất nhiều về bản thân họ

3.3.4. Thang đo văn hóa phát triển

Zammuto và Krakower (1991) xây dựng thang đo văn hoá phát triển cũng dựa trên yếu tố xem tổ chức là trọng tâm, tuy nhiên văn hố phát triển nhấn mạnh tính linh hoạt và khả năng thích ứng. Văn hóa này tập trung vào các yếu tố về sự tăng trưởng, năng động, sẵn sàng chấp nhận rủi ro và tiếp thu những nguồn lực mới của tổ chức. Trong đó, định hướng hoạt động của tổ chức trên cơ sở cam kết đổi

mới và phát triển, nhân viên

Thang đo văn hóa phát triển hỗ trợ xem xét tính năng động, sẵn sàng ứng phó với thử thách của tổ chức. Bên cạnh đó, vai trị tiếp nhận sự và tạo nên sự thay đổi của lãnh đạo, nhân viên trong tổ chức cũng được đánh giá. Thang đo văn hóa phát triển được ký hiệu là DC có 2 biến như sau:

Ký hiệu Thang đo văn hóa phát triển

DC1 Nơi tôi làm rất năng động

DC2 Mọi người luôn sẵn sàng thử công việc mới và chấp nhận đối mặt với rủi ro

3.3.5. Thang đo văn hóa thứ bậc

Thang đo văn hóa thứ bậc theo Zammuto và Krakower (1991) nhấn mạnh vào sự ổn định và kiểm soát tương tự như các bộ máy quan liêu. Nhân viên chú trọng đến các thủ tục để hồn thành cơng việc. Sự gắn kết của tổ chức là các quy tắc và chính sách.

Sử dụng thang đo văn hóa thứ bậc để xem xét mức độ phân cấp trong tổ chức, nhất là các tổ chức công thường bị các thủ tục hành chính, quan hệ thứ bậc rõ ràng giữa nhân viên và cấp lãnh đạo chi phối đến hành vi của thành viên trong tổ chức đó. Thang đo văn hóa thứ bậc được ký hiệu là HC gồm 2 biến như sau:

Ký hiệu Thang đo văn hóa thứ bậc

HC1 Cơ quan của tôi là một nơi làm việc nghiêm túc và có trật tự. HC2 Các quy trình, thủ tục thường chi phối hoạt động của mọi người

3.3.6. Thang đo sự gắn bó với cơng việc

Đề tài sử dụng thang đo sự gắn bó với tổ chức của tác giả Saks (2006), thang đo này được thiết kế gồm 5 biến, trong đó có 1 biến là câu hỏi đảo (biến đánh dấu*), ký hiệu là JE. Các biến được dùng để đánh giá những diễn biến tâm lý trong

công việc của những người tham gia khảo sát. Các câu hỏi trong thang đo nhằm đánh giá mức độ đam mê công việc, sự tập trung cố gắng hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao

Ký hiệu Sự gắn bó với cơng việc

JE1 Tôi đam mê công việc tôi đang làm

JE2 Thỉnh thoảng tôi lao vào công việc đến quên mất thời gian JE3 Tơi tập trung cao độ để hồn thành những công việc phức tạp

JE4 Tâm trí tơi hay lơ đãng và hay suy nghĩ về chuyện khác khi đang làm việc * JE5 Tôi thực sự bị cuốn hút vào công việc

3.3.7. Thang đo hành vi công dân tổ chức (OCBs)

Nghiên cứu sử dụng thang đo của Williams và Anderson (1991) để đo lường hành vi cơng dân tổ chức, trong đó có 4 biến thuộc về hành vi công dân tổ chức hướng về người khác và 3 biến thuộc hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức

3.3.7.1. Thang đo hành vi công dân tổ chức hướng về người khác (OCBI)

Thang đo hành vi công dân tổ chức hướng về người khác được ký hiệu là BI với 4 biến đo lường mức độ thể hiện hành vi ngồi vai trị của người được khảo sát đối với đồng nghiệp, người dân, Những câu hỏi xoay quanh thái độ của nhân viên khi đồng nghiệp, người dân gặp khó khăn và thái độ đối với nhiệm vụ cấp trên giao

Ký hiệu Về hành vi công dân tổ chức hướng về người khác

BI1 Tôi thường giúp đỡ đồng nghiệp khi công việc của họ quá nhiều

BI2 Tôi thường dành thời gian để lắng nghe những vấn đề của đồng nghiệp BI3 Tôi sẵn sàng giúp đỡ nhân viên mới

BI4 Tôi sẵn sàng tham mưu cho lãnh đạo ngay cả khi không được hỏi

3.3.7.2. Thang đo hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức (OCBO)

Thang đo hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức được ký hiệu BO với 3 biến đo lường mức độ thể hiện hành vi ngồi vai trị của người được khảo sát đối với công việc và tổ chức. Những câu hỏi liên quan mức độ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, khả năng vượt qua khó khăn, thử thách, tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt để làm tốt cơng việc của mình

Ký hiệu Hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức

BO1 Tơi tham gia làm việc vượt trên mức bình thường

BO2 Tôi chấp nhận tuân theo những quy tắc khơng chính thức để hồn thành cơng việc

BO3 Tôi sẽ thông báo trước khi tôi không thể đi làm

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã trình bày cách thức thực hiện các nghiên cứu định tính, định lượng, quy trình nghiên cứu, thiết kế thang đo và các phương pháp xử lý số liệu thu thập được. Sau quá trình đánh giá và nghiên cứu sơ bộ các thang đo theo nghiên cứu gốc vẫn được giữ nguyên mà không cần hiệu chỉnh hay bổ sung, sửa đổi.

Như vậy, mơ hình nghiên cứu chính thức được xây dựng với 7 thang đo, 22 biến quan sát bao gồm: 1 thang đo về văn hóa hợp lý với 3 biến quan sát; 1 thang đo về văn hóa nhóm với 3 biến quan sát; 1 thang đo về văn hóa thứ bậc với 2 biến quan sát, 1 thang đo về văn hóa phát triển với 2 biến quan sát, 1 thang đo về sự gắn bó với cơng việc với 5 biến quan sát, 1 thang đo về hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức với 3 biến quan sát và 1 thang đo về hành vi công dân tổ chức hướng về người khác với 4 biến quan sát

Đối tượng nghiên cứu là các cán bộ công chức đang làm việc tại các ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận 4. Tổng kết lại tơi có được 186 bảng khảo sát có thể sử dụng được trong phần nghiên cứu định lượng chính thức.

Số liệu thu thập được nhập bẳng công cụ Excel và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 và AMOS 20.0 thông qua các phương pháp thống kê mô tả, kiểm định hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích CFA và phân tích SE. Các kết quả phân tích sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 trình bày các kết quả đạt được sau khi tổng hợp và xử lý dữ liệu: kiểm định thang đo bằng Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định thang đo trong nghiên cứu sơ bộ. Còn đối với nghiên cứu chính thức thì bài nghiên cứu sử dụng thêm phân tích nhân tố khẳng định CFA và mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định mối quan hệ giữa các thang đo.

Kiểm định mơ hình lý thuyết cũng như kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra về các yếu tố văn hóa tác động đến sự gắn bó với cơng việc và hành vi cơng dân tổ chức của cán bộ công chức tại các UBND phường trên địa bàn quận 4, cụ thể là giữa các yếu tố văn hóa tổ chức và sự gắn bó với cơng việc, chứng minh thêm sự gắn bó với cơng việc đó tác động lên hành vi cơng dân tổ chức hướng về tổ chức và hướng về người khác .

Nghiên cứu này được tiến hành khảo sát với cỡ mẫu là 200 cán bộ công chức đang làm việc tại 15 UBND phường trên địa bàn quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh thơng qua hình thức khảo sát điều tra bằng bảng câu hỏi. Kết thúc khảo sát, sau khi tiến hành kiểm tra và loại bỏ những bảng câu hỏi bị lỗi, thiếu thông tin, nghiên cứu đã thu được 186 bảng trả lời hoàn chỉnh, tương đương với tỷ lệ khoảng 93%. Như vậy, số lượng phiếu trả lời hợp lệ và phù hợp được đưa vào phân tích là 186 phiếu.

4.1. Mơ tả mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành khảo sát với cỡ mẫu là 200 cán bộ, công chức đang công tác trên địa bàn 15 phường thuộc quận 4, thành phố Hồ Chí Minh thơng qua hình thức khảo sát điều tra trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Kết thúc điều tra sau khi tiến hành kiểm tra và loại bỏ những bảng câu hỏi bị lỗi, thiếu thông tin (không trả lời hết các câu hỏi hoặc trả lời cùng một mức độ cho các câu hỏi), nghiên cứu đã thu được 186 phiếu trả lời hoàn chỉnh, tương đương với tỷ lệ khoảng 93%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó với công việc và hành vi công dân tổ chức của công chức cấp phường trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)